Nga điều ‘rồng lửa’ Tor-M2U tới Syria, hé lộ sức mạnh thật sự của ‘quái thú’ Pantsir-S1
Những thông tin chiến trường bất ngờ hé lộ, ngoài việc triển khai thêm hệ thống Pantsir-S1, Nga còn triển khai nhiều hệ thống phòng thủ Tor-M2U tới chiến trường Syria.
Việc điều động này được giới quan sát cho rằng để bù đắp vào màn thực chiến quá tệ hại của “quái thú” Pantsir-S1.
Theo Southfront, trong những chuyến tàu Nga chở theo số lượng lớn vũ khí đến Syria, có cả hệ thống phòng không Tor-M2U. Điều đáng nói là Nga cũng thừa nhận họ triển khai thêm khoảng 30 tổ hợp Pantsir-S1 tới tăng cường cho chiến trường này.
Dù Nga không tiết lộ nguyên nhân nào khiến Tor-M2U được tăng cường đến Syria nhưng với tính năng của vũ khí này gần tương đồng với Pantsir-S1 trang Southfront cho rằng, điều này có liên quân đến tỷ lệ đánh chặn thành công của Pantsir-S1 tại Syria.
Có thể khả năng tác chiến tệ hại của hệ thống phòng thủ được mệnh danh “quái thú” Pantsir-S1 khiến Nga không an tâm.
Dù trước đó truyền thông Nga và Syria từng lớn tiếng PR cho hệ thống này với khả năng đánh chặn thành công khoảng trên 80%, tuy nhiên thực tế tỷ lệ thành công lại chỉ có vỏn vẹn 19%.
Điều này khiến Nga cấp tốc điều hệ thống phòng thủ Tor-M2U tới để thế chỗ cho vai trò cận vệ của hệ thống S-400.
Video đang HOT
Vì vậy dù Nga đã điều động thêm số lượng lớn hệ thống đánh chặn Pantsir-S1 (đã tinh chỉnh sau màn thực chiến tệ hại) sang Syria nhưng Nga vẫn phải điều động thêm Tor-M2U để phòng hờ.
Chiến trường Syria vẫn rất phức tạp, vì vậy việc tăng cường các hệ thống phòng thủ tới đây để bảo vệ cho căn cứ quân sự Nga là việc rất cần thiết.
Ở mức độ tầm trung và cao đã có S-300, S-350 và S-400 bảo vệ, còn tầm thấp thì cái tên không thể bỏ qua đó chính là Tor-M2U.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2U sẽ tiếp tục sát cánh cùng với Pantsir-S1 trong việc bảo vệ căn cứ Hmeimim.
Tor-M2U là một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động rất tiên tiến của Nga, nó cùng với Pantsir-S1 và Tunguska-M1 tạo ra tấm lá chắn bất khả xâm phạm cho đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới hay các căn cứ quân sự quan trọng.
Đạn tên lửa có khả năng phá hủy hầu như mọi mục tiêu bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa có điều khiển, các loại máy bay, bom thông minh, vũ khí chính xác cao ở độ cao thấp – trung.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: X chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.
Các chuyên gia Almaz-Antey nhận định, khả năng phóng tên lửa của Tor-M2U là bước tiến mang tính bước ngoặt trong chiến thuật phòng không tầm thấp. Nhờ khả năng mới, Tor-M2U có khả năng tạo ô phòng không lục quân, bảo vệ các phương tiện di chuyển trên mặt đất trước các đòn tấn công của đối phương.
Khả năng tác chiến cực mạnh kết hợp với tính năng “vừa đi vừa bắn” khiến tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U trở thành sát thủ tầm thấp và tầm trung đối với bất cứ loại mục tiêu bay nào.
Phiên bản mới nhất hiện nay là Tor-M2U có thể tiêu diệt cùng lúc 16 mục tiêu ở vận tốc 700 m/s, trong khoảng cách 12km và tầm cao 10km.
Các vật thể bay Tor-M2U thường đánh chặn bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa và bom dẫn đường.
Tor-M2U sẽ là vòng phòng thủ tiếp theo sau khi các hệ thống tên lửa tầm xa và trung không thể tiêu diệt mục tiêu.
Việt Hùng
Theo An ninh Thủ đô
Mỹ đòi Nga trả lại... mảnh vỡ của MQ-9
Bộ Tư lệnh châu Phi Mỹ vừa chính thức lên tiếng yêu cầu Nga trả lại toàn bộ mảnh vỡ của chiếc MQ-9 bị bắn rơi khi hoạt động tại Libya.
