Nga chi tiêu mạnh cho quốc phòng, tỉ lệ nghèo gia tăng
Theo ước tính, 20 triệu người dân Nga đang sống dưới mức nghèo khổ trong khi ngân sách phúc lợi xã hội dự kiến giảm trong năm tới.
Vũ khí quân sự ngốn một khoản rất lớn trong chi tiêu quốc phòng năm 2016.
Nga dự kiến tăng ngân sách quốc phòng lên 10 tỉ USD vào năm sau, bất chấp giá dầu sụt giảm và lệnh cấm vận thương mại từ Mỹ và EU. Dự kiến, Moscow sẽ cắt giảm hơn 6 tỉ USD ngân sách phúc lợi xã hội trong năm 2017, theo trang tin địa phương Gazeta.
Điện Kremlin thông báo ngày thứ Hai (3.10) rằng sẽ cắt giảm chi tiêu phúc lợi từ 210 tỉ USD xuống 203 tỉ USD. Alexandra Suslina, chuyên gia phân tích kinh tế nói rằng Nga coi chi tiêu công và quốc phòng là mục tiêu tối quan trọng. Phần còn lại là dành cho phúc lợi, tờ Moscow Times viết.
Quân đội Nga hiện nay đang hỗ trợ cho lực lượng thân Nga ở Ukraine và chính quyền Assad ở Syria khiến nền kinh tế thâm hụt nặng nề.
Video đang HOT
Dân nghèo Nga đang ở mốc 20 triệu người.
Tháng 4.2016, một đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm cho biết Nga đã tăng chi tiêu quân sự thêm 7,5% trong năm 2015. Dù vậy, Nga không phải là top 3 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất khi Ả Rập Saudi soán ngôi thứ 3.
Nga dành khoảng 66,4 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng năm 2015, tương đương 5% GDP, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Ngược lại, ngân sách quốc phòng của Mỹ chỉ chiếm 4% GDP. Năm 2015, Mỹ tiêu 596 tỉ USD cho quốc phòng, theo sau là Trung Quốc215 tỉ USD và Ả Rập Saudi 84,2 tỉ USD.
Nga đang chi tiêu nhiều hơn cho vũ khí trong khi tỉ lệ nghèo gia tăng. Số người Nga sống dưới mức nghèo là 20,3 triệu người năm 2015. Dân số Nga hiện nay là 144 triệu người, chưa gồm số dân ở bán đảo Crimea.
Kinh tế Nga gặp vấn đề lớn từ năm 2014 khi EU và Mỹ cấm vận kinh tế Moscow sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine. GDP của Nga trong năm nay dự kiến sụt giảm 0,5%.
Theo Quang Minh – IBT (Dân Việt)
Nga chuẩn bị sở hữu vũ khí siêu thanh thế hệ mới
Trang tin Sputnik dẫn lời Giám đốc điều hành của Tập đoàn Tactical Missile Systems, ông Boris Obnosov, cho biết Nga có thể trang bị các vũ khí siêu thanh vào thời điểm trước năm 2020.
Tên lửa của Tập đoàn Tactical Missile Systems. (Ảnh: Sputnik)
Phát biểu trong một sự kiện, ông Boris Obnosov cho biết Nga sẽ sở hữu những loại vũ khí siêu thanh vào thập niên tới, đồng thời cho biết quá trình triển khai các dự án về loại vũ khí này đang tạo ra lực đẩy cho các ngành khác như khoa học, thiết kế động cơ, khí động học và các phương pháp tính toán.
Cũng theo CEO Boris Obnosov, Tập đoàn Tactical Missile Systems đang hợp tác chặt chẽ với Viện Khoa học Nga trong lĩnh vực về các dự án vũ khí siêu thanh và đã trình một dự thảo về các dự án tương tự lên Quỹ Nghiên cứu Tương lai, một đơn vị thuộc Uỷ ban Công nghiệp Quốc phòng của Liên bang Nga.
Ông Obnosov cho biết thêm rằng hệ thống vũ khí hiện nay được phát triển dựa trên các tên lửa siêu thanh Kholod và Kholod-2 có từ thời Liên Xô nên "sẽ không thể tạo ra những loại vũ khí có sự khác biệt, dù công nghệ cần thiết hiện nay đã có". Vì vậy, CEO của Tập đoàn Tactical Missile Systems cũng tái khẳng định lời kêu gọi về việc Nga cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa cho quá trình nghiên cứu và các cuộc thử nghiệm.
Cùng với Mỹ và Trung Quốc, Nga đang cân nhắc phát triển các hệ thống vũ khí siêu thanh. Nga được cho là đã thử vũ khí tấn công siêu thanh, có tên gọi là Yu-71, trong 2 năm qua. Theo các nguồn tin từ Lầu Năm Góc, vụ thử mới nhất đã diễn ra thành công hồi tháng 4 vừa qua. Vụ thử này diễn ra tại căn cứ tên lửa Dombarovsky ở miền Đông, trong đó đầu đạn Yu-71 được gắn trên tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-19. Khi tên lửa đạt tới khu vực ranh giới giữa không gian và tầng khí quyển của Trái Đất, đầu đạn Yu-71 được phóng ra. Và với các tính năng của mình, loại đầu đạn này có thể đạt vận tốc tới khoảng 12.000km/giờ.
Trong khi đó, một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cho biết một trong những vấn đề hiện nay chính là quá trình phát triển hệ thống điều khiển cho đầu đạn siêu thanh. Nguồn tin này nói: "Ở tốc độ Mach 5, một đám mây plasma sẽ xuất hiện xung quanh đầu đạn khiến sóng điều khiển không thể tới được. Do vậy, nếu tên lửa chệch khỏi quỹ đạo hoặc xảy ra bất cứ vấn đề nào trong quá trình di chuyển, các nhà điều hành sẽ không thể xử lý vấn đề từ xa".
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Bộ Quốc phòng nghiệm thu cặp tàu tên lửa tấn công nhanh M5, M6 Đây là 2 tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân. Chuyển tên lửa lên tàu M6 Từ ngày 5 đến ngày 11.9, tại TP.HCM và trên vùng biển đảo Phú Quý (Bình Thuận),...