Nga cáo buộc Mỹ trực tiếp tham gia cuộc xung đột ở Trung Đông, Ukraine
Phát biểu tại một cuộc họp về Trung Đông, bao gồm cả vấn đề Palestine, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng việc che đậy ngoại giao các hành động của Israel đã khiến Washington trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Trung Đông, cũng như ở Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN
“Bằng cách che đậy ngoại giao các hành động của Israel và gửi vũ khí đạn dược cho nước này, Mỹ đã trở thành bên tham gia trực tiếp trong cuộc xung đột này, giống như họ đã làm đối với tình hình ở Ukraine”, ông Lavrov nói.
Theo ông, khi hành động hỗ trợ này kết thúc, đổ máu sẽ dừng lại. Tuy nhiên, Mỹ không muốn hoặc không thể làm như vậy. Rõ ràng, điều quan trọng không phải là cứu mạng người, mà là các động thái giúp họ ghi thêm điểm trong chiến dịch tranh cử.
Video đang HOT
Ông Lavrov nhấn mạnh tình trạng bùng nổ bạo lực chưa từng có hiện nay ở Trung Đông phần lớn là hậu quả của các chính sách mà Mỹ thực hiện trong khu vực.
“Đó là hậu quả của chính sách ngoại giao mà các đại diện của Mỹ đã nói với chúng tôi trong gần 10 tháng, yêu cầu chúng tôi cắt giảm công việc trên nền tảng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Người đồng cấp Mỹ của tôi, ông Antony Blinken, cũng đã đưa ra lời kêu gọi này.
Hết lần này đến lần khác, Washington dùng đến quyền phủ quyết, chặn các lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, lâu dài và toàn diện”, Ngoại trưởng Nga nói.
Mỹ chưa bình luận gì về cáo buộc mới nhất của Nga.
Tháng này, Nga đã tiếp quản vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thay thế Hàn Quốc. Ngoại trưởng Lavrov đã đến New York trong nhiều ngày để tổ chức các họp song phương với chủ đề thảo luận chính là xung đột ở Ukraine và tìm kiếm sự thỏa hiệp.
Đội ngũ của Tổng thống Biden thay đổi chiến lược tranh cử
Đội ngũ phụ trách chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhanh chóng thay đổi chiến lược sau vụ ám sát ứng cử viên đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời ngừng công kích ông Trump để tập trung vào thông điệp đoàn kết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 11/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong vòng vài giờ sau vụ ám sát bất thành hôm 13/7, đội ngũ phụ trách chiến dịch tranh cử của ông Biden đã gỡ bỏ các quảng cáo trên truyền hình và đình chỉ các hoạt động truyền thông chính trị khác, bao gồm cả những quảng cáo nhằm nêu bật những vụ án hình sự nhằm vào ông Trump.
Theo các quan chức giấu tên, thay vì công kích ông Trump trong những ngày tới, Nhà Trắng và đội ngũ chiến dịch tranh cử của ông Biden sẽ gợi lại lịch sử về việc Tổng thống Biden lên án tất cả các vụ bạo lực chính trị, bao gồm cả những lời chỉ trích gay gắt của ông Biden về "sự rối loạn" do các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường đại học nhằm phản đối xung đột Gaza-Israel.
Trong khi đó, chiều 14/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án vụ ám sát ông Donald Trump, đồng thời kêu gọi người Mỹ đoàn kết và ra lệnh xem xét lại an ninh tại sự kiện vận động tranh cử nơi Trump bị thương. Ông Biden nói: "Đoàn kết là mục tiêu khó nắm bắt nhất, nhưng không có gì quan trọng hơn điều đó lúc này - đoàn kết. Chúng tôi sẽ tranh luận và chúng tôi sẽ bất đồng. Điều đó sẽ không thay đổi. Nhưng chúng tôi sẽ không quên chúng tôi là người Mỹ".
Tổng thống Biden cho biết ông đã có cuộc trò chuyện ngắn nhưng suôn sẻ với ông Trump trước đó và cảm thấy yên lòng vì ông Trump ổn định và đang hồi phục".
Tổng thống Mỹ cho biết thêm ông đã ra lệnh xem xét lại vấn đề an ninh trong bối cảnh có nhiều câu hỏi về việc làm thế nào nghi phạm có thể tiếp cận vị trí để nổ súng vào ông Trump.
Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden Dẫn các nguồn thạo tin, tờ Politico cho hay giới chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo ngại rằng ông Joe Biden có thể thua cuộc trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) phát biểu trong chuyến thăm thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania ngày 17/4/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo nguồn tin, giới chức...