Theo cáo buộc của Mỹ, vụ bắn hạ xảy ra hồi tháng 11/2019, gần thủ đô Tripoli của Libya. Trong đó, chiếc UAV tấn công MQ-9 (không mang theo vũ khí) của Mỹ đã bị tấn công bởi lực lượng lính đánh thuê Nga sử dụng Pantsir-S1 hoặc bởi quân đội quốc gia Libya (LNA).
"Chúng tôi yêu cầu Nga và lực lượng được hậu thuẫn trả lại toàn bộ những mảnh vỡ của chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9 bị bắn rơi khi làm nhiệm vụ trinh sát hồi tháng 11/2019", đại diện của Không quân Bộ Tư lệnh Châu Phi (USAFRICOM), Đại tá Christopher Carns nói.
UCAV Mỹ trong một vụ bị bắn rơi.
Chính Nga hoặc lực lượng trung thành với tướng Khalifa Haftar, tự xưng là Quân đội quốc gia Libya (LNA) vận hành hệ thống phòng không nói trên khi chiếc UAV bị mất tín hiệu ngày 21/11. Ông Karns cho biết thêm Mỹ tin rằng những người vận hành hệ thống phòng không đã bắn hạ chiếc UAV sau khi nhầm đó là máy bay của đối phương.
Để giải quyết vấn đề và giảm căng thẳng giữa các bên, Nga và bên liên quan không có cách nào khác là phải trả lại USAFRICOM toàn bộ những mảnh vỡ của MQ-9 vốn thuộc về Mỹ, vị đại tá Mỹ cho biết thêm.
Giới chức Nga phủ nhận việc sử dụng các nhà thầu quân sự ở bất kỳ khu vực nước ngoài nào đang có hoạt động quân sự, và nhấn mạnh rằng những dân thường Nga có thể tham chiến ở nước ngoài đều là những người tình nguyện. LNA cũng phủ nhận có sự hậu thuẫn của lực lượng nước ngoài.
Ngoai trương Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố không co linh đanh thuê Nga tai Libya sau khi My cao buôc UAV bi tiêu diêt. Ông Lavrov bac bo vê thông tin cua Bộ Tư lệnh châu Phi Mỹ trươc đo nói răng co khoang 200 linh đanh thuê Nga đang hiên diên tai Libya.
Thay vao đo, ông Lavrov khăng đinh: "Điều quan trọng nhất lúc này là phải khôi phục các thỏa thuận đã đạt được ở Abu Dhabi và thực hiện chúng". Ngoai trương Nga so sanh sư hiên diên quân sư cua Nga va cua phe đôi đâu la lưc lương NATO.
"Đối với những tin đồn (về lính đánh thuê Nga) đang được các đồng nghiệp ở Mỹ lan truyền, tôi tự hỏi tại sao những người lính phục vụ trong quân đội của các nước NATO lại có thể hiện diện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, kể cả ở Địa Trung Hải và Syria, dù thực tế là không ai mời họ. Sao không ai đặt câu hỏi về họ?", ông Lavrov nhân manh.
Trong khi đó, một nhà thầu Nga thì khẳng định với Reuters rằng kể từ tháng 9, LNA đã nhận sự hỗ trợ từ hàng trăm nhà thầu quân sự tư nhân từ một nhóm người Nga. Nhiều quan chức quân đội có liên quan đến GNA và các nhà ngoại giao phương Tây cũng xác nhận sự hiện diện của các nhà thầu Nga ở Libya. Tuy nhiên, họ chưa có cách nào chứng minh có sự liên quan giữa quân đội Nga với LNA.
Hoạt động của quân đội Mỹ ở Libya là nhằm theo dõi cuộc xung đột giữa LNA và GNA và sức mạnh đang lên của một nhóm thánh chiến có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở tây nam nước này.
Những tuyên bố được cả Nga và Mỹ đưa ra đã khá rõ ràng khiến số phận của chiếc UCAV hạng nặng của Mỹ biến mất một cách bí ẩn như nó chưa từng xuất hiện tại Libya. Và điều này đang khiến Mỹ phải đau đầu tìm ra thủ phạm thực sự.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet.vn
[ẢNH] Vi phạm lời cảnh báo của Nga, tiêm kích Israel bị Su-35 rượt đuổi quyết liệt? Đại diện quân đội Nga tại Syria từng đưa ra lời thách thức không quân Israel thử tấn công Syria một lần nữa khi họ tăng cường các biện pháp bảo vệ đồng minh. Cuối tháng 11-2019, máy bay chiến đấu của không quân Israel tiếp tục thực hiện hàng loạt trận ném bom dữ dội vào các mục tiêu trên đất Syria...