Nếu hiệu trưởng không cho cơ hội, giáo viên thường đừng mơ lên hạng II
Nhiều giáo viên các cấp sau này muốn được thăng lên hạng II (có hệ số lương 4.0 đến 6.38) cũng rất khó khăn dù họ thừa khả năng vì hiệu trưởng không cho cơ hội.
Để được xếp lương có hệ số 4,0 đến 6,38 sẽ không quá khó, hầu hết giáo viên đều có thể đạt được đây là nhận định của tác giả Bùi Nam trong bài viết “Hầu hết giáo viên đều có thể phấn đấu lên hạng II mới, đâu chỉ ban giám hiệu” đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 7/3.
Cùng là giáo viên đứng lớp sao phải phân hạng làm gì? (Ảnh minh họa: Việt Dũng)
Nhận định này quả không sai, nhưng trong thực tế sẽ không dễ gì mà hầu hết giáo viên đều có thể phấn đấu lên hạng II mới dù họ đảm bảo (và sẽ đảm bảo) đủ các yêu cầu quy định trong thông tư.
Và như thế, việc giáo viên các cấp sau này muốn được thăng lên hạng II mới vẫn chỉ là mơ dù họ thừa khả năng. Vì sao chúng tôi lại nói thế?
Thứ nhất : vì, nhiều giáo viên sẽ không có đủ những quy định ở tiêu chí 1 Điều 4 của thông tư.
Thứ hai : vì nhiều hiệu trưởng nhà trường lại không cho giáo viên cơ hội ấy.
Chúng tôi sẽ phân tích kỹ 2 nguyên nhân đã nêu trên để bạn đọc dễ theo dõi
Thứ nhất: giáo viên không có đủ những quy định ở tiêu chí 1 Điều 4 của thông tư. Cụ thể:
Cả 4 Thông tư đều quy định nhiệm vụ của giáo viên hạng II khá giống nhau. Chúng tôi chỉ xin được lấy nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31 làm ví dụ.
Nhiệm vụ:
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới từ cấp trường trở lên;
Chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử; (nhiệm vụ này giáo viên nếu là nhóm trưởng, tổ trưởng hoặc được phân công thì có thể đạt được).
b) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên; (nhiệm vụ này tham gia hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật, chấm sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học của giáo viên trong trường trở lên).
c) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; (nhiệm vụ này giáo viên thực hiện thường xuyên).
d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên; (được hiệu trưởng phân công).
Video đang HOT
đ) Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có). (được hiệu trưởng phân công).
Nhìn vào 5 nhiệm vụ nêu trên, bất kỳ ai trong ngành cũng dễ dàng nhận thấy đây là nhiệm vụ của một tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Mà tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thì mỗi trường học số lượng cũng chỉ vài người đến trên chục người là nhiều.
Nghĩa là, chỉ bấy nhiêu giáo viên làm tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn sẽ có cơ hội thăng hạng II, còn đại đa số giáo viên vẫn chỉ chờ.
Thứ hai , hiệu trưởng không cho cơ hội thì dù giáo viên có năng lực, có đủ bằng cấp cũng khó chạm tay vào hạng ấy
Cũng có những trường học, hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho giáo viên dựa vào năng lực và phẩm chất nhà giáo.
Đó là, ngoài những tổ trưởng, tổ phó phải làm những nhiệm vụ (nêu trong điều 4) thì những giáo viên dạy giỏi, có năng lực chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề…cũng được giao nhiệm vụ làm giám khảo hội thi giáo viên giỏi cấp trường, chấm sáng kiến kinh nghiệm, tham gia đoàn đánh giá ngoài…
Vì thế, số lượng giáo viên được thăng hạng II cũng được mở rộng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều hiệu trưởng không cho giáo viên có năng lực cơ hội (ngoại trừ người cùng ê kíp với mình) bằng cách không tổ chức việc bầu chọn tổ trưởng theo quy định 1 năm/lần mà tự mình ấn định, cử và để lưu cữu năm này qua năm kia.
Quy trình bổ nhiệm tổ trưởng được quy định rất rõ trong Điều lệ trường tiểu học trước đây (hiện vẫn chưa có quy định mới thay thế).
Vị trí tổ trưởng, tổ phó gần như được mặc định cho đến khi hiệu trưởng ấy chuyển trường mà không được tổ chức bầu chọn công khai theo đúng quy định 1 năm/lần.
