Nga, Belarus và 5 nước phương Tây thực hiện trao đổi tù nhân lớn nhất sau Chiến tranh Lạnh
Theo nhiều nguồn tin chính thức khác nhau, ngày 1/8 (giờ Moskva và Washington) Nga và Belarus đã tiến hành trao đổi với Mỹ cùng 4 nước đồng minh phương Tây tổng cộng 24 tù nhân, trong cuộc trao đổi tù nhân được các bên mô tả là lớn nhất sau Chiến tranh Lạnh, qua quốc gia trung gian Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga và Belarus đã tiến hành trao đổi với Mỹ cùng 4 nước đồng minh phương Tây tổng cộng 24 tù nhân tại sân bay Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: bbc.com
Hãng thống tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo của quốc gia Á-Âu này cho biết số tù nhân được trao đổi nói trên, cùng 2 trẻ em đi kèm, được chuyển đến từ 7 quốc gia khác nhau.
Cụ thể, các đối tượng trao đổi của Mỹ, Đức, Ba Lan, Slovenia, Na Uy, Nga và Belarus đã được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng 7 máy bay, bao gồm 2 máy bay từ Mỹ và một máy bay từ mỗi nước Đức, Ba Lan, Na Uy, Slovenia và Nga. Sau khi tập hợp tại Thổ Nhĩ Kỳ, 8 người trong số này (cùng 2 trẻ vị thành niên đi kèm) được đưa đến Nga, trong khi 13 người đến Đức và 3 người đến Mỹ.
Anadolu nhận định đây là hoạt động trao đổi tù nhân toàn diện nhất giữa Mỹ, Nga và Đức trong những năm gần đây và việc thiết lập các kênh đối thoại cho hoạt động này đã được tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo.
Video đang HOT
Hãng tin TASS của Nga đưa tin Điện Kremlin đã ra thông báo bày tỏ lòng biết ơn đối với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và các quốc gia hỗ trợ tổ chức cuộc trao đổi tù nhân để đưa những người Nga bị giam giữ ở nước ngoài hồi hương.
Trong văn bản này, Điện Kremlin cảm ơn Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko “vì cử chỉ thiện chí và việc ân xá cho công dân Đức bị kết án tử hình. Moskva cảm ơn các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia đã hỗ trợ”.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cũng cho biết 8 công dân Nga đã trở về nhà trong cuộc trao đổi tù nhân được thực hiện tại sân bay Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 1/8. Trước đó cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ân xá cho 2 công dân Mỹ là phóng viên Evan Gershkovich, cựu lính thủy đánh bộ Paul Whelan và gần 10 tù nhân khác từng là các nhà hoạt động chính trị – xã hội.
Tương tự, nhiều hãng truyền thông của Mỹ đưa tin Tổng thống nước này Joe Biden ca ngợi thỏa thuận trao đổi tù nhân với Nga là “một kỳ tích của ngoại giao và tình bạn” và đồng thời đánh giá cao các đồng minh của Washington vì “những quyết định táo bạo và dũng cảm” của họ.
Trong một thông báo trước đó, Nhà Trắng nêu rõ Mỹ và 4 đồng minh đã đạt được thỏa thuận với Nga về cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong một cuộc trao đổi bao gồm việc trả tự do cho 16 người bao gồm cả nhà báo Mỹ Evan Gershkovich. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định thỏa thuận này không bao gồm việc trao đổi tiền và cũng không việc nới lỏng lệnh trừng phạt nào để tạo điều kiện cho thỏa thuận trên.
Nga, Belarus nghiên cứu chi tiết về cấu trúc an ninh Á-Âu mới
Nga và Belarus đang tập trung vào việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai nước cũng như khám phá một số sáng kiến an ninh Á-Âu mới.
Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko (phái) gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) tại Minsk vào ngày 25/6/2024. Ảnh: Hãng thông tấn Belarus (Belta)
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có chuyến thăm chính thức tới Belarus từ ngày 24-25/6 và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Belarus Sergey Aleynik, gặp Tổng thống Alexander Lukashenko cùng các lãnh quốc hội nước chủ nhà.
Theo tờ Vedomosti (Nga), trong những cuộc gặp này, các bên tập trung vào việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai nước cũng như khám phá một số sáng kiến an ninh Á-Âu mới.
Trên cơ sở đó, chuyến thăm của ông Lavrov có ba chủ đề liên quan chặt chẽ với nhau - hợp tác song phương Nga - Belarus (một văn bản về chính sách đối ngoại hội nhập đã được ký kết), tình hình xung quanh cuộc xung đột ở Ukraine và nghiên cứu sâu hơn về khuôn khổ cấu trúc an ninh mới ở Á-Âu.
Vladimir Bruter, chuyên gia tại Viện nghiên cứu chính trị-nhân đạo quốc tế, nói rằng an ninh ở Á-Âu là tâm điểm trong khái niệm chính sách đối ngoại của Nga, đó là lý do tại sao đây là trọng tâm chính của các cuộc đàm phán ở Belarus của ông Lavrov.
Chuyên gia này nhắc lại, chương trình nghị sự trên cũng được Tổng thống Nga Vladimir Putin thúc đẩy trong chuyến công du các nước châu Á. Chuyên gia Bruter lưu ý, từ quan điểm lợi ích của Nga, an ninh trong khu vực không thể bị chia cắt.
Ông Bruter nói thêm, một vấn đề cấp bách khác trong quan hệ Nga - Belarus là việc lách các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Ông nói: "Điều này không có gì đáng ngạc nhiên - tất cả các quốc gia chủ yếu quan tâm đến vấn đề sống còn của chính họ".
Theo chuyên gia Bruter, thành công của sự hợp tác Nga - Belarus chỉ có thể được đánh giá sau khi xung đột ở Ukraine kết thúc. "Hai nước đang phải đối mặt với một thách thức phức tạp và gây chia rẽ. Mọi lực lượng của nhà nước đều hướng đến mục tiêu vượt qua thách thức này. Chúng ta chỉ có thể nói về mọi thứ khác sau khi xung đột kết thúc", chuyên gia Bruter kết luận.
Belarus giải thích lý do ngừng tham gia hiệp ước quân sự châu Âu Việc Belarus đình chỉ hiệp ước là một phản ứng bắt buộc nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh chế độ kiểm soát vũ khí thông thường hiện có ở châu Âu bị phá bỏ, đồng thời căng thẳng chính trị và quân sự leo thang liên tục trong khu vực. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu tại một...