Nga phóng tàu đưa phi hành gia lên ISS
Ngày 11/9, Nga đã phóng tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của nước này từ sân bay vũ trụ Baikonur, miền Nam Kazakhstan, lên Trạm vũ trụ quốc tế ( ISS).
Tàu vũ trụ Soyuz MS-25 tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, ngày 18/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tàu Soyuz MS-26 mang theo 2 phi hành gia người Nga là Alexei Ovchinin và Ivan Vagner, cùng 1 phi hành gia người Mỹ Donald Pettit.
Trong video của cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos công bố, tàu Soyuz MS-26 đã rời bệ phóng vào khoảng 19h23 theo giờ Moskva (23h23 theo giờ Việt Nam). Các thông số của vụ phóng đều “bình thường” và tàu vũ trụ sau đó đã đi vào quỹ đạo thành công.
Theo kế hoạch, các nhà du hành sẽ lưu lại ISS trong vòng 6 tháng, thực hiện 42 thí nghiệm khoa học, trong đó có 3 thí nghiệm lần đầu tiên được tiến hành.
Dự kiến vào tháng 12 tới, 2 phi hành gia Ovchinin và Vagner sẽ đi bộ ra ngoài không gian, lắp đặt máy quang phổ cho thí nghiệm All Sky Monitor.
Chạy đua giải cứu hai phi hành gia Mỹ mắc kẹt trên trạm vũ trụ ISS
Tàu vũ trụ mang theo phi hành gia Starliner của Boeing đã đi được một nửa chặng đường thành công.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nửa chặng đường còn lại đang được cho là thách thức cực kỳ to lớn khi Boeing phải chạy đua giải cứu hai phi hành gia được đưa lên.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 5/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Sau nhiều năm bị trì hoãn và vượt ngân sách phát triển, trong tháng này, tàu vũ trụ Starliner của Boeing đã đạt được dấu mốc thành tựu đỉnh cao khi đưa 2 phi hành gia NASA là Suni Williams và Butch Wilmore lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Tuy nhiên, nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thành khi chặng đường về của hai phi hành gia này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Việc đưa hai phi hành gia NASA quay trở lại Trái Đất đã bị hoãn hai lần kể từ khi hai nhà du hành vũ trụ đặt chân lên ISS bằng Starliner vào ngày 6/6. Theo kế hoạch ban đầu, NASA dự kiến họ chỉ ở trên đó khoảng 1 tuần.
Tuy nhiên, các vấn đề liên tục xảy ra đối với tàu vũ trụ trên đường đi, bao gồm rò rỉ khí heli và bộ đẩy đột ngột ngừng hoạt động. Trong một thông báo ngày 18/6 của NASA, hai phi hành gia Williams và Wilmore không thể trở về sớm hơn ngày 26/6. Như vậy, sứ mệnh của hai phi hành gia đã bị kéo dài lên ít nhất 20 ngày khi các kỹ sư đang tìm cách đưa họ trở về một cách an toàn nhất.
Steve Stich, Giám đốc Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA, khẳng định trong cuộc họp báo ngày 18/6 rằng không có lý do gì để nghi ngờ Starliner sẽ không thể đưa các phi hành gia trở về nhà.
Về phần mình, Boeing cho hay họ đánh giá lần thử nghiệm này là một cơ hội thành công và học hỏi, cũng như phải giải quyết các vấn đề "nằm ngoài kế hoạch".
Theo ông Stich, việc các phi hành gia bị kéo dài thời gian lưu trú trên trạm vũ trụ trong nhiều ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng không phải là điều hiếm gặp. NASA cũng cho biết Starliner có thể ở lại phòng thí nghiệm quay quanh quỹ đạo tới 45 ngày nếu cần.
Tuy nhiên, thông tin về việc hai nhà phi hành bị kéo dài thời gian trên ISS cũng gây ra bất lợi cho Boeing, đặc biệt là khi công ty này từng sở hữu một danh sách dài những vấn đề không đáng có gặp trong khi phát triển chương trình Starliner.