Các tổ chuyên môn tiến hành họp tổ, đại diện ban giám hiệu nhà trường tham dự và chủ trì cuộc họp.
Lấy ý kiến thành viên trong tổ giới thiệu viên chức để bổ nhiệm chức vụ tổ trưởng. Cá nhân người được giới thiệu thông qua bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm cụ được giao trong thời gian công tác.
Các thành viên trong tổ góp ý cho người được giới thiệu, bổ nhiệm. Bầu tổ kiểm phiếu để phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu, bỏ phiếu, kiểm phiếu, báo cáo kết quả (có biên bản kiểm phiếu).
Lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm tổ trưởng. Thường không quá 12 tháng, tháng 8 hàng năm hiệu trưởng sẽ tiến hành bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại vị trí tổ trưởng tổ chuyên môn.
Trong thực tế, không ít trường học làm được điều này. Tổ trưởng chuyên môn đều do hiệu trưởng chỉ định nên phần nhiều người được đề cử về năng lực hay phẩm chất đôi khi lại không có gì vượt trội so với một số giáo viên.
Và bất công sẽ xảy ra, khi một số giáo viên kém cỏi (có chỉ số “bằng lòng”) hơn lại được ở thứ hạng cao hơn, được ăn mức lương ưu đãi hơn những giáo viên có năng lực giỏi (thua chỉ số “bằng lòng”).Và, theo quy định mới những giáo viên không giữ chức vụ gì cũng sẽ ít có cơ hội thăng hạng hơn.
Và như thế, tiêu chuẩn của giáo viên hạng II từ tiểu học trở lên được xếp lương có hệ số 4,0 đến 6,38 sẽ trở nên quá khó, mà nhiều giáo viên sẽ khó có cơ hội chạm vào.
Nhiều nhà giáo đặt câu hỏi, cùng văn bằng chứng chỉ như nhau, cùng dạy học một cấp thì có cần phải phân thứ hạng nhà giáo cao thấp như hiện nay?
Cái cần chú ý là chất lượng mỗi môn mình dạy, mỗi lớp mình đảm nhiệm, mỗi đối tượng học sinh có vượt trội hơn đồng nghiệp?
Chứ kiểu phân thứ hạng phần nhiều dựa vào chỉ số bằng lòng như này thì dự báo không ít giáo viên chỉ lo lấy lòng hiệu trưởng mà quên đi nhiệm vụ chính là giảng dạy của mình.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hiệu trưởng, hiệu phó phải xắn tay vào dạy phụ đạo lớp 1- tín hiệu vui dạy thật
Hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách lớp phụ đạo cũng là thể hiện năng lực, trách nhiệm của người lãnh đạo, làm gương cho giáo viên trong trường.
Với "Nghỉ Tết không áp lực bài tập" tiên phong trên cả nước, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi dấu ấn đẹp với học trò, phụ huynh địa phương; một món quà Tết tuyệt vời tặng cho học trò nhân dịp năm mới.
Chuyện "Nhiều học sinh lớp 1 chưa đạt, Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu các trường dạy phụ đạo" đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 26/2/2021 đã nhận được sự quan tâm của bạn đọc, đặc biệt là giáo viên đang dạy lớp 1 trên cả nước.
Bài viết đã được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận của giáo viên đang dạy lớp 1.
Đa phần bình luận đều tấm tắc khen ngợi lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã dũng cảm nhìn nhận, đánh giá khách quan chất lượng lớp 1.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo lắng, lo lắng vì khi "Các trường không có giáo viên để bố trí dạy thì lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này, sau khi các em biết đọc lưu loát, viết, tính toán thành thạo chuyển các em về lại lớp học ban đầu" sẽ "kích thích" các cơ sở giáo dục trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và trên cả nước nói chung báo cáo số liệu "đẹp", tránh trách nhiệm "dạy phụ đạo" sau này.
Cũng có ý kiến thẳng thắn, cho rằng "lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này" là chưa đúng quy định về chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học.
Với lãnh đạo của trường trung học, có quy định dạy số tiết theo tiêu chuẩn, còn lãnh đạo trường tiểu học hoàn toàn không có quy định này, liệu Sở ra quyết định như vậy có "ép" lãnh đạo nhà trường không?
Một tiết học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lê Thành Duy, thành phố Bà Rịa. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Khánh Chi/ Báo Bà Rịa - Vũng Tàu).
Người trong cuộc nói gì về kế hoạch lãnh đạo nhà trường phải dạy phụ đạo?
