Nga cảnh báo Mỹ tấn công Belarus phải chịu hậu quả như tấn công Nga
Nga se xem xét bât ky cuộc tấn công quân sự nao vào Belarus như cuộc tấn công vào Nga, Mikhail Babich, đai sư Nga tai Minsk tuyên bô.
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus Lukashenko.
“Chung tôi co một tuyên bô rất quan trọng, đối với các đối tác Belarus của chúng tôi, và đối với những người đang âm mưu cuộc tấn công vào Belarus. bât ky cuộc tấn công quân sự nao vào Belarus sẽ được coi như cuộc tấn công vào Nga với tất cả những hậu quả”, ông Babich cho biết trên kênh truyền hình “Belarus 1″.
Vì vậy, nhà ngoại giao đã bình luận về kế hoạch triển khai căn cứ Mỹ gần biên giới phía tây của Quôc gia Liên minh.
Video đang HOT
Theo ông Babich, “một yếu tố đáng lo ngại nay không nên bị bỏ quên”.
“Trong tình huống này chúng tôi có sự hiểu biết lẫn nhau tuyệt vơi cung với các đối tác Belarus, chúng tôi có một nhóm quân đội va lực lượng khu vực, tất cả thành phần cần thiết cho phòng thủ và cuôc tân công trả thu”, đại sứ nói.
Ông cũng lưu ý rằng “một cuộc đối đầu như vậy sẽ không mang lại bất cứ điều gì tốt”. Đồng thời, ông Babich đảm bảo rằng Belarus “hoàn toàn được bảo vệ” và “có thể hoàn toàn bình tĩnh.
“Chúng tôi là một Quôc gia Liên minh. Chúng tôi có quan hệ đồng minh, có một chính sách quân sự duy nhất đảm bảo an ninh tuyệt đối cho công dân của chúng tôi”, ngươi đưng đâu phái đoan ngoại giao Nga noi thêm.
Theo Danviet
Nga cảnh báo ớn lạnh nếu Trump rút khỏi hiệp ước thủ tiêu tên lửa
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố nếu Mỹ tiếp tục đơn phương rút khỏi các hiệp ước, Nga sẽ có những biện pháp đáp trả, bao gồm cả biện pháp quân sự.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Ryabkov cho biết Nga lên án những hành động gần đây của Mỹ nhằm thuyết phục Nga có những sự nhượng bộ về ổn định chiến lược. "Nhưng chúng ta không muốn để mọi chuyện đi tới bước đường cùng này", ông Ryabkov nói.
Theo ông Ryabkov, Nga mong muốn tiếp tục đối thoại với Mỹ để giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm liên quan đến Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Thứ trưởng Ryabkov cho hay, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã đến Nga ngày 21.10 và Nga hy vọng Mỹ có những lời giải thích rõ ràng liên quan đến vấn đề INF.
Trong khi đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong khi bình luận về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (DDSMD) với Nga, đã tuyên bố rằng Washington sẽ phát triển vũ khí.
"Chúng tôi đang có kế hoạch hủy bỏ thỏa thuận, chúng tôi định rút khỏi thỏa thuận này. Chúng tôi cần phát triển các loại vũ khí", ông Trump nói với các phóng viên.
Ông Trump tuyên bố rằng, Mỹ "tuân thủ thỏa thuận", "nhưng tiếc là Nga lại không tuân thủ văn kiện này".
"Nga đang vi phạm thỏa thuận. Họ đã làm điều này trong vòng nhiều năm. Tôi không biết tại sao Tổng thống Barack Obama không đàm phán hay không rút khỏi thỏa thuận", ông Trump nói.
Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào ngày 8 tháng 12 năm 1987 trong chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tới Washington. Lần đầu tiên trong lịch sử, các bên đưa ra quyết định cấm toàn bộ lớp vũ khí tên lửa với tầm xa từ 500 đến 1000 và từ 1000 đến 5500 km, bao gồm cả tên lửa R-12 và R-14 mà Liên Xô đã triển khai tại Cuba vào năm 1962, là nguyên nhân gây ra khủng hoảng vịnh Caribbean.
Theo Danviet
Nóng: Putin phản ứng về vũ khí hiểm Mỹ bí mật làm ở biên giới Nga Tổng thống Nga Putin cảnh báo Mỹ đang phát triển "vũ khí di truyền" tại một phòng thí nghiệm nghiên cứu bí mật ở Gruzia, sát biên giới Nga. Tổng thống Nga Putin. Putin nói rằng các báo cáo về sự phát triển vũ khí sinh học trong một phòng thí nghiệm ở Gruzia - được gọi là Trung tâm Luger. Theo những...