Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp
Tất cả các cuộc bầu cử đều quan trọng, nhưng một số cuộc bầu cử lại làm rung chuyển thế giới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Colleville-sur-Mer, Pháp, ngày 6/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico của Mỹ, cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ở Pháp có thể mang tính tàn phá nặng nề nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh – không chỉ đối với Pháp mà còn đối với EU, NATO và những gì còn sót lại của “trật tự thế giới tự do” thời hậu chiến.
Vị thế lãnh đạo của Pháp tại EU, vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tầm ảnh hưởng quân sự của nước này với tư cách là một cường quốc toàn cầu khiến cuộc bỏ phiếu này gần giống như một “cuộc bầu cử tầm thế giới”, giống như giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và đối thủ cạnh tranh Donald Trump vào tháng 11 năm nay.
Đó là vì bên có thể thắng: đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) và bên nguy cơ thua: một tổng thống Pháp (Emmanuel Macron) đã cố gắng củng cố EU và tìm kiếm sự cân bằng mới, bền vững giữa châu Âu và Mỹ. Cuộc bầu cử này không chỉ nguy cơ đán.h dấu sự thất bại mà còn có thể đán.h dấu sự xóa bỏ “chủ nghĩa Macron”.
Như vậy hiện tại, sự chú ý của toàn cầu đang tập trung vào những diễn biến chính trị ở Pháp. Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò với trên 35% phiếu bầu, trong khi Mặt trận Bình dân Mới (NPF), một liên minh do phe cực tả thống trị, ở vị trí thứ hai với hơn 29%, trong khi phe đa số cầm quyền hiện nay chỉ đạt trên 21% phiếu bầu.
Vẫn chưa chắc rằng lãnh đạo RN Marine Le Pen sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội hai vòng, diễn ra vào ngày 30/6 và 7/7. Ngoài ra, ông Macron sẽ vẫn là tổng thống cho đến năm 2027, thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 của ông, bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp sớm.
Video đang HOT
Nhưng hệ thống của Pháp, cương vị tổng thống chỉ mang tính đại diện trên danh nghĩa. Hầu như toàn bộ quyền lực thực sự theo hiến pháp đều nằm ở quốc hội, thủ tướng và chính phủ. Nếu họ có quan điểm chính trị khác với tổng thống, họ sẽ là người nắm quyền quyết định.
Trong trường hợp khả quan nhất, một quốc hội bị các phe phái chính trị cực đoan thống trị sẽ đẩy nước Pháp vào thời kỳ bất ổn kéo dài. Tệ nhất, nó sẽ dẫn đến việc áp dụng các chính sách hoang phí và chủ nghĩa dân tộc, nhanh chóng gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội ở Pháp. Một cuộc khủng hoảng ở Pháp sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề của EU.
Nước Pháp đang trong tình trạng hỗn loạn tài chính. Nợ công lên tới 110% GDP và chính phủ đương nhiệm thâm hụt ngân sách ở mức 5,5% vào năm ngoái. Cả phe cực hữu và cực tả đều cam kết tăng chi tiêu lớn và cắt giảm thuế sẽ làm tăng nợ và thâm hụt, đồng thời vi phạm các quy định của EU.
Bên cạnh đó, Pháp là một trong 20 quốc gia sử dụng đồng tiề.n chung châu Âu. Điều gì sẽ xảy ra nếu phần bù rủi ro đối với trái phiếu của Pháp tăng vọt? EU hiện có cơ chế can thiệp vào hoạt động mua trái phiếu. Nhưng liệu Brussels hay Berlin có sẵn sàng đồng ý với một động thái như vậy không, nếu cuộc khủng hoảng bị kích động bởi những cam kết chi tiêu không được tài trợ của Pháp?
Cùng với đó, viễn cảnh phe cực hữu lên cầm quyền đang hiển hiện ngày một gần thêm, song song với đó là những lo ngại về nguy cơ nước Pháp rời khỏi EU.
Những ngày gần đây, một bộ phận dư luận cũng như một số nhà chính trị ở Pháp đã cảnh báo nước Pháp sẽ bị đặt trước nguy cơ ra khỏi EU một khi đảng cực hữu RN lên cầm quyền sau kỳ bầu cử Quốc hội tới. Nhật báo Libération cho rằng cử tri Pháp sẽ không chỉ đi bầu Quốc hội mới, mà họ còn có thể quyết định số phận của nước Pháp trong EU.
