Nếu đề thi, cách đánh giá môn Sử vẫn ‘cũ kỹ’, có là môn bắt buộc HS cũng khó yêu

Theo dõi VGT trên

Môn Lịch sử hiện nay là cần khắc phục được những tồn tại, bất cập chứ không phải vấn đề là ‘môn bắt buộc hay tự chọn’.

Tại phiên họp toàn thể vào sáng 22/5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu và quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn bắt buộc.

Theo đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng môn Lịch sử có vị trí đặc biệt và có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này.

Vì vậy cần tiếp thu ý kiến của đông đảo cử tri, nhân dân theo hướng quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp.

Đồng thời thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).

Cần khắc phục những bất cập

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội cho rằng, môn Lịch sử hiện nay là cần khắc phục được những tồn tại, bất cập chứ không phải vấn đề là “môn bắt buộc hay tự chọn”.

Nếu đề thi, cách đánh giá môn Sử vẫn cũ kỹ, có là môn bắt buộc HS cũng khó yêu - Hình 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội (Ảnh: NVCC)

Theo bà Nga, nhìn vào chương trình môn Lịch sử từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông hiện nay còn “quá ôm đồm” khi lượng kiến thức cung cấp cho học sinh “quá hàn lâm” và sách giáo khoa vẫn nặng về sự kiện, con số… dẫn đến học sinh không hào hứng tiếp thu.

Bà Nga cũng chỉ rõ nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp “dạy chay”, chỉ cung cấp kiến thức nói lại ở trong sách giáo khoa, trình bày sự kiện, con số.

Kết cấu đề thi, cách đánh giá của môn Lịch sử cũng rất “cũ kỹ”, theo kiểu đề bài ra đối chiếu với đáp án và lấy độ chính xác của con số, sự kiện để đánh giá.

“Do không có sự đổi mới, sáng tạo dẫn đến bộ môn này trở nên tẻ nhạt, chán ngán và các em học như một cái máy, con vẹt, mệt mỏi khi cứ phải cố gắng ghi nhớ sự kiện, con số”, bà Nga nêu.

Từ thực tế trên, bà Nga đề xuất sách giáo khoa cần phải biên soạn sao cho vẫn là chương trình, kiến thức lịch sử nhưng phải dựa trên đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của học sinh để truyền tải kiến thức chứ không chỉ cung cấp kiến thức đơn thuần.

Video đang HOT

Bên cạnh việc cung cấp kiến thức đại cương, cần bớt đi những kiến thức hàn lâm và đừng nên đòi hỏi, kỳ vọng học sinh “làu làu lịch sử theo kiểu hàn lâm”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga chỉ rõ: ngành giáo dục luôn nhấn mạnh đổi mới, lấy người học làm trung tâm nhưng với môn Lịch sử hiện nay nhiều nơi vẫn dạy theo kiểu “nhồi sọ”, chỉ cung cấp lại kiến thức trong sách giáo khoa.

Do đó, cần thay đổi, chuyển sang dạy học môn Lịch sử bằng phương pháp truyền cảm hứng và sử dụng các biện pháp phụ trợ.

“Lịch sử không phải cái gì đó “đông cứng, vô hồn” và mục đích giáo dục lịch sử không phải để thuộc ‘làu làu như con vẹt rồi trả bài’ qua các bài thi mà phải thiên về giáo dục truyền thống, từ đó giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, ý thức công dân và hình thành phản ứng trước thời cuộc.

Do vậy, cần thay đổi cách đánh giá và cần có tư duy tiếp cận mới mẻ, khuyến khích các em có sự nhìn nhận, đánh giá chứ không phải chỉ thụ động tiếp thu, nhồi sọ”, bà Nga bày tỏ.

Đổi mới cách dạy để tạo hứng thú cho học sinh

Cô giáo Nguyễn Thị Lệ- Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Kiến An (Hải Phòng) cho hay, thay vì kiểu bám sát sách giáo khoa, học sinh phải học thuộc, ghi chép thì các giáo viên ở đây đã thay đổi cách dạy.

Trong đó giáo viên tăng cường bài giảng qua slide thuyết trình, chiếu các đoạn phim ngắn về các sự kiện lịch sử… để học sinh dễ theo dõi và phát huy tính tích cực, cho học sinh tự trải nghiệm, từ đó hiểu về sự kiện và ý nghĩa của nó trong tiến trình lịch sử.

Nếu đề thi, cách đánh giá môn Sử vẫn cũ kỹ, có là môn bắt buộc HS cũng khó yêu - Hình 2

Nhiều ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng, không nên dạy Lịch sử theo kiểu “nhồi sọ” (Ảnh: LT)

Bên cạnh đó, đề thi không ra theo kiểu đánh đố các năm hay bài tự luận bắt các em cặm cụi làm mà đánh giá bằng năng lực, các câu hỏi gợi mở và các bài tập có thể theo nhóm để nhập vai vào các nhân vật hoặc người sống vào thời kỳ lịch sử đó nhằm thể hiện quan điểm về sự kiện hay nhân vật.

Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm về các sự kiện lịch sử qua Internet, sách báo, đến các di sản, trò chuyện với nhân chứng… Nhờ vậy mà đa phần học sinh của trường đều yêu thích môn sử.

Một giáo viên môn Lịch sử tại Trường Trung học phổ thông trên địa bàn quận Ngô Quyền, Hải Phòng, cũng chỉ ra cách dạy môn Lịch sử thời gian qua không phù hợp khiến cho học sinh cảm thấy nặng nề, thậm chí sợ.

Vị giáo viên này tán thành yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra, đồng thời bổ sung đề xuất tinh giản dung lượng kiến thức.

Đối với giáo viên cũng cần thay đổi từ việc truyền thụ kiến thức một chiều, nhồi nhét sang để học sinh được tự do bày tỏ ý kiến hay đa chiều, tạo sự tranh luận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa các video, hình ảnh vào bài giảng giúp phong phú, đa dạng hơn.

Ngoài ra, nên tổ chức cho học sinh có những buổi ngoại khóa, tham quan hiện trường lịch sử, gặp gỡ với các nhân chứng, bởi với lịch sử, việc học thực địa sẽ tốt hơn nhiều.

Đồng thời, thay đổi kiểm tra đánh giá bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng số liệu, mốc thời gian.

Sắp triển khai GDPT mới, làm sao để môn Sử không còn là nỗi sợ của học sinh?

Nên đưa các giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học phổ thông đại trà tham gia vào công tác làm đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo đánh giá, Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ hội để đổi mới sách giáo khoa cũng như phương pháp giảng dạy các môn học, trong đó có môn Lịch sử.

Từ trước đến nay, bộ môn Lịch sử luôn được quan tâm và đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này cũng vậy.

Theo như kế hoạch, năm học sắp tới 2022 - 2023 chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai đối với lớp 10 mà môn Lịch sử thuộc nhóm môn tự chọn nên nhiều lo ngại việc đại đa số học sinh sẽ ngó lơ môn học này.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đem băn khoăn này đi hỏi Giáo sư Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì được thầy cho biết gốc rễ của vấn đề học sinh sợ, chán học Lịch sử nằm ở khâu ra đề thi chứ không phải là phương pháp dạy hay người dạy.

Sắp triển khai GDPT mới, làm sao để môn Sử không còn là nỗi sợ của học sinh? - Hình 1

Giáo sư Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ảnh: Xuân Trung)

Thầy Bình nhận định, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quá khó, trong khi đó trình độ học sinh thì khác nhau nên dẫn đến kết quả thi môn Lịch sử trung bình trong cả nước thấp.

Nhìn lại phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Lịch sử của cả nước năm 2021 cho thấy, có 637.005 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử trong đó điểm trung bình là 4.97 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.0 điểm. Đây là môn thi có kết quả thấp nhất trong kỳ thi năm 2021. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây điểm Lịch sử luôn ở khu vực cuối bảng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo thầy Bình, kết quả này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh khi quyết định có lựa chọn môn Lịch sử hay không trong năm học tới đây. Nhiều học sinh có sự e ngại, sợ môn Lịch sử.

Để giải quyết lo lắng này, thầy Bình đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ra đề thi có sự phân hóa và sát với chương trình học để học sinh ở nhiều trình độ khác nhau có thể làm bài được. Bên cạnh đó nên đưa các giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học phổ thông đại trà tham gia vào công tác làm đề và giảm bớt giáo viên ở trường chuyên. Có như vậy mới biết học sinh trung học phổ thông ở trình độ nào và ra đề phù hợp.

Sách giáo khoa cần sát với thực tế và sinh động hơn

Từ trước đến nay sách giáo khoa môn Lịch sử bị đánh giá quá nhiều số liệu, sự kiện lịch sử. Đây là một trong những nguyên nhân khiến học sinh chán, sợ môn Lịch sử. Chương trình mới này cũng là lúc để các nhà chuyên môn nhìn nhận lại và cải cách sách giáo khoa làm sao để thôi thúc niềm yêu thích học môn Lịch sử đến với nhiều học sinh hơn.

