Nga muốn thảo luận bình đẳng với Mỹ về các vấn đề gai góc
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 28/10 tuyên bố Moskva sẵn sàng thảo luận với Mỹ những vấn đề quốc tế hóc búa nhất và chương trình nghị sự song phương, song phải dựa trên cơ sở bình đẳng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Nguồn: clubofmozambique.com)
Trả lời phỏng vấn chương trình “Moskva. Kremlin. Putin” phát trên kênh truyền hình “Nước Nga – 1,” ông Lavrov nhấn mạnh: “Chúng ta muốn có mối quan hệ kinh doanh, bình thường, tôn trọng lẫn nhau với tất cả các nước, trong đó có Mỹ. Chúng ta đã nhiều lần chuyển cho phía Mỹ những đề xuất về việc xây dựng mối quan hệ này. Điều này được thực hiện ở cấp tổng thống, ngoại trưởng, thư ký hội đồng an ninh. Người Mỹ biết chúng ta sẵn sàng làm điều gì. Nếu có lĩnh vực nào mà người Mỹ sẵn sàng nói chuyện trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng thì Moskva luôn sẵn sàng, chứ Nga không cố nhượng bộ để có được tình bạn.”
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Lavrov đã lên tiếng cáo buộc Mỹ âm mưu gây ảnh hưởng tới tình hình nước Nga. Theo Ngoại trưởng Lavrov, Mỹ một mặt cáo buộc Nga can thiệp bầu cử nước này, song chính họ đang nỗ lực gây ảnh hưởng tới tình hình ở Nga. Ví dụ, các nhà ngoại giao Mỹ không ít lần bị phát hiện tham gia các hoạt động của phe đối lập, còn Bộ Ngoại giao Mỹ chi tiền cho các chương trình có mục đích thay đổi tình hình ở nước Nga.
Năm 2015, Mỹ thông qua cái gọi là “Luật hỗ trợ Ukraine.” Theo đó, mỗi năm Bộ Ngoại giao Mỹ chi 20 triệu USD để thúc đẩy dân chủ ở Nga, bao gồm cung cấp tài chính cho các tổ chức phi chính phủ ủng hộ “dân chủ hóa” tất cả các lĩnh vực đời sống. Tất cả hành động này gắn liền khẩu hiệu thay đổi chế độ ở Nga./.
Video đang HOT
Theo vietnamplus
Bình luận của TG&VN: Đức sẽ quay lại với "Ostpolitik"?
Thay vì xích lại gần hơn với Kremlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas lại thúc đẩy hợp tác với các nước ở khu vực Trung Âu và Đông Âu. H
Ostpolitik (Chính sách phía Đông) là một phương châm trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa LB Đức những năm đầu 1970, tập trung bình thường hóa quan hệ giữa Tây Đức với các nước Đông Âu, đặc biệt là Đông Đức. Giờ đây, Chiến tranh Lạnh đã lùi xa, song Ostpolitik dường như lại đang hồi sinh, khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas liên tục có động thái nhằm cải thiện quan hệ và tăng cường hợp tác với các nước Đông Âu.
Trong hai thập kỷ qua, chính sách đối ngoại của Đức được chia ra làm hai xu hướng chính là mở rộng hợp tác với Mỹ và xây dựng quan hệ với Nga. Cụ thể, Thủ tướng đương nhiệm của Đức - bà Angela Merkel là người "hướng Tây". Sinh ra và lớn lên tại Đông Đức, song bà tin rằng mô hình phương Tây do Mỹ dẫn dắt mới phù hợp với sự phát triển của nước Đức.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: Reuters)
Tuy nhiên, hầu hết Ngoại trưởng dưới thời bà Merkel lại dành nhiều sự chú ý cho Nga. Trong hai nhiệm kỳ Ngoại trưởng (2005 - 2009 2013 - 2017), ông Frank Walter-Steimeimer nỗ lực hỗ trợ Moscow xích gần hơn với phương Tây thông qua "hiện đại hóa quan hệ" ngay cả khi căng thẳng bùng phát tại Ukraine. Ông Guido Westerwelle, Ngoại trưởng Đức (2009 - 2013) cũng tương đối mềm mỏng với Nga, kêu gọi các bên đối xử với Moscow "bình đẳng hơn". Người kế nhiệm ông Steinmeier năm 2017, Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (2017 - 2018) thì nghi ngờ về cấm vận của phương Tây với Nga, đồng thời đóng vai trò chính thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí gas giữa Nga và Đức, Nord Stream 2.
Đáng chú ý, đây đều là những Ngoại trưởng đến từ đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), nơi khai sinh của Ostpolitik. Chính sách này dường như vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị Đức, đặc biệt là tại SPD. Tuy nhiên, nếu Ostpolitik thời Chiến tranh Lạnh hướng đến thúc đẩy chuyển động chính trị tại phương Đông và chủ yếu tập trung vào các nước Đông Âu, thì giờ đây cụm từ này dường như chỉ đường dùng để nói về việc cải thiện quan hệ với Nga.
