Nga cảnh báo dùng bom chùm ở Ukraine để đáp trả Mỹ
Nga cảnh báo họ có thể sử dụng bom chùm ở Ukraine để đáp trả việc Mỹ gửi loại đạn này cho Kiev, khẳng định Moscow có trữ lượng bom chùm đáng kể trong kho.
RiaNovosti ngày 11/7 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, trong trường hợp Mỹ cung cấp bom và đạn chùm cho Ukraine, “ lực lượng vũ trang Nga sẽ buộc phải sử dụng loại vũ khí tương tự chống lại lực lượng vũ trang Ukraine”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: TASS
“Nga có trữ lượng bom và đạn chùm sẵn sàng hoạt động. Chúng hiệu quả hơn nhiều so với bom, đạn chùm của Mỹ”, Bộ trưởng Shoigu nói, nhấn mạnh Moscow đã hạn chế sử dụng bom và đạn chùm trong chiến sự ở Ukraine do lo ngại mối nguy hiểm của chúng với dân thường.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng khẳng định, Moscow đang thực hiện các biện pháp tăng cường để bảo vệ binh sĩ khỏi nguy cơ bom, đạn chùm của đối phương, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Bình luận được ông Shoigu đưa ra sau khi Mỹ quyết định chuyển bom chùm có tên gọi Đạn Thông thường Cải tiến Đa dụng (DPICM) cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới nhất.
Video đang HOT
Đây là loại đạn pháo chuyên dùng để phát tán đạn con trên khu vực rộng lớn để chống lại thiết giáp và bộ binh đối phương.
Máy bay Nga thả bom trong một chiến dịch quân sự. Ảnh: GettyImages
Mỹ nói rằng, việc gửi bom chùm là cần thiết do Ukraine đã cạn kiệt đạn pháo thông thường. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nhận định đạn chùm mà Mỹ viện trợ có thể giúp đẩy nhanh quá trình giành lại khu vực Nga đang kiểm soát.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới phản đối việc sử dụng bom chùm do tỷ lệ đạn con không phát nổ cao. Nếu vương vãi trên mặt đất, vướng vào lùm cây cỏ, chúng có thể tồn tại nhiều năm và phát nổ khi dân thường vô tình chạm phải sau khi chiến sự kết thúc.
Trước tuyên bố của ông Shoigu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói quyết định viện trợ bom chùm là “hành động tuyệt vọng và thể hiện sự yếu đuối của Mỹ”.
Nga: Ukraine thiệt hại nặng trong phản công
Vẫn trong tuyên bố ngày 11/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu khẳng định Ukraine đã thiệt hại hơn 26.000 binh sĩ và 3.000 đơn vị vũ khí kể từ khi phát động chiến dịch phản công hồi đầu tháng 6/2023.
Theo ông Shoigu, quân đội Nga hơn một tháng qua phá hủy 1.200 thiết giáp của Ukraine, trong đó có 17 tăng chủ lực Leopard 2 do Đức chế tạo, 12 thiết giáp M2 Bradley do Mỹ sản xuất, 5 xe tăng bánh hơi AMX-10 RC của Pháp.
Anh và Tây Ban Nha phản đối cung cấp bom chùm cho Ukraine
Hai nước trên không tán thành quyết định của Mỹ cung cấp cho Ukraine bom chùm để giúp phá vỡ các tuyến phòng thủ của Nga.
Mỹ quyết định gửi bom chùm tới Ukraine bất chấp cảnh báo nhân đạo. Ảnh: nationalpost.com
Mạng tin châu Âu Euronews.com dẫn lời Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 8/7 nhắc lại rằng London phản đối việc triển khai bom, đạn chùm.
"Anh là một bên ký kết một công ước cấm sản xuất và sử dụng bom, đạn chùm và không khuyến khích việc sử dụng chúng", ông Sunak cho biết trong một tuyên bố với truyền thông Anh.
Ông Sunak nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện phần việc của mình để hỗ trợ Ukraine", đồng thời chỉ ra rằng Anh đã cung cấp cho Kiev nhiều loại vũ khí, bao gồm cả xe tăng hạng nặng và tên lửa tầm xa.
Cùng ngày hãng tin Reuters cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles nói rằng bom chùm không nên được gửi đến giúp Ukraine, một ngày sau khi Mỹ tuyên bố vũ khí này sẽ được gửi cho Kiev để hỗ trợ cuộc phản công trước các lực lượng Nga.
"Tây Ban Nha, dựa trên cam kết chắc chắn với Ukraine, cũng có cam kết chắc chắn rằng một số loại vũ khí và bom nhất định không thể được chuyển giao trong bất kỳ trường hợp nào", Bộ trưởng Margarita Robles nói với các phóng viên ở Madrid trước cuộc bầu cử ngày 23/7.
Bà Robles nêu rõ quyết định gửi bom chùm là quyết định của chính phủ Mỹ, không phải của NATO, trong đó Tây Ban Nha là thành viên.
Hôm 6/7, Mỹ đã chính thức công bố cung cấp một gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 800 triệu USD, đặc biệt bao gồm các loại đạn thông thường cải tiến đa dụng (DPICM) hoặc bom, đạn chùm.
Nhà Trắng trước đó giải thích rằng Ukraine đã cam kết giảm thiểu rủi ro khi sử dụng bom, đạn chùm và những loại mà Mỹ sẽ cung cấp sẽ gây ra rủi ro thấp hơn đáng kể cho dân thường.
Việc sử dụng bom chùm không vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng sử dụng chúng nhằm vào thường dân có thể là một hành vi vi phạm. Một công ước cấm sử dụng bom chùm đã được hơn 120 quốc gia tham gia, đồng ý không sử dụng, sản xuất, vận chuyển hoặc tàng trữ vũ khí này. Mỹ, Nga và Ukraine chưa ký thỏa thuận.
Nga tuyên bố sẽ đáp trả bom chùm của Mỹ bằng 'vũ khí tương đương' Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu lưu ý rằng Nga có bom chùm "hiệu quả hơn nhiều so với của Mỹ, phạm vi tấn công rộng hơn và đa dạng hơn." Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu. Ảnh: TASS Theo đài RT, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết nếu Washington thực hiện lời hứa gửi bom chùm tới Kiev,...