Chia sẻ về cuốn sách Lịch sử 10 trong chương mình mới, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh - Trưởng bộ môn lý luận và phương pháp dạy học lịch sử tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng là Chủ biên môn Lịch sử 10 - bộ sách Cánh Diều thông tin, sẽ có nhiều điểm mới trong bộ sách Lịch sử năm sau. Cuốn sách được đội ngũ chủ biên hứa hẹn sẽ giúp học sinh nhìn nhận về Lịch sử không còn là môn học thuộc lòng, nhiều dữ liệu, sự kiện mà là một môn học sát với thực tế, giúp các em có hứng thú khi học.

Về nội dung, sách giáo khoa mới được biên soạn theo các chủ đề, chuyên đề, các vấn đề của lịch sử. Sách giáo khoa mới lớp 10 có 7 chủ đề, có 3 chuyên đề liên quan đến các nền văn minh thế giới, còn lại là lịch sử Việt Nam. Các bài học sẽ được triển khai theo dạng các nội dung chuyên sâu và phổ quát chứ không đơn thuần là các chuỗi sự kiện, ngày tháng năm khiến học sinh nhàm chán.

Sắp triển khai GDPT mới, làm sao để môn Sử không còn là nỗi sợ của học sinh? - Hình 2

Một trong những nội dung trong sách Lịch sử lớp 10 của bộ sách Cánh Diều

Theo thầy Ninh, nội dung trong sách giáo khoa lớp 10 sẽ nâng cao mở rộng và mang tính đặc thù hơn nội dung được giảng dạy ở trung học cơ sở.

Về hình thức, mỗi trang sách đều có sự phối kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và chữ viết. Hai thành tố này hỗ trợ cho nhau để thực hiện mục tiêu của bài học. Hệ thống chữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Những hình ảnh phong phú, đa dạng phụ họa cho chữ viết giúp giáo viên và học sinh khai thác bài học một cách tối đa, phát huy tính tư duy và định hướng cho người học.

Bên cạnh đó sách Lịch sử được biên soạn theo hướng tích hợp tức là nó được đặt với mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác như tư tưởng, văn hóa, ... để giúp việc học lịch sử trở nên đời thường, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, qua đó, học sinh có thể nhìn thấy được những câu chuyện của xã hội hiện đại như áo dài dân tộc, công nghệ sinh học, bảo vệ chủ quyền biển đảo, cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo,... Đây được xem là một trong những cải tiến có thể giúp khơi gợi niềm đam mê của học sinh với môn Lịch sử để khi các em học không còn là những kiến thức xa xôi mà đó chính là cuộc sống đang hiện hữu.

Quan trọng nhất vẫn là người dạy

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh, dù một cuốn sách có hấp dẫn như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là ở người dạy. Thầy cô phải là người truyền được lửa cho học sinh qua mỗi bài giảng.

Làm thế nào để học sinh có thể thấm sâu và hiểu sâu về những sự kiện lịch sử có vẻ khô khan mà không dừng lại là ở kiến thức nặng nề số liệu, ghi nhớ đó là mục tiêu của việc học môn Lịch sử. Vì vậy, để mỗi tiết học có thể phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy và truyền cảm hứng yêu lịch sử dân tộc đến học sinh thì điều này phụ thuộc phần lớn vào phương pháp dạy của giáo viên. Thầy cô dạy hay thì học sinh mới yêu thích môn học.

Thầy Ninh cho rằng, để các em yêu thích môn Lịch sử thì giáo viên cần có phương pháp dạy vừa truyền tải được nội dung chính của bài học vừa giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo không chỉ đơn thuần là giáo viên đọc học sinh chép bài như xưa. Bên cạnh đó, nhà trường, giáo viên tùy vào điều kiện để tạo ra các hoạt động trải nghiệm trong từng môn học như đa dạng hóa hình thức dạy học bằng cách tổ chức các chuyến tham quan di tích lịch sử, các làng nghề, chùa, đền,.... hay tổ chức đóng vai, tranh luận ngay trong từng tiết học.

Về vấn đề này, Giáo sư Đỗ Thanh Bình cho rằng, sách giáo khoa mới thì phương pháp dạy của giáo viên cũng phải mới. Bây giờ giáo dục không phải kiểu phát thanh một chiều mà phải có sự trao đổi qua lại giữa hai bên. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ tổ chức lớp học và hướng dẫn còn học sinh sẽ là người làm chủ bài học, tự nghiên cứu, tìm tòi trên cơ sở nội dung có sẵn. Điều này sẽ giúp học sinh chủ động hơn và phát triển khả năng tư duy độc lập.

Với những thay đổi có tính đột phá về cả tư duy người dạy và sách giáo khoa, các chuyên gia hy vọng năm học tới nhiều em sẽ yêu thích môn Lịch sử và lựa chọn tổ hợp có môn Lịch sử. Bởi đây là môn học giúp các em giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, bồi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn và hình thành những phẩm chất tốt đẹp của một công dân Việt Nam, công dân toàn cầu đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"

Sao việt

13:33