Nga khai hỏa tên lửa “không thể cản phá” nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh
Nga thông báo đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Zircon, với tốc độ bay gấp gần 7 lần tốc độ âm thanh.
Nga khai hỏa tên lửa “không thể cản phá” nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh
Khoảnh khắc tên lửa Zircon phóng đi từ chiến hạm Nga (Ảnh chụp màn hình).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/7 thông báo đã thực hiện bài thử nghiệm với tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon, vũ khí từng được Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi là “bất khả chiến bại”.
Đoạn video do phía Nga đăng tải cho thấy chiến hạm Đô đốc Gorshkov phóng Zircon vào mục tiêu ở bờ biển Barents ở phía bắc Nga.
“Tên lửa Zircon đã thành công khi tấn công trực tiếp vào mục tiêu ở khoảng cách trên 350km. Tốc độ bay của tên lửa gần chạm tới Mach 7 (8.643 km/h – tức là nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh)”, thông báo viết.
Nga trong nhiều năm qua đã tuyên bố rằng họ phát triển hàng loạt vũ khí với công nghệ “đến từ tương lai” trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây leo thang dồn dập.
Tháng 2/2019, ông Putin tiết lộ tên lửa Zircon có thể đạt tốc độ khoảng Mach 9, với khả năng đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.000 km.
Nga cho hay, họ dự kiến trang bị Zircon lên cả tàu nổi và tàu ngầm. Trước đó, Nga đã vài lần thử tên lửa này và ông Putin mô tả một trong những vụ thử là “sự kiện trọng đại không chỉ trong các lực lượng vũ trang mà còn là toàn bộ nước Nga”.
Trong bài phát biểu năm 2018, ông Putin từng nhắc tới Zircon như một trong những hệ thống chiến lược có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương và đảm bảo khả năng đáp trả của Nga. Với những tính năng vượt trội, Zircon được xem là tên lửa “không thể cản phá” trước các tổ hợp phòng không hiện tại.
Theo truyền thông Nga, Zircon được thiết kế chống lại các mục tiêu tàu nổi và trên cạn, dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào năm 2021 và vào biên chế năm 2022.
Ngoài ra, Moscow cũng từng tuyên bố đang phát triển nhiều vũ khí có khả năng qua mặt các hệ thống phòng thủ hiện tại, bao gồm tên lửa liên lục địa Sarmat và tên lửa hành trình Burevestnik.
Mỹ tăng tốc chế tạo "sát thủ" diệt tên lửa siêu vượt âm Nga - Trung
Mỹ đang phát triển loại tên lửa đánh chặn thế hệ mới NGI với mục tiêu đặt ra là có thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm từ Nga và Trung Quốc.
Mô phỏng cơ chế đánh chặn của tên lửa NGI bằng đồ họa máy tính (Ảnh: Lockheed Martin).
Theo Eurasian Times , Lầu Năm Góc hiện đánh giá vũ khí siêu vượt âm và tổ hợp phòng thủ tên lửa hiện là ưu tiên chủ chốt của quân đội. Nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ vũ khí siêu vượt âm Nga và Trung Quốc, Mỹ đang đẩy mạnh phát triển tên lửa NGI.
Hồi tháng 3, Lầu Năm Góc chọn 2 nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin và Northrop Grumman để chế tạo NGI và cấp ngân sách ban đầu 1,6 tỷ USD cho quá trình nghiên cứu và phát triển.
Lockheed Martin mô tả NGI là "hệ thống vũ khí hiện đại, không bao giờ thất bại" và có thể nhằm mục tiêu và phá hủy hàng loạt mối đe dọa từ một tên lửa, thay vì sử dụng nhiều vũ khí đánh chặn để hạ gục một mục tiêu.
NGI sẽ tích hợp những công nghệ mới và hiện đại của thế kỷ 21 như sử dụng phương tiện tiêu diệt hàng loạt, công nghệ số hóa... Mục tiêu của nó là nhằm thay thế các tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất để cung cấp lớp bảo vệ thứ nhất trước tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nó dự kiến sẽ được triển khai để bảo vệ lục địa Mỹ cũng như những lãnh thổ ở xa ở Alaska và Hawaii.
Northrop Grumman đã hợp tác với nhà thầu đình đám Raytheon, vốn nổi tiếng với công nghệ cảm biến, tìm diệt mục tiêu.
Các lá chắn phòng thủ hiện tại của Mỹ hiện chia thành nhiều lớp và có khả năng tấn công cả tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo. Lớp thứ nhất là tên lửa phòng thủ tầm trung phóng từ mặt đất (GMD), hệ thống được thiết lập ở Alaska và California và có khả năng giải quyết các mối đe dọa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICM).
Thêm vào đó, Mỹ tích hợp cả lớp phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (ABMD) và SM-3 Block IIA, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và ICBM, cùng với hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để tạo thành lớp đánh chặn thứ hai.
Theo Lockheed Martin, phương án sử dụng lớp phòng thủ NGI, ABMD VÀ THAAD sẽ có thể được tung ra vào giữa những năm 2020 để chống lại mục tiêu tên lửa từ đối thủ của Mỹ.
Do sự phát triển nhanh của tên lửa từ các Nga và Trung Quốc, NGI được xem là cần thiết để Mỹ có thể duy trì được sự răn đe trước vũ khí của đối thủ.
Thông tin về NGI được đưa ra trong bối cảnh Mỹ nhiều lần thừa nhận đang tụt lại phía sau Nga và Trung Quốc trong cuộc đua phát triển tên lửa siêu vượt âm. Moscow đang chuẩn bị thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm thứ 4 và đã có tên lửa Avangard có thể bay nhanh gấp hơn 20 lần tốc độ âm thanh, trong khi Bắc Kinh đã có tên lửa siêu thanh sẵn sàng triển khai.
Trong khi đó, trong lần đầu thử nghiệm phóng tên lửa siêu thanh từ máy bay, không quân Mỹ đã thất bại khi khí tài này không thể bắn ra từ "pháo đài bay" B-52 như kỳ vọng.
Nga sắp biên chế "rồng lửa" S-500 có thể tiêu diệt vũ khí siêu vượt âm Nga tiết lộ nhiều tính năng "khủng" trên hệ thống phòng thủ S-500, vũ khí mà nước này đã hoàn thành thử nghiệm và sắp đưa vào biên chế chính thức. Hình ảnh radar Yenisei, được cho là sẽ được tích hợp trên S-500 (Ảnh: Rossiya-1). Theo Tư lệnh lực lượng phòng phủ tên lửa của không quân Nga, Thiếu tướng Sergei Babakov,...