Nga cáo buộc tình báo Ukraine chủ mưu tấn công đường ống khí đốt ở Crimea
Cuộc điều tra của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đi đến cáo buộc tình báo quốc phòng Ukraine đã chủ mưu vụ tấn công phá hoại đường ống khí đốt ở Ukraine vào ngày 23/8 vừa qua.
FSB cáo buộc vụ nổ đường ống khí đốt ở Crimea cuối tháng 8 do tình báo Ukraine chủ mưu. Ảnh: Sputnik
Hãng tin TASS (Nga) ngày 7/9 cho biết, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã xác định vụ tấn công đường ống dẫn khí đốt ở Crimea hôm 23/8 do Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine chủ mưu.
“Trong quá trình điều tra, đã xác định rằng cuộc tấn công phá hoại đã được tổ chức bởi chi nhánh Kherson của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, đơn vị được gọi là Tavria, với sự hỗ trợ của nhóm Mejlis of the Crimean Tatar, sống ngoài vòng pháp luật ở Nga” – tuyên bố của FSB nêu.
Theo FSB, vào tháng 6/2021, các thủ phạm đã thực hiện chuyến đi đến thành phố Kherson của Ukraine theo chỉ dẫn của một trong những thủ lĩnh Mejli (cơ quan đại diện ngoài vòng pháp luật Nga của người Tatar ở Crimea). Tại đây các sĩ quan tình báo Ukraine đã huấn luyện các phần tử này về chất nổ. “Tình báo quân sự Ukraine hứa sẽ trả cho họ khoảng 2.000 USD cho cuộc tấn công. Một thiết bị nổ đã bí mật được đưa đến Crimea vào tháng 7. Cuộc tấn công được lên kế hoạch vào Ngày Quốc khánh Ukraine”, FSB cho biết.
Theo Cơ quan An ninh Nga, cuộc tấn công được ủy quyền bởi Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Kirill Budanov. Ông này bị FSB cáo buộc liên quan đến vụ tấn công vào năm 2016 khiến một sĩ quan FSB thiệt mạng. Cuộc tấn công được tổ chức bởi Riza Yagyayev-Veliulayev, một nhân viên tình báo Ukraine đã bỏ trốn khỏi Crimea sau cuộc tấn công thất bại năm 2016, cùng một sĩ quan tình báo quân đội Ukraine và người đứng đầu đơn vị Tavria, Viktor Zelinsky.
Video đang HOT
FSB cho biết các nghi phạm bị bắt giữ vì thực hiện vụ tấn công đường ống dẫn khí đốt ở Crimea hôm 23/8 đã ra đầu thú. Một đoạn video cho thấy cuộc thẩm vấn hai trong số những người bị bắt đã khai báo chi tiết về một vụ nổ đường ống dẫn khí đốt ở khu định cư Perevalnoye.
“Hai chúng tôi đến chỗ đường ống, tôi lấy dao đào một hố sâu 15 cm, đặt thiết bị nổ nằm ngang với mặt đất. Chúng tôi phủ đất lên rồi bỏ đi”, một người ra đầu thú cho biết. Theo người này, quả bom được cho là sẽ nổ trong vòng 4-5 giờ. Nghi phạm giải thích rằng họ đã được một người đàn ông gặp họ ở Kherson, Ukraine giao nhiệm vụ tiến hành vụ nổ. “Chúng tôi được yêu cầu cho nổ một đường ống dẫn khí đốt ở Perevalnoye, họ cho chúng tôi xem thiết bị nổ và bảo chúng tôi phải làm gì với nó”, người này khai.
Hôm 4/9, các sĩ quan FSB đã bắt giữ ba cư dân Crimea, bao gồm Phó Chủ tịch Mejlis, Nariman Dzhelyatov, người đóng vai trò trung gian, và các nghi phạm Asan và Aziz Akhmetov.
FSB cho hay: “Tình báo quân sự Ukraine hứa sẽ trả cho họ khoảng 2.000 USD cho cuộc tấn công”. Chi nhánh FSB ở Crimea và Sevastopol hiện đã truy tố hình sự với các nghi phạm, với khung hình phạt từ 10-15 năm tù.
Theo hãng tin Reuters, Ukraine hiện chưa có phản ứng trước cáo buộc từ Nga.
Nga đã sáp nhập Crimea từ Ukraine vào tháng 3/2014 trong một sự kiện vấp phải phản ứng và các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tổng thống Ukraine cam kết đòi lại Crimea từ Nga
Tổng thống Ukraine Zelenskyy cam kết làm hết sức có thể để lấy lại bán đảo Crimea do Nga sáp nhập và kêu gọi đồng minh ủng hộ.
Phát biểu hôm 23/8 tại Diễn đàn Crimea, hội nghị thượng đỉnh ở Kiev nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế về việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine sẽ dùng "tất cả biện pháp chính trị, pháp lý và ngoại giao" để theo đuổi mục tiêu giành lại bán đảo này.
"Cá nhân tôi sẽ làm mọi thứ có thể để lấy lại Crimea, để bán đảo trở thành một phần của Ukraine và châu Âu", Zelenskyy nói, thêm rằng Kiev cần "hỗ trợ hiệu quả ở cấp độ quốc tế" về vấn đề này.
Tổng thống Ukraine Zelenskyy phát biểu tại diễn đàn quốc tế ở Kiev hôm 23/8. Ảnh: Văn phòng Báo chí Tổng thống Ukraine .
Các quan chức hàng đầu từ 46 quốc gia và khối đã tham gia hội nghị thượng đỉnh, bao gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ. Đại diện từ tất cả 30 quốc gia thành viên NATO cũng góp mặt.
Các quan chức hàng đầu của phương Tây bày tỏ thông điệp ủng hộ Ukraine. "Ukraine sẽ không bao giờ đơn độc trong vấn đề Crimea thuộc Ukraine", Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói. "Thật không may, Nga tiếp tục hành động theo những cách làm nhân lên tác động tiêu cực. Việc tiếp tục quân sự hóa bán đảo ảnh hưởng nặng nề đến tình hình an ninh ở khu vực Biển Đen".
Zelenskyy cáo buộc Nga đã biến Crimea thành "căn cứ quân sự" và "chỗ đứng để tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực Biển Đen". Theo ông, Moskva đã tăng gấp ba lần sự hiện diện quân sự ở Crimea.
Những bên tham gia diễn đàn ký tuyên bố chung, trong đó Zelenskyy nêu rõ không công nhận việc Nga "sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea" và cam kết xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chính trị, ngoại giao đối với Moskva trong trường hợp có thêm hành động gây hấn.
Nga lên án diễn đàn này, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả đây là "sự kiện chống Nga". Peskov cũng chỉ trích phát ngôn gần đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel về xung đột đang diễn ra ở các vùng Donetsk và Lugansk của Ukraine.
Peskov bác bỏ quyết liệt tuyên bố của bà Merkel trước đó một ngày rằng Nga "can dự sâu" cuộc xung đột. "Nga không có bất kỳ mối liên hệ nào với các bên trong cuộc xung đột", ông nói, chỉ ra rằng Nga không bị liệt kê là bên tham gia xung đột trong kế hoạch hòa bình do Đức và Pháp đàm phán.
Nga thử tên lửa gần nơi NATO diễn tập Tên lửa S-400 Nga huấn luyện phòng không tại bán đảo Crimea cùng thời điểm cuộc diễn tập Sea Breeze 2021 của NATO diễn ra tại Ukraine. "Nhiều máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội Biển Đen và Quân khu miền Nam đã huấn luyện với các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 và Pantsir trong đợt kiểm tra sẵn sàng chiến...