... và sự thay đổi bất ngờ
Tuy nhiên, Ngoại trưởng đương nhiệm Heiko Maas, dù xuất thân từ SPD, lại có quan điểm tương đối khác biệt so với những người tiền nhiệm. Tương tự như bà Merkel, ông theo chủ nghĩa hướng Tây và có lòng tin mạnh mẽ với những giá trị phương Tây, đặc biệt là luật pháp và định chế quốc tế. Ngay sau khi trở thành Ngoại trưởng tháng 3/2018, ông Maas đã cho thấy ông sẽ không tiếp bước những người tiền nhiệm trong quan hệ với Nga. Ông từ chối sử dụng khẩu hiệu cũ như "thiết lập cầu nối" và "giữ kênh liên lạc" với Moscow.
Thay vào đó, Ngoại trưởng Maas thường xuyên đề cập đến nhu cầu xây dựng một Ostpolitik mới, tập trung vào mở rộng hợp tác với các nước Trung Âu. Một trong những điểm mới từ cách tiếp cận của ông là việc các nước Liên minh châu Âu (EU) cần phối hợp tốt hơn trong xây dựng một chính sách chung với Moscow: "Chúng ta cần tìm kiếm đồng thuận từ các thành viên EU về thiết lập nền tảng hành động chung với Nga... Một Ostpolitik mới cần tính toán được lợi ích của tất cả người dân châu Âu, bao gồm Ba Lan, các nước Baltic và Đông Âu".
Để đạt được sự thống nhất này, Đức cần đóng vai trò như một người xây cầu nối, hàn gắn những khác biệt giữa Đông Âu và Tây Âu, giải quyết bất đồng liên quan đến khủng hoảng người nhập cư. Ông cho rằng đã đến lúc "Người Đức cần nhìn nhận châu Âu qua lăng kính của những người châu Âu khác..." Ngoại trưởng Maas đã tham dự Sáng kiến Tam Hải tại Bucharest vào tháng Chín vừa qua, sự kiện được hướng tới cải thiện hợp tác khu vực trong lĩnh vực cơ sở vật chất và năng lượng, từ biển Baltic với biển Địa Trung Hải và biển Đen.
Tầm nhìn mới
Tại Bucharest hồi tháng Tám, ông Maas đã có bài phát biểu thể hiện rõ tầm nhìn về châu Âu trong tương lai. Đầu tiên, ông mong muốn xây dựng một EU "độc lập và mạnh mẽ" là vô cùng cần thiết, khi mà chỉ mình Pháp và Đức là không đủ để đưa khối tiến về phía trước. Thứ hai, ông cũng cho rằng đã đến lúc châu Âu cần "bảo vệ bản thân khỏi những chia rẽ đến từ bên ngoài" và Brussels phải xây dựng một chính sách chung và toàn diện đối với Bắc Kinh. Cuối cùng, ông cảnh báo rằng EU vẫn đang phải đối mặt với áp lực từ phía Nga: "Với tư cách là công dân châu Âu, chúng ta cần bảo vệ những giá trị cốt lõi của hòa bình và an ninh trật tự. Chỉ có hành động chung, rõ nét với những người hàng xóm Đông Âu mới có thể giúp chúng ta thiết lập quan hệ tốt với Nga".
Có thể thấy, một mặt, ông Maas đã từ bỏ chính sách đối ngoại của trước đây của Đức đối với Nga, vốn không mang lại hiệu quả rõ rệt. Song mặt khác, ông cũng cho thấy Đức hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược của khu vực Trung Âu và Đông Âu trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn đang trở lại. Sự tham dự của Berlin nhằm cân bằng và bảo vệ lợi ích quốc gia là cần thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, biến tầm nhìn thành hiện thực chưa bao giờ là dễ dàng. Ngoại trưởng Đức cần tìm kiếm sự ủng hộ từ Thủ tướng và nội các nhằm thuyết phục đối tác Trung Âu khi uy tín của Đức đã bị tổn hại nghiêm trọng sau khi ký kết dự án đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 với Nga. Thêm vào đó, Berlin sẽ phải khéo léo trong cách tiếp cận với Budapest và Warsaw, khiến cho họ nhận thấy lợi ích của mình nằm ở hợp tác với EU. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội để Ngoại trưởng Heiko Maas chứng tỏ năng lực của mình.
Minh Vương
Theo baoquocte
Nga cảnh báo rút khỏi Hội đồng châu Âu Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Nga sẽ không chờ để bị trục xuất khỏi Hội đồng châu Âu mà sẽ chủ động rời tổ chức này. Nga tuyên bố sẵn sàng rút khỏi Hội đồng châu Âu. (Ảnh minh họa: Sputnik) "Chúng tôi gia nhập Hội đồng châu Âu với ý nghĩ rằng tổ chức này sẽ mang lại một môi...