Nga đề nghị tổ chức hội nghị quân sự về Syria cùng với Mỹ
Hôm qua (16-9), chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết đang xem xét đề nghị tổ chức hội nghị quân sự về Syria từ Nga.
Ngoại trường Mỹ John Kerry cho hay ông đã nói trình lên Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đề nghị của điện Kremlin sau khi nhận được đề nghị này qua cuộc điện đàm với người đồng cấp Sergei Lavrov.
Ông Kerry không nêu chi tiết của lời đề nghị nhưng tiết lộ đề nghị này đảm bảo máy bay Mỹ-Nga sẽ không đụng độ nhau trên lãnh thổ Syria. Cả Moscow và Washington đều tuyên bố có chung kẻ thù là IS nhưng Nga ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad trong khi Mỹ cho rằng việc gia tăng hiện diện quân sự của Nga tại Syria đang khiến tình trạng bạo lực tại quốc gia này leo thang.
Ngoại trưởng Mỹ đã phát biểu với báo giới rằng “Nga đề nghị tổ chức hội nghị quân sự Nga-Mỹ để thảo luận tìm cách giảm thiểu những nguy cơ tiềm tàng và phương hướng sắp tới”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong họp báo sau bài phát biểu của ông tại Hội nghị lần 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva ngày 2-3-2015
Reuters đưa tin, ông Kerry tin rằng hội nghị này có thể xóa bỏ sự hiểu lầm giữa hai nước khi nói “Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ đang thảo luận nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất”. Trong những ngày qua, Moscow đang hứng chịu sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế yêu cầu giải thích về mục đích gia tăng sự hiện diện quân sự tại Syria. Theo các quan chức Mỹ, Nga gửi quân trang đến căn cứ không quân ở Latakia – một thành trì vững chắc của chính phủ Assad – hai lần mỗi ngày. Moscow còn đưa 200 lính thuỷ đánh bộ cùng lều tạm, đài kiểm soát không lưu cầm tay, pháo và sáu xe tăng đến Syria. Tuần trước Nga đã lên tiếng đề nghị hợp tác quân sự với Mỹ để tránh xảy ra những tình huống không mong muốn. Trước câu hỏi liệu Mỹ có lo ngại sự gia tăng quân sự của Nga tại Syria sẽ đe doạ máy bay của liên quân không của Hạ viện Mỹ, Tổng Tư lệnh Lloyd Austin – chỉ huy quân đội Mỹ tại Syria – nói với sự hiện diện của cả hai bên tại Syria, khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. Christine Wormuth – Thử trưởng phụ trách về chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ – cho biết nếu Nga bắt đầu thường xuyên thực hiện các chuyến bay quân sự từ căn cứ Latakia thì Nga và Mỹ cần phối hợp hoạt động. Bà Wormuth phát biểu “Chỉ có thi hành các biện pháp giảm thiểu đụng độ giữa Nga và Mỹ trên chiến trường Syria, chúng ta mới có thể tiếp tục chiến dịch chống IS”. Theo Ngoại trưởng Kerry, tuy Ngoại trưởng Nga nói mục tiêu của Nga tại Syria là chống IS nhưng các loại máy bay và trang bị quân sự mà Nga đưa đến Syria lại cho thấy mọi chuyện không chỉ có thế. Washington đã thúc ép Moscow tham gia quá trình chuyển giao quyền lực của Tổng thống Assad tại Syria nhưng Moscow khiến các nỗ lực này khó thực hiện hơn. Ông Kerry cho hay nếu mục tiêu thật sự của Nga tại Syria là chống IS thì Nga hãy góp phần tích cực vào quá trình chuyển giao quyền lực tại Syria”.
Theo_PLO
Châu Âu thật xấu hổ!
Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã thốt lên câu nói trên sau khi hội nghị các bộ trưởng Nội vụ EU tại Brussels tối 14-9 thất bại thê thảm.
Hội nghị không đạt được đồng thuận về phân bổ hạn ngạch 120.000 người nhập cư ở Hy Lạp, Hungary và Ý như Ủy ban châu Âu đề xuất.
Các bộ trưởng chỉ nhất trí một số vấn đề như sau:
-Phân bổ 40.000 người nhập cư đang ở Hy Lạp và Ý. Nhanh chóng thiết lập các điểm đăng ký và phân loại người xin nhập cư tại hai nước này.
- Tăng cường phương tiện cho Frontex (Cơ quan châu Âu quản lý hợp tác tác chiến ở biên giới bên ngoài các nước EU) để bảo đảm hồi hương những người bị bác đơn định cư.
-Tiếp xúc với Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan để giúp đỡ. Thiết lập danh sách quốc gia an toàn để hạn chế số người di cư chạy sang châu Âu.
Báo Le Monde (Pháp) mô tả trước hội nghị, Pháp và Đức đã nỗ lực đến giờ chót để sửa đổi dự thảo thỏa thuận về phân bổ quota người nhập cư thuận theo các ý kiến nóng đầu nhất. Sau đó, các đại sứ của 22 nước thành viên không gian chung châu Âu đã thông qua dự thảo.
Khi hội nghị bắt đầu, Pháp và Đức lại lên tiếng kêu gọi tinh thần trách nhiệm của các nước Trung Âu và Đông Âu. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve nhấn mạnh: "Cứ mỗi phút trôi qua lại có thêm người chết". Rốt cuộc tất cả đều công cốc!
Cộng hòa Czech, Slovakia và Romania vẫn quyết không tiếp nhận người nhập cư. Đại diện của Slovakia nói: "Tôi phải giải thích thế nào trước Quốc hội nước tôi đây?". Hungary cũng không tán thành. Ba Lan và Latvia tỏ thái độ hoài nghi. Hội nghị đành bế mạc và hẹn ngày 8-10 tới sẽ bàn lại vấn đề này.
Thất vọng với hội nghị, lần đầu tiên Đức đã đưa ra chiêu bài gây sức ép. Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière tuyên bố trên đài truyền hình cần xem xét khả năng cắt trợ cấp của EU đối với các nước không tiếp nhận người nhập cư.
Trong khi đó, sáng 15-9, đúng ngày Hungary bắt đầu thực thi đạo luật mới về ngăn chặn người nhập cư, biên giới Hungary với Serbia đã đóng cửa. Hàng trăm người nhập cư dàn dụa nước mắt (ảnh) đứng nhìn cảnh sát dàn chào. Cùng ngày, khủng hoảng nhập cư châu Âu nghiêm trọng nhất từ sau năm 1945 lại ghi nhận thảm kịch mới. Một chiếc thuyền ọp ẹp chở người di cư bị đắm trên Địa Trung Hải. Trong 22 người chết đuối có bốn em nhỏ.
H.DUY
Theo_PLO
Ngoại trưởng Rosario: Việt Nam-Philippines sẽ ký đối tác chiến lược "Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông một cách hòa bình nhất và phù hợp với luật pháp quốc tế". Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, ảnh: The Straits Times. Tờ Inquirer ngày 3/9 đưa tin, trong bài phát biểu chào mừng Quốc khánh Việt Nam tối Thứ Tư, Ngoại trưởng Philippines...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025