Một cam kết khác của phe cực hữu cũng có nguy cơ xung đột với EU: RN chủ trương hạn chế sự tự do đi lại trong khu vực Schengen, theo đó “chỉ dành cho công dân của các quốc gia thành viên”. Nhưng điều này cũng vi phạm luật pháp châu Âu vì tự do lưu thông dành cho người nước ngoài hợp pháp (bao gồm cả khách du lịch, mà Pháp là một trong những điểm đến hàng đầu trên thế giới). Chưa kể việc thiết lập kiểm soát để phân biệt người trong với người ngoài khu vực Schengen có thể sẽ gây những rắc rối ngoại giao và Pháp phải chịu các biện pháp trả đũa.
Cuộc bầu cử Tổng thống Nga dưới góc nhìn phóng viên
Bầu cử có lẽ là một trong những sự kiện quốc tế thường xuyên hiện hữu trong nhiệm kỳ của một phóng viên thường trú ở nước ngoài.
Với tôi, đưa tin về các sự kiện bầu cử đem lại nhiều kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo.
Phóng viên TTXVN chụp ảnh với nhân viên điểm bầu cử trên Đại lộ Kutuzov ở thủ đô Moskva.
Ngay nhiệm kỳ phóng viên thường trú đầu tiên, tôi đã được cảm nhận, chứng kiến và đưa tin một số cuộc bầu cử trong một giai đoạn sóng gió. Đó là cuộc bầu cử Quốc hội ở Kiev tháng 10/2014. Khi đó, nhờ có thẻ tác nghiệp, chúng tôi đã di chuyển xuống thành phố Donetsk để đưa tin về cuộc bầu cử của phe li khai ở Donbass. Trước đó, tháng 3/2014 chúng tôi di chuyển đến Simferopol trên một chuyến bay đểđưa tin về cuộc trưng cầu dân ý ở bán đảo Crimea.
Năm 2015, chúng tôi lại "hành quân" đến Minsk đưa tin về cuộc bầu cử tổng thống Belarus. Quả thực, đó là một giai đoạn sóng gió, song cũng đầy thú vị và nhiều ý nghĩa trong cuộc đời phóng viên. Đến nhiệm kỳ này, chúng tôi lại được chứng kiến một cuộc bầu cử cũng khôngkém phần thú vị. Đó là cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 của nước Nga, một cuộc bầu cử khá đặc biệt, trong bối cảnh cũng rất đặc biệt.
Cuộc bầu cử Tổng thống LB Nga lần này diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang năm thứ ba, đồng thời cũnglà cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên sau khi LB Nga sửa đổi hiến pháp cho phép đương kim Tổng thống Vladimir Putin có thể tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Về thời gian, cuộc bầu cử tổng thống lần này diễn ra trong 3 ngày, từ 15 - 17/3, chứ không gói gọn trong một ngày như thông lệ của các cuộc bầu cử. Trước đó, trong tháng 2, chúng tôi đã chứng kiến một sự kiện quan trọng khác của nước Nga: Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội. Bài phát biểu này được xem như cương lĩnh tranh cử nhiệm kỳ 6 năm nữa của Tổng thống Putin, trong đó nêu bật một loạt các chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển của nước Nga cả về kinh tế cũng như xã hội.
Do nước Nga trải dài trên 11 múi giờ, nên khi các điểm bỏ phiếu ở khu vực Viễn Đông nước Nga mở cửa đón cử tri, thì khu vực miền Tây vẫn chìm trong giấc ngủ. Do đặc điểm này, các phóng viên chúng tôi bắt đầu đưa tin về cuộc bầu cử ngày từ đêm 14/3. Để có thể liên tục cập nhật thông tin cuộc bầu cử, các phóng viên Cơ quan thường trú chia thành 2 nhóm hoạt động độc lập, cứ nhóm này ra điểm bỏ phiểu làm tin hiện trường, thì nhóm kia ở nhà rà soát tin tức để đưa kịp thời những thông tin mới nhất về quá trình cũng như kết quả bầu cử.
