Nếu giá lợn trong nước không giảm, Chính phủ sẽ cho nhập thịt về
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, nếu các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước không giảm giá lợn, Chính phủ sẽ cho nhập thịt lợn từ nước ngoài về.
Chiều nay (12/3), Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Quang cảnh hội nghị.
Phát biểu mở đầu hội nghị trên, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Đối với nông nghiệp, ngoài việc đối phó với dịch bệnh Covid-19, ngành này đang phải chịu thêm 2 thách thức khác, đó là: Tính cực đoan của thời tiết do tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh.
Ông Cường dẫn chứng, đêm giao thừa của Tết Canh Tý 2020 đã xuất hiện mưa đá ở miền Bắc, 12.000 ngôi nhà đã bị thiệt hại; thời khắc giao thừa và những thời điểm đầu năm mới xuất hiện mưa lớn ở Hà Nội 120mm, nhiều tỉnh phía Bắc cũng mưa lớn ở thời điểm này; bước vào vụ Đông Xuân cả 3 miền Bắc-Trung-Nam đều hạn. ĐBSCL hạn hán, xâm nhập mặn còn cao hơn giai đoạn năm 2016; miền Bắc 3 hồ nước lớn năm nay thiếu hụt 8 tỷ m3 nước, các hồ rất cạn kiệt.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Thách thức thứ 3 của ngành nông nghiệp đó là dịch bệnh. Dịch tả lợn châu Phi hoành hành suốt từ tháng 2/2019 đến hết năm 2019. Ngoài ra, hiện nay nông nghiệp còn đang đối mặt với dịch cúm gia cầm H5N1.
Theo ông Cường, nông nghiệp là ngành đặc thù, tạo ra khối lượng nông sản, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu con người. Đối với các ngành kinh tế khác, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng chỉ ở giai đoạn nhất định. Nhưng với nông nghiệp, nếu không chủ động tổ chức tốt sản xuất, nếu dịch bệnh này bùng phát thì sẽ rất bị động trong việc cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm.
Video đang HOT
“Người dân vào viện cũng phải ăn, bệnh nhân cũng phải ăn, người cách ly cũng phải ăn. Ngày 7/3 vừa qua, mới có bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 17 mà một số bộ phận người dân đã hoảng loạn, một số siêu thị xuất hiện cảnh người dân tranh nhau mua, tranh nhau tích trữ hàng. Do đó, hội nghị này nhằm bàn bạc với các địa phương, các doanh nghiệp cần chủ động tổ chức sản xuất để không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước mà còn cho xuất khẩu” – ông Cường phát biểu.
Cũng tại hội nghị trên, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng đã có xu hướng giảm, đã được kiểm soát.
Đối với dịch tả lợn châu Phi, dự kiến tháng 3/2020 chỉ còn tiêu hủy khoảng gần 4.000 con, 99% các xã bị dịch đã qua 30 ngày không tái dịch. Hiện nay quy mô đàn lợn lớn, mật độ chăn nuôi cao, tốc độ tái đàn đang rất nhanh.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng ông Tiến khẳng định mặt hàng thịt lợn sẽ không thiếu. Hiện cả nước còn 109.000 con lợn cụ, kỵ, ông, bà và 2,72 triệu con lợn nái, hoàn toàn đủ tiềm lực để tái đàn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.
“Chuồng trại, cơ sở vật chất vẫn còn nguyên. Trong quá trình chống dịch cùng với các giải pháp khoa học công nghệ, chúng ta đã tổng kết các mô hình an toàn sinh học, nhân rộng mô hình này trong sản xuất ở các xã, các huyện, các doanh nghiệp từ tháng 7/2019. Do đó, các tỉnh, thành phố cần tập trung cho tái đàn. Thịt lợn lúc này vẫn chiếm trên dưới 70%, ảnh hưởng tới CPI, đã có nhiều hội nghị triển khai tái đàn. Các doanh nghiệp không để xảy ra dịch bệnh thì cần tập trung tăng đàn” – ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Tiến thông tin thêm, năm 2020, ngành nông nghiệp Việt Nam phấn đấu sản xuất đạt 5,7-5,8 triệu tấn thịt các loại. Năm 2019 mặc dù rất khó khăn, nhưng ngành nông nghiệp vẫn sản xuất thực phẩm tăng 766.000 tấn so với năm 2018.
Về giá thịt lợn, ông Tiến cho biết, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt Bộ NN&PTNT phải cùng các doanh nghiệp ghìm giá thịt lợn xuống, nhưng hiện nay vẫn ở mức cao.
“Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp lớn gương mẫu giảm giá thịt lợn xuống ở mức 70.000 đồng/kg thịt hơi là hợp lý. Nhiều doanh nghiệp đã rất ủng hộ việc đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg, nhưng cũng có những doanh nghiệp không thực hiện, vẫn để giá cao hơn. Nếu chúng ta không làm được việc này thì chắc chắn Chính phủ sẽ cho tăng cường nhập thịt lợn từ Mỹ, từ Canada, Úc, Nga, thậm chí cả Lào và Campuchia về” – ông Tiến cảnh báo.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Thảo – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam khẳng định sẽ đồng hành cùng với Bộ NN&PTNT, người tiêu dùng để giảm giá lợn hơi xuống ở mức 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ông Thảo băn khoăn, nếu chỉ doanh nghiệp thực hiện giảm giá, nhưng khâu trung gian, các siêu thị không giảm thì người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn giá cao.