Đối với một con tàu vũ trụ trở về Trái Đất từ quỹ đạo, nguy hiểm có thể rình rập bất cứ khi nào. Đây có lẽ là giai đoạn nguy hiểm nhất đối với bất kỳ chuyến bay nào vào không gian.
Chuyến đi sẽ buộc Starliner tiếp xúc với bầu khí quyển dày đặc của Trái Đất khi di chuyển với tốc độ gấp hơn 22 lần tốc độ âm thanh. Quá trình này sẽ nung nóng bên ngoài tàu vũ trụ ở nhiệt độ khoảng 1.648 độ C.
Tiếp đến, một bộ dù giảm tốc được thiết kế để cho khoang chứa hai phi hành gia hạ cánh an toàn xuống mặt đất. Nếu thành công, Starliner sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên do Mỹ sản xuất có thể hạ cánh xuống mặt đất thay vì giữa đại dương mênh mông.
Các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida (Mỹ). Ảnh: NASA.
Thất bại liên tiếp
Hành trình của Starliner bắt đầu vào năm 2014 khi NASA khai thác cả Boeing và SpaceX để phát triển một tàu vũ trụ có khả năng chở các phi hành gia đến ISS.
Vào thời điểm đó, Boeing được coi là gã khổng lồ hàng không vũ trụ vững mạnh có khả năng hoàn thành sứ mệnh đầu tiên trong khi SpaceX là nhân tố mới đầy khó đoán.
Tuy nhiên, mọi thứ đã đảo ngược vị trí. Tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đã hoàn thành đưa tàu vũ trụ có phi hành đoàn lên ISS một cách an toàn vào năm 2020.
Hai phi hành gia điều khiển chuyến bay đầu tiên của Crew Dragon - Bob Behnken và Doug Hurley - cũng ở trên trạm vũ trụ lâu hơn dự kiến, hơn 60 ngày thay vì khoảng thời gian ngắn ngủi.
Nhưng thời gian kéo dài này của hai phi hành Hurley và Behnken để phục vụ và hỗ trợ các hoạt động hàng ngày trên trạm vũ trụ, lúc đó đang trong tình trạng thiếu nhân lực. Việc kéo dài này không liên quan trực tiếp đến các vấn đề phần mềm hoặc phần cứng của tàu vũ trụ.
Trong khi đó, quá trình phát triển Starliner liên tục gặp các vấn đề. Phương tiện này đã phải đối mặt với nhiều năm trì hoãn, thất bại và các chi phí phát sinh khiến công ty thiệt hại hơn 1 tỷ USD.
Nhiệm vụ thử nghiệm Starliner đầu tiên, bay mà không có phi hành đoàn vào cuối năm 2019, đã gặp nhiều sai sót trong quỹ đạo. Sự cố phần mềm bao gồm lỗi mã hóa khiến đồng hồ bên trong không hoạt động trong 11 tiếng.
Chuyến bay thử nghiệm không người lái thứ hai vào năm 2022 cũng phát hiện thêm các vấn đề về phần mềm và sự cố với một số bộ đẩy của xe. Trong cuộc họp báo ngày 6/6, Giám đốc Stich còn chỉ ra có thể các kỹ sư chưa giải quyết được hoàn toàn những vấn đề đó từ năm 2022.
Nhà du hành vũ trụ Nga lập kỷ lục 1.000 ngày sống trong không gian Nhà du hành vũ trụ người Nga Oleg Kononenko đã ghi dấu ấn trong sứ mệnh lịch sử không gian với 1.000 ngày sống trong quỹ đạo Trái Đất, kỷ lục lâu nhất thế giới. Nhà du hành vũ trụ người Nga Oleg Kononenko. Ảnh: TASS Dẫn nguồn tin từ văn phòng báo chí của Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), hãng thông...