Phe cánh hữu Tây Ban Nha giành chiến thắng trong bầu cử EP
Đảng Nhân dân trung hữu (PP) của Tây Ban Nha dẫn đầu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) ngày 9/6, giành được 22/61 ghế được phân bổ cho nước này, đồng thời giáng đòn mạnh vào chính phủ do đảng Xã hội Tây Ban Nha của Thủ tướng Pedro Sanchez dẫn dắt.
Toàn cảnh phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu (EP) ở Strasbourg, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đảng Xã hội Tây Ban Nha, do Bộ trưởng Năng lượng Teresa Ribera dẫn đầu, giành được 20 ghế sau một chiến dịch tranh cử gặp nhiều thách thức khi phe đối lập tập trung công kích bằng những cáo buộc tham nhũng nhằm vào phu nhân Thủ tướng và luật ân xá cho các nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập của Catalalonia, vốn được thông qua chỉ 1 tuần trước cuộc bầu cử.
Với 99,7% số phiếu được kiểm, đảng Vox cực hữu đứng thứ 3 với 6 ghế lập pháp, tăng so với 4 ghế ở kỳ bầu cử trước. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ phiếu bầu, mức độ ủng hộ dành cho Vox đã giảm từ 12,4% trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7/2023 xuống còn 9,6%.
Phe cánh hữu giành được gần 50% số phiếu, trong khi cánh tả theo sau với 43%.
Số phiếu bầu dành cho phe cánh tả được chia cho Sumar – đối tác cấp dưới trong liên minh chính phủ – với 3 ghế và đảng cực tả Podemos, do cựu Bộ trưởng Bộ Bình đẳng Tây Ban Nha Irene Montero lãnh đạo, giành được 2 ghế.
Đảng Xã hội Tây Ban Nha dẫn đầu trong cuộc bầu cử vùng Catalonia
Theo kết quả kiểm đa số phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng lập pháp vùng Catalonia của Tây Ban Nha ngày 12/5, đảng Xã hội Tây Ban Nha giành được nhiều ghế nhất, trong khi các đảng kiểm soát vùng trong 10 năm qua và ủng hộ độc lập cho vùng lãnh thổ này đã mất thế đa số.
Ứng cử viên của đảng Xã hội Tây Ban Nha Salvador Illa (giữa) phát biểu sau cuộc bầu cử vùng Catalonia, tại Barcelona ngày 12/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, với hơn 99% số phiếu đã được kiểm, đảng Xã hội do ông Salvador Illa lãnh đạo tại Catalonia giành được 42 trên tổng số 135 ghế. Đảng Junts theo đường lối cứng rắn ủng hộ độc lập của vùng lãnh thổ này ở vị trí thứ hai với 35 ghế, đảng Cộng hòa cánh tả Catalonia (ERC) theo đường lối ôn hòa hơn đang lãnh đạo vùng lãnh thổ này được 20 ghế. Đảng Nhân dân theo đường lối bảo thủ và cũng là đảng đối lập lớn nhất ở Tây Ban Nha giành được 15 ghế - tăng mạnh so với con số 3 ghế giành được trong cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2021. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này ở mức thấp - chỉ 58%.
Kết quả này là một thất bại đối với phe cầm quyền ủng hộ độc lập tại Catalonia. Năm 2017, chính quyền vùng tự trị Catalonia tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của cùng lãnh thổ này và đã tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha, gây ra cuộc khủng hoảng hiến pháp tồi tệ nhất tại nước này trong hơn 30 năm.
Kết quả bầu cử lần này tại Catalonia cũng được xem là một thắng lợi của Thủ tướng Pedro Sanchez thuộc đảng Xã hội Tây Ban Nha, trong bối cảnh ông đưa ra một số quyết định gây tranh cãi trước đây như bình thường hóa quan hệ với Catalonia, ân xá cho những người bị kết án liên quan việc vận động độc lập và gần đây ân xá cho những người vẫn đang phải đối mặt với việc bị truy tố.
Phát biểu sau khi có kết quả kiểm phiếu nói trên, ông Salvador Illa nhấn mạnh chiến thắng này của đảng Xã hội đánh dấu một "kỷ nguyên mới" đối với vùng Catalonia. Tuy nhiên, với việc không đảng nào giành được đa số chắc chắn trong khi các đảng chia rẽ sâu sắc về tư tưởng, vẫn có nguy cơ cuộc bỏ phiếu phải thực hiện lại.
Các đảng ủng hộ độc lập cho Catalonia gồm ERC, Junts, đảng cực tả CUP và đảng cực hữu Liên minh Catalan không giành đủ 68 ghế cần thiết để thành lập một chính quyền liên minh.
Đảng Xã hội của ông Illa cũng sẽ cần đạt được một thỏa thuận, rất có thể là với ERC, tuy nhiên cho đến nay các đảng đòi độc lập từ chối mọi đề nghị giúp đảng cầm quyền quốc gia nắm quyền lãnh đạo ở Catalonia. Thay vào đó, ông Illa có thể tìm cách thành lập một liên minh không chính thống, không chỉ với đảng cực tả Sumar - đối tác liên minh của họ trong chính phủ quốc gia, mà còn với đảng Nhân dân theo đường lối bảo thủ và đảng Vox cực hữu, các đảng mà lâu nay đảng Xã hội tuyên bố sẽ không đàm phán.
Đức có 5 triệu cử tri lần đầu tiên đi bầu cử Nghị viện châu Âu Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) tại Đức diễn ra trong bầu không khí ảm đạm. Mặc dù đây là năm đầu tiên, Đức giảm độ tuổi bầu cử từ 18 xuống 16, song số người tham gia bỏ phiếu tại các điểm bầu khá vắng vẻ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (giữa, phải), Lãnh đạo...