Về phần mình, sau ngày 15/3 ngồi nhà "trực" mạng, hôm sau tôi quyết định ra các điểm bỏ phiếu gần các khu chợ có đông người Việt Na.m sin.h sống. Cảm nhận tại chính các điểm bỏ phiếu quả là thú vị bởi qua đó không chỉ cho thấy một cỗ máy bầu cử không lồ của nước Nga hoạt động, dành rất nhiều sự quan tâm đến người dân để có thể thu hút từng lá phiếu, mà còn cho thấy quan điểm, cũng như tình cảm của người dân dành cho ứng cử viên tổng thống của mình.
Ra đến điểm bầu cử, tôi đã có thể xác định cuộc bầu cử này sẽ thành công, bởi lượng cử tri đến các điểm bỏ phiếu rất đông. Điều này cho thấy, trong những thời khắc khó khăn, người dân Nga vẫn rất có trách nhiệm, đoàn kết quyết tâm đưa nước Nga vượt quathời kỳ sóng gió. Tiếp xúc với các cử tri, chúng tôi cũng thấy người dân đán.h giá cao những đóng góp của Tổng thống Putin trongsuốt thời gian ông chèo lái con thuyền nước Nga vừa qua.
Đến đây, tôi có thể khẳng định cuộc bầu cử sẽ thành công.
Cử tri Nga ký chữ ký điện tử xác nhận tư cách cử tri.
Cuộc bầu cử Tổng thống LB Nga năm nay ứng dụng nhiều công nghệ bỏ phiếu hiện đại. Năm nay là năm đầu tiên cử tri bỏ phiếu theo phương thức điện tử từ xa và hơn 4 triệu cử tri đã chọn cách bỏ phiếu này. Các điểm bỏ phiếu ở thủ đô Moskva đã được trang bị công nghệ bỏ phiếu tiên tiến.
Tại đây, sau khi làm thủ tục, cử tri có thể bỏ phiếu theo phương thức truyền thống, cũng có thể bỏ phiếu qua các máy bỏ phiếu điện tử, giúp người dân có nhiều lựa chọn. Những cử tri ốm đau, khuyết tật không thểra điểm bỏ phiếu chỉ cần đăng ký là các nhân viên điểm bỏ phiếu mang hòm phiếu đến tận nhà, giúp họ thực hiện nghĩa vụ công dân. Thực tế này khiến chúng tôi nảy ra ý tưởng thực hiện phóng sự hình về các phương thức bỏ phiếu điện tử của Nga. Ngày 17/3, khi đưa tin về đoàn quan sát viên của AIPA, mà trong thành phần đoàn có sự tham gia Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Mạnh Tiến, chúng tôi còn sản xuất thêm được tin hình về các phương thức bỏ phiếu tiện lợi.
Viết bài bình luận về sự kiện bầu cử cũng là điều bắt buộc đối với phóng viên địa bàn ngoài việc chờ đưa kết quả bầu cử chính thức do Ủy ban Bầu cử Trung ương LB Nga (CEC) công bố.
Tuy nhiên, kết quả bầu cử với chiến thắng ngoạn mục của Tổng thống Putin phần nào khiến chúng tôi bất ngờ, dù đã dự đoán đúng về chiến thắng của ông khi tác nghiệp ngoài điểm bỏ phiểu. Chiến thắng ngoạn mục này phần nào cũng là nguồn cảm hứng, động lực để chúng tôi sản xuất một bài viết "ra trò" về cuộc bầu cử. Một cuộc bầu cử mà điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất chính là sự đoàn kết nhất trí của người dân Nga, dồn phiếu cho nhà lãnh đạo có nhiều khả năng nhất để đưa nước Nga không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn, mà còn hướng tới những mục tiêu thịnh vượng, một bến bờ hạnh phúc mới.
Biểu tình quy mô lớn phản đối phe cựu hữu tại Pháp Ngày 15/6, cảnh sát Pháp cho biết khoảng 250.000 người đã xuống đường để phản đối phe cực hữu, sau thành công của phe này trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) khiến Tổng thống Emmanuel Macron phải kêu gọi tổ chức bầu cử sớm. Tại Paris, cảnh sát ước tính khoảng 75.000 người đã hưởng ứng lời kêu gọi từ...