Nga có thể tăng trưởng kinh tế vượt dự báo
Tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Nga được cho là sẽ đạt mức 1,3% nhưng con số thực có thể lạc quan hơn.
Phó Thủ tướng thứ nhất và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov mới đây thông tin, tăng trưởng kinh tế Nga vào năm nay sẽ cao hơn dự báo 1,3%.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov
“Chúng tôi tin tưởng rằng động lực tăng trưởng của nền kinh tế năm nay sẽ không thấp hơn, có thể cao hơn chúng tôi dự đoán (1,3% – theo TASS)” – Bộ trưởng Siluanov nói.
Ông Siluanov nói thêm rằng, Chính phủ nhìn thấy một xu hướng tích cực trong tăng trưởng kinh tế. Riêng tháng 10, Nga đã tính toán được tốc độ tăng trưởng 2,2%. Xu hướng tăng 2,2% có thể chưa thực sự ổn định nhưng các dự án quốc gia, các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu được kích hoạt và có hiệu quả.
Thông tin tích cực này cũng từng được Trợ lý Tổng thống Nga – ông Bel Belousov đề cập tới gần đây,. Theo đó, tăng trưởng GDP của Nga năm 2019 có thể đạt từ mức 1,3- 1,5%. Trong đó, mức 1,3% dường như là chắc chắn sẽ đạt được và có thể sẽ còn lớn hơn.
Bất chấp tăng dần vị thế trên trường quốc tế, kinh tế Nga vẫn bị ảnh hưởng một phần từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tăng trưởng kinh tế ở mức khá thấp nhưng đều đặn, chính quyền Tổng thống Vladimir Putin vẫn tránh được các kịch bản tồi tệ của suy thoái kinh tế.
Tổng thống Nga đánh giá, Moscow trong nhiều năm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô cân bằng, xử lí có trách nhiệm tài chính quốc gia, duy trì sự ổn định của thị trường tín dụng và ngân hàng cũng như nỗ lực củng cố các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhờ đó giữ cho nền kinh tế của đất nước không bị suy thoái.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP như hiện nay là chưa đủ và nước Nga sẽ tiếp tục nỗ lực tạo ra các điều kiện thuận lợi cho đầu tư.
Video đang HOT
Tổng thống Putin đã đưa 13 dự án, từ các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục đến cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên mức trung bình thế giới vào năm 2025. Các dự án được lên kế hoạch trị giá 26 nghìn tỷ rúp (khoảng 406 tỷ USD).
Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước LB Nga (Rosstat), trong quý III/2019, nền kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 1,7%/năm và trong 9 tháng tăng trưởng ở mức 1,1%. Bộ Phát triển Kinh tế Nga trước đó còn dự báo GDP sẽ tăng trưởng 1,9%.
Ông Jonathan Kostin, người đứng đầu ngân hàng lớn thứ hai của Nga – VTB, nói với Reuters rằng ông tin các dự án quốc gia của Tổng thống Nga có thể giúp nước này thúc đẩy tăng trưởng giống như cách “Thỏa thuận mới” của Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt giúp chấm dứt “Đại suy thoái” trong những năm 1930.
Điều cần tập trung hơn là tránh để thất thoát các quỹ tài chính cho các dự án này. Chính quyền cũng cần cho phép doanh nghiệp tư nhân có các hình thức hợp tác linh hoạt với nhà nước.
Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều dự báo tăng trưởng của Nga trong cả năm chỉ dao động quanh mức 1%.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Tổng thống Putin thăm Ả-rập Xê-út sau 12 năm: Kẻ mừng, người lo
Washington chắc chắn không vui khi kịch bản đồng minh lâu năm ở Trung Đông có thể sẽ trôi ra khỏi quỹ đạo mà Mỹ vạch ra để xích lại gần Nga.
Hôm 14/10, Tổng thống Putin thân chinh sang Ả-rập Xê-út, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông tới quốc gia Trung Đông sau 12 năm.
Trong chuyến thăm này, ông Putin và Thái tử Mohammed Bin Salman sẽ chứng kết lễ ký 10 thỏa thuận mới, trong đó có các dự án trong lĩnh vực hóa dầu và nông nghiệp.
Kirill Dmitriev, Giám đốc quỹ đầu tư nhà nước của Nga khẳng định chuyến thăm của ông Putin sẽ cho thấy mức độ phát triển quan hệ chưa từng thấy giữa 2 nước trên nhiều lĩnh vực.
Tổng thống Putin và Thái tử Mohammed Bin Salman. (Ảnh: Reuters)
Nga và Ả-rập Xê-út hiện là 2 nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới. Cách đây 3 năm, Nga bắt đầu xích lại Trung Đông. Lý do là bởi họ cho rằng rằng thành công trong việc giữ Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại vị sẽ giúp gia tăng vị thế của Nga trong khu vực cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng của Matxcơva.