Để trả lời câu hỏi này, người viết đã trao đổi với cô giáo A. (đề nghị không nêu tên), hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Vũng Tàu.
Cô A. chia sẻ "Trước tiên, tôi cảm ơn sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học ngay từ lớp 1, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp sau này.
Chỉ đạo của Sở đã ghi rõ "Các trường không có giáo viên để bố trí dạy thì lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này, sau khi các em biết đọc lưu loát, viết, tính toán thành thạo chuyển các em về lại lớp học ban đầu".
Chỉ đạo như thế không "kích thích" các cơ sở giáo dục trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo số liệu "đẹp", vì giáo dục Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang đi vào thực chất.
Chúng ta cần khách quan nhìn nhận, đây là sự nhấn mạnh của lãnh đạo Sở với lãnh đạo cơ sở về trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời đó cũng chính là một giải pháp sắp xếp nhân sự dạy lớp học đặc biệt này.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phải chịu mọi trách nhiệm, không đổ lỗi cho ai về hiệu quả công tác của đơn vị mình phụ trách; không sắp xếp được, không chỉ đạo được, thì mình phải đứng ra làm.
Hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách lớp phụ đạo cũng là thể hiện năng lực, trách nhiệm của người lãnh đạo, làm gương cho giáo viên trong trường.
Chỉ đạo của Sở hôm nay, cũng là chỉ đạo tầm xa cho những năm sau, các trường trong địa bàn phải có kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình ngay từ đầu năm chứ không đơn thuần chờ chỉ đạo của Sở nữa.
Chúng tôi đã thống nhất quan điểm dạy thật, học thật, báo cáo đánh giá thật trong tập thể sư phạm nhà trường ngay từ đầu năm; mỗi giáo viên lớp 1 nói riêng, cả trường nói chung đều có trách nhiệm phụ đạo cho học sinh yếu ngay từ đầu năm học.
Với học sinh lớp 1 năm nay, giáo viên phụ trách lớp lại càng quan tâm hơn đến chất lượng của học sinh.
Ngay từ tuần đầu tiên, khối lớp 1 đã thường xuyên nắm bắt tình hình của từng lớp, em nào yếu kỹ năng nào giáo viên đã nắm bắt và có kế hoạch phụ đạo ngay.
Chỉ đạo của Sở về việc dạy phụ đạo tập trung cho các em học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 đã cụ thể hóa hơn công việc mà tập thể giáo viên nhà trường đã và đang làm.
Thực tế, những đối tượng học sinh yếu về các kĩ năng đọc, viết, tính toán thường là học sinh tự kỉ, tăng động giảm chú ý, có khó khăn về trí não...
Để có phương án "dài hơi" hơn, mở rộng đối tượng hơn cho cả 4 khối lớp sau và phù hợp với thực tế các nhà trường hiện nay, thì không nhất thiết phải là lãnh đạo trực tiếp đứng ra giảng dạy.
Ở đây cần sự linh hoạt sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo. Có thể điều chỉnh phân công nhiệm vụ cho giáo viên từ đầu năm, ưu tiên số lượng giáo viên dôi ra cho khối lớp 1; có thể lập kế hoạch phụ đạo lớp học vào thứ 7 và một số buổi thứ hai trong tuần.
Nếu ở đơn vị có nhiều học sinh trong "diện đặc biệt" thì nên hợp đồng 1 giáo viên phù hợp để dạy lớp học này.
Với giải pháp này thì ngay từ đầu năm phải có kế hoạch chi tiêu nội bộ, đầu tư cho nội dung này kết hợp vối việc vận động công tác "xã hội hóa" giáo dục để trả chi phí hợp đồng giáo viên".
Dạy thật, đánh giá và báo cáo thật, là biện pháp đơn giản nhất để nâng cao chất lượng giáo dục mà bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng làm được.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tấm gương tiên phong về nhìn nhận khách quan chất lượng lớp 1, có chỉ đạo kịp thời, hợp lòng người, nên chăng các địa phương khác nên học tập.
Hà Nội: Giáo viên chủ động nghiên cứu SGK lớp 2, lớp 6 qua Internet Sở GD&ĐT Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tổ chức giới thiệu, bồi dưỡng sử dụng SGK cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Mục tiêu đặt ra là 100% giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 tham gia bồi dưỡng sử dụng SGK. Ảnh minh họa. Sở GD&ĐT Hà Nội phấn đấu hoàn thành việc bồi dưỡng giáo...