Nói đến đây, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị đại diện Tập đoàn Masan “đáp lời” ý kiến của Dabaco.
Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Tổng Tập đoàn Masan cũng khẳng định sẽ đồng hành với Bộ NN&PTNT, người tiêu dùng để đưa giá lợn ở mức hợp lý, nhằm phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Tổng Tập đoàn Masan.
Cũng theo ông Nam, ngày 7/3, sau khi Hà Nội công bố trường hợp đầu tiên dương tính với Covid-19, hệ thống VinMart và VinMart ghi nhận lượng người mua tăng cao đột biến. Do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tất cả các siêu thị và cửa hàng không xảy ra tình trạng thiếu hàng, các mặt hàng thiết yếu liên tục được bổ sung, đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dân dù thị trường có sự thay đổi bất ngờ. Trước những diễn biến mới phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Tập đoàn Masan tăng cường các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì đảm bảo nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá đến người tiêu dùng.
“Chúng tôi đã giao công ty VinCommerce – công ty con của tập đoàn Masan kết hợp với Tổng công ty Lương thực miền Bắc đảm bảo cung cấp đầy đủ gạo cho nhu cầu thiết yếu của người dân tại 63 tỉnh thành thông qua hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart ” – ông Nam cho biết.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kêu gọi các doanh nghiệp cần đồng hành với Bộ NN&PTNT để sau hội nghị này đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg. Giá lợn phải đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng. Theo ông Cường, giá lợn hơi hiện nay ở mức 70.000 đồng/kg là phù hợp, đảm bảo phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
“Nếu giá lợn cao quá, người tiêu dùng quay sang ăn các thực phẩm khác như cá, gia cầm,…ăn mãi rồi thành quen. Đến khi người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn thì ngành chăn nuôi lợn sẽ bị thiệt hại” – ông Cường nói.
Theo dân trí
Giá lợn nhảy múa như chứng khoán
Trong 6 ngày trở lại đây, giá lợn hơi tại Việt Nam mỗi ngày đều tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, không khác gì việc nhảy múa tăng giá của một mã cổ phiếu nóng.
Chiều ngày 8/10, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong nước tiếp tục công bố điều chỉnh giá lợn hơi theo hướng tăng giá ngày thứ 6 liên tiếp. Theo đó, Công ty C.P miền Bắc thông báo giá bán lợn ngày 9/10 tăng tiếp 1.500 đồng/kg lên mức 59.500 đồng/kg.
Bộ NN-PTNT cho biết sẽ không để giá lợn trong nước tăng quá mức như Trung Quốc
Tương tự, Công ty C.P miền Nam thông báo giá heo ngày 9/10 cũng tăng từ 1.000 - 1.500 tùy từng tỉnh, đưa giá heo tại khu vực miền Nam hầu hết đều trên mức giá 51.000 đồng/kg, một số khu vực dịch đã qua lâu giá lên tới 53.000 - 54.000 đồng.
Cũng tăng 1.500 - 2.000 đồng/kg nhưng giá lợn hơi của Tập đoàn Dabaco mở cửa chuồng ngày 9/10 đã thiết lập đỉnh mới ở mức 62.500 - 63.000 đồng/kg, mức giá cao nhất 5 năm trở lại đây, chỉ còn cách mức giá kỷ lục năm 2011 là 71.000 đồng/kg.
Trong khi đó, hiện giá lợn hơi trung bình tại Trung Quốc đã đạt 100.000 đồng/kg. Do đó, có thời điểm, giá lợn hơi một số tỉnh phía Bắc có biên giới giáp Trung Quốc của Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang... bán được tới 70.000 đồng/kg.
Chia sẻ với các cơ quan báo chí bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh, về tổng sản lượng thịt các loại cân đối đến hết năm nay Việt Nam sẽ không thiếu, nhưng thịt heo sẽ bị sụt giảm do việc tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi thời gian vừa qua.
Để bù đắp lượng thịt lợn bị thiếu này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, với những khu vực trại nuôi lớn còn an toàn, chưa có dịch khuyến khích tăng đàn. Những vùng có đã có dịch, nhưng nay kiểm soát an toàn sẽ cho tái đàn và đã triển khai trên thực tiễn.
"Để bù nguồn thịt lợn bị thiếu, sẽ tăng nguồn từ thịt gà, bò, hải sản, Bộ NN-PTNT cũng đã tính tới phương án tăng nguồn nhập khẩu thịt. Tuy nhiên, việc nhập khẩu ngoài cân đối nhu cầu trong nước còn có quan hệ thương mại các quốc gia với nhau. Nhưng quan điểm là Bộ NN-PTNT sẽ kiểm soát để giá thịt lợn không tăng quá mức như Trung Quốc" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định.
Theo nông nghiệp việt nam
Doanh nghiệp nói không tăng, sao giá lợn hơi trên thị trường vẫn lên vùn vụt? Người tiêu dùng chưa kịp hưởng lợi vì giá lợn giảm thì mấy ngày gần đây giá lợn hơi bỗng dưng tăng vọt trở lại. Tại miền Bắc, giá lợn hơi có nơi lên mức 88.000 đồng/kg. Cách đây 2 tuần, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kêu gọi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn bình ổn giá, đẩy giá heo hơi xuống mức 75.000...