Nga cáo buộc Ukraine tấ.n côn.g đường ống khí đốt sang châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ
Moscow cáo buộc Ukraine tấ.n côn.g bất thành vào cơ sở cung cấp năng lượng Nga sang châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Đường ống TurkStream (Ảnh: Reuters).
Ukraine đã thực hiện một cuộc tấ.n côn.g bằng máy bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, nơi cung cấp khí đốt tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc hôm 13/1.
Tuy nhiên, cuộc tấ.n côn.g này không thành công, Nga cho biết.
Video đang HOT
Vụ tấ.n côn.g được cho là diễn ra vào cuối tuần qua, với việc lực lượng Ukraine sử dụng 9 UAV t.ự sá.t nhắm vào trạm nén khí Russkaya gần làng Gaikodzor thuộc khu vực Krasnodar của Nga, thông báo cho biết.
Cơ sở này có vai trò quan trọng đối với hoạt động của đường ống TurkStream, con đường vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen.
Nhiều quốc gia ở Nam Âu, bao gồm cả Hungary, thành viên EU, đang sử dụng tuyến đường này để nhận khí đốt. Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc cuộc tấ.n côn.g của Ukraine nhằm “chấm dứt việc cung cấp khí đốt cho các quốc gia châu Âu” thông qua quốc gia trung lập.
Cơ quan này cho biết thêm rằng cuộc tấ.n côn.g vào trạm Russkaya đã bị ngăn chặn. Một máy bay không người lái đã rơi gần đồng hồ đo khí, gây ra hư hại nhỏ, nhưng nhân viên tại cơ sở đã nhanh chóng khắc phục. Sự cố này không làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt, theo thông báo.
Ukraine đã từ chối gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Nga sau khi thỏa thuận hết hạn vào đầu năm nay. Trước đó, hợp đồng này cho phép khí đốt của Nga được cung cấp đến một số quốc gia EU thông qua lãnh thổ Ukraine. Slovakia, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi quyết định này, đã cáo buộc Ukraine gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Đường ống TurkStream bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2020 và có công suất hàng năm 31,5 tỷ m3. Phần dưới biển của đường ống kéo dài khoảng 930km, trong khi trạm Russkaya là điểm xuất phát của khí đốt trên lãnh thổ Nga.
Một trong hai nhánh của đường ống phục vụ khách hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhánh còn lại dẫn khí đến Hungary, Serbia, Bulgaria, Slovakia, Bosnia và Herzegovina, cũng như Hy Lạp. Các quan chức Nga nhiều lần cáo buộc Kiev tìm cách phá hoại tuyến năng lượng này trong những năm gần đây.
Azerbaijan làm trung gian duy trì nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu
Azerbaijan đang đàm phán với Nga để duy trì việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine, đáp ứng yêu cầu từ Ukraine và EU.
Tổng thống Ilham Aliyev nhấn mạnh vai trò trung gian của Baku có thể nâng cao uy tín quốc tế và mang lại nguồn thu mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev tại Saint Petersburg (Nga) ngày 26/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Baku đang tiến hành đàm phán với Moskva nhằm duy trì việc vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu thông qua Ukraine, theo lời của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 22/7.
Tổng thống Aliyev cho biết Ukraine và EU đã yêu cầu ông giúp đạt được thỏa thuận với Nga trước khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024. Các chuyên gia nói với tờ Vedomosti (Nga) rằng việc Baku làm trung gian có thể nâng cao hình ảnh quốc tế của Azerbaijan và mang lại nguồn thu bổ sung.
Tổng thống Azerbaijan cũng nhấn mạnh rằng nếu nguồn cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine bị cắt đứt, các quốc gia như Áo và Slovakia sẽ gặp "rắc rối nghiêm trọng," vì họ sẽ phải chi "hàng trăm triệu USD hoặc hơn" để thay thế nguồn khí đốt này bằng các nguồn khác.
Niyazi Niyazov, chuyên gia về các vấn đề an ninh quân sự tại các quốc gia Nam Kavkaz, nhận định rằng việc Baku làm trung gian sẽ nâng cao uy tín quốc tế của Azerbaijan và có thể mang lại thêm thu nhập cho đất nước trong bối cảnh xuất khẩu dầu mỏ đang giảm. Ông Niyazov cũng nhấn mạnh rằng Nga và Azerbaijan không phải là đối thủ cạnh tranh trên thị trường khí đốt châu Âu.
Về phần mình, Phó Tổng giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga, Alexey Grivach, cho rằng về mặt lý thuyết, các bên liên quan có thể loại bỏ tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine khỏi hệ thống vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu và thay thế bằng một công ty châu Âu hoặc công ty Socar của Azerbaijan.
Tuy nhiên, ông Grivach lưu ý Socar không thể thay thế toàn bộ khối lượng khí đốt của Nga trên thị trường châu Âu, ngay cả khi Baku chuyển hướng toàn bộ lượng khí đốt xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 10 tỷ mét khối) cho người tiêu dùng châu Âu.
Ông Grivach nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể hỗ trợ bằng cách vận chuyển khí đốt của Iran, nhưng điều này cũng có nghĩa là khối lượng nhiên liệu của Nga cung cấp cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng lên.
Slovakia cáo buộc Ukraine "uy hiế.p" các nước EU, ông Zelensky phản pháo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên tiếng sau khi bị Thủ tướng Slovakia cáo buộc ông gây áp lực lên các nhà lãnh đạo châu Âu khác để tăng viện trợ cho Kiev trong cuộc chiến với Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters). Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ của Kiev sau khi dòng...