Tổng thống Putin cũng tin rằng Nga sẽ làm ăn được với nhiều doanh nghiệp ở Trung Đông hơn vào thời điểm giá dầu đang giảm sút trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây đang bóp nghẹt doanh thu dầu của nước này.
Với Nga, họ hướng tới 2 mục tiêu rất rõ ràng: xây dựng các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng ở Trung Đông và chào bán hàng tỷ USD vũ khí tới các quốc gia Vùng Vịnh giàu có và chịu chi, đặc biệt là Ả-rập Xê-út.
Năm 2015, khi chính quyền Obama bất ngờ đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, Ả-rập Xê-út không khỏi sốc khi cảm thấy bị đồng minh lâu năm "đâm sau lưng". Riyadh từ đó bắt đầu tìm tới Nga và Trung Quốc để đề phòng rủi ro trong các vụ cá cược chính trị. Năm 2017, Quốc vương Salman bin Abdul-Aziz Al Saud có chuyến thăm lịch sử đến Nga, gửi đi tín hiệu rõ ràng hơn bao giờ hết.
Kể từ đó, mối quan hệ giữa 2 nước vẫn giữ ở mức ổn định dù 2 quốc gia không chia sẻ chung nhiều quan điểm trong một số vấn đề.
Matxcơva hy vọng mối quan hệ ấm lên giữa 2 quốc gia sẽ thúc đẩy Ả-rập Xê-út đầu tư thêm hàng tỷ USD vào lĩnh vực dầu khí với nguồn vốn đầu tư bị thiếu hụt trầm trọng kể từ khi phương Tây bắt đầu trừng phạt Nga vào năm 2014.
Theo Mei, việc Nga và Ả-rập Xê-út có thể đưa mối quan hệ của họ lên một tầm cao mới hay không còn phụ thuộc vào việc họ có đồng ý với các "thành phần" cấu thành nên các mối quan hệ này hay không. Cho tới nay kỳ vọng của 2 bên vẫn còn rất khác biệt.
2 nước vẫn đang tồn tại những bất đồng xung quanh vấn đề gia hạn thỏa thuận của OPEC (Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ) và các đồng minh đối với việc cắt giảm cắt giảm sản lượng khai thác.
Riyadh cũng nhiều lần thất hứa trong các dự án mà họ cam kết đầu tư vào Matxcơva. Thay vào đó, họ chuyển sang Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và thậm chí là Mỹ. Đây là điều dễ hiểu bởi quan hệ giữa Nga và Ả-rập Xê-út có cải thiện tới đâu, họ vẫn sẽ là 2 đối thủ cạnh tranh thị phần dầu ở châu Âu, Viễn Đông và các thị trường hàng đầu khác.
Một lý do khác ngăn cản Nga và Ả-rập Xê-út xích lại gần nhau là Iran. Nga hiện tại vẫn đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tehran, quốc gia đối địch với Riyadh. Matxcơva cam kết đầu tư vào hàng loạt dự án kinh tế của Iran và không có dấu hiệu cho thấy họ sẽ đánh đổi phần nào đó trong các dự án này chỉ vì Ả-rập Xê-út tỏ vẻ không hài lòng.
Nhận thức được điều đó, Riyadh đang bơm không ít tiền vào nền kinh tế Nga, trong đó có việc mua lại Novomet, một trong những công ty dịch vụ dầu khí lớn nhất của Nga với hy vọng Matxcơva sẽ cắt giảm các khoản đầu tư tới quốc gia đối địch.
Theo Alaraby, dù có những bất đồng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, không thể phủ nhận quan hệ Nga và Ả-rập Xê-út đang trở nên nồng ấm lên rất nhiều. Đây là tín hiệu không mấy vui đối với Mỹ, đồng minh quan trọng bậc nhất của Ả-rập Xê-út ở Trung Đông nhiều thập kỳ qua.
Giới chuyên gia cảnh báo nếu Mỹ không cẩn thận, Riyadh có thể sẽ trôi ra khỏi quỹ đạo mà Mỹ đang vạch ra, tiến gần hơn với Nga trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang rất muốn tìm kiếm một đối tác chiến lược để tái cấu trúc nền kinh tế.
Mỹ chắc chắn cũng dè chừng trước kịch bản này khi chứng kiến cái đập tay Tổng thống Putin và Thái tử bin Salman tại thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires năm 2018.
(Nguồn: Alaraby)
SONG HY
Theo VT
Mỹ vô tình biếu không Nga món hời khủng không ngờ Chính sách của Mỹ đã vô tình dẫn đến việc củng cố nền kinh tế Nga, theo National Interest. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin. Đặc biệt, tạp chí nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran đã ảnh hưởng đến điều này. Cần lưu ý rằng, do ở một số khía cạnh dầu...