Nga: Mỹ “sai lầm” khi trừng phạt các công ty Trung Quốc giao dịch với Iran
Đại diện Nga tại Liên Hợp quốc khẳng định rằng Moscow sẽ duy trì quan hệ kinh doanh với Tehran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nga cho rằng chính quyền Mỹ đã có “cách tiếp cận sai lầm” khi áp biện pháp trừng phạt các công ty Trung Quốc và cá nhân giao dịch với Iran, đồng thời nhấn mạnh rằng Moscow sẽ duy trì quan hệ kinh doanh với Tehran bất chấp những lệnh cấm như vậy.
Một tàu thuộc Công ty vận tải biển Iran – Shipping Lines (IRISL).
“Một lần nữa Mỹ lại có cách tiếp cận không hợp lý khi đóng vai trò làm cảnh sát thế giới, thay thế Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc – một vai trò không được các nước hoan nghênh”, Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy viết dòng tweet hôm thứ Hai.
“Chúng tôi đang và tiếp tục hợp tác kinh doanh với Iran, đồng thời sẽ không phụ thuộc và việc Mỹ yêu cầu chúng tôi hay các nước khác được phép làm gì hoặc không được làm gì trong hoạt động giao dịch với chính quyền Tehran” – ông Polyanskiy cho hay.
Tuyên bố trên được đại diện ngoại giao Nga tại Liên Hợp quốc đưa ra sau khi Mỹ thông báo trừng phạt 2 cá nhân và 6 thực thể Trung Quốc vì có giao dịch với công ty vận tải biển Iran – Shipping Lines (IRISL).
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/10 đã thông báo áp đặt lệnh trừng phạt lên các cá nhân và tổ chức có giao dịch với công ty vận tải biển Iran – Shipping Lines (IRISL).
Hãng tin Reuters cho biết, 6 thực thể Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen của Mỹ bao gồm công ty Reach Holding Group, Reach Shipping Lines, Delight Shipping, Gracious Shipping, Noble Shipping và Supreme Shipping.
Danh sách trừng phạt của Bộ Ngoại giao Mỹ còn có ông Eric Chen (còn gọi là Chen Guoping) – Giám đốc điều hành công ty Reach Holding Group và ông Daniel Y. He (còn được gọi là He Yi) – Chủ tịch công ty Reach Holding Group.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc sáu thực thể trên cung cấp “hàng hóa, dịch vụ quan trọng” được sử dụng liên quan đến lĩnh vực vận chuyển của Iran.
Đồng thời, chính quyền Washington còn cáo buộc Reach Holding Group và Reach Shipping Lines giúp IRISL và các công ty con của họ né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Reuters cho hay, sau khi được đưa vào danh sách đen, tài sản của các cá nhân và công ty này sẽ bị đóng băng theo quyền tài phán của Mỹ và người dân cũng như các công ty Mỹ sẽ bị cấm thực hiện các giao dịch với họ.
Biện pháp trừng phạt mới nhất nằm trong chiến dịch “gây áp lực tối đa” được chính quyền Washington thực hiện đối với Iran kể từ cuối năm 2018 sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran.
Iran khoe tên lửa từng bắn rơi trinh sát cơ Mỹ
Vệ binh Cách mạng Iran đăng video quảng bá hệ thống phòng không Khordad, cho biết tên lửa này đã bắn rơi trinh sát cơ RQ-4 Mỹ năm 2019.
Lực lượng Không quân Vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuần trước công bố video về hệ thống phòng không tầm trung Khordad, nhân kỷ niệm tròn một năm vụ bắn rơi trinh sát cơ không người lái (UAV) RQ-4A của Mỹ.
Video cho thấy quá trình nghiên cứu phát triển và thử nghiệm hệ thống Khordad, cùng hình ảnh về hoạt động của phi đội RQ-4A do Mỹ công bố. IRGC cũng hé lộ hình ảnh chưa từng được công bố, cho thấy khoang chỉ huy tổ hợp Khordad trong vụ bắn hạ chiếc RQ-4A ngày 20/6/2019.
IRGC phóng tên lửa bắn hạ chiếc RQ-4A Mỹ với lý do xâm phạm không phận, trong khi Mỹ khẳng định chiếc UAV bị bắn khi đang hoạt động trên không phận quốc tế cách bờ biển Iran khoảng 34 km. Sự việc khiến căng thẳng Iran - Mỹ tăng cao, đẩy hai nước tới bờ vực xung đột quân sự, nhưng tình hình sau đó hạ nhiệt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không tung đòn không kích trả đũa.
Hãng tin Tasnim News của Iran hồi năm ngoái cho biết vũ khí được IRGC sử dụng để bắn hạ UAV Mỹ là tổ hợp phòng không tầm trung Raad (Sấm sét) do Tehran tự phát triển. Raad là một trong những khí tài phòng không hiện đại nhất của Iran, có đặc điểm chiến đấu tương tự hệ thống tên lửa Buk-M2EK do Nga phát triển.
Tuy nhiên, IRGC sau đó đính chính rằng hệ thống khai hỏa là Sevom Khordad (Khordad đời 3), phiên bản nâng cấp sở hữu nhiều tính năng hiện đại hơn dòng Raad.
Mỗi khẩu đội Sevom Khordad được biên chế một xe chở đạn kiêm bệ phóng kèm radar dẫn bắn (TELAR) và hai xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL), mỗi xe mang được ba tên lửa Taer-2B với khả năng diệt mục tiêu từ khoảng cách 105 km và độ cao 30 km. Radar dẫn bắn trên TELAR có thể phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, điều khiển 8 tên lửa hướng tới 4 mục tiêu cùng lúc.
Mỗi tiểu đoàn Sevom Khordad gồm 4 khẩu đội và radar cảnh giới Bashir-3D có tầm hoạt động 350 km, cho phép tấn công đồng thời 16 mục tiêu. Tiểu đoàn Sevom Khordad có khả năng kết nối vào mạng lưới phòng không quốc gia thông qua trạm chỉ huy và điều khiển (C2), đồng thời trao đổi tham số mục tiêu qua đường truyền dữ liệu để hỗ trợ những tổ hợp phòng không bị gây nhiễu.
Xe TELAR của hệ thống Sovem Khordad trong một đợt thử nghiệm năm 2018. Ảnh: ISNA.
Giới chuyên gia quân sự nhận xét việc bị Iran bắn rơi chiếc RQ-4A khiến năng lực trinh sát tầm cao của Mỹ bị tổn thất nặng nề, đánh dấu lần đầu một biến thể của dòng Global Hawk bị bắn rơi trong 18 năm vận hành.
Vụ bắn rơi chiếc UAV trị giá hơn 200 triệu USD này cũng ảnh hưởng xấu tới triển vọng xuất khẩu vũ khí của Mỹ cho nhiều nước, khi Iran chứng minh những trinh sát cơ được trang bị nhiều công nghệ tối tân vẫn có thể bị hạ bởi tên lửa có giá tương đối rẻ.
Hơn 9 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 9 triệu ca nhiễm và gần 470.000 người chết do nCoV, tình hình dịch tại một số nơi có xu hướng nghiêm trọng trở lại. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 9.032.065 ca nhiễm và 469.527 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 131.832 và 3.412 so với hôm qua. Tổng cộng 4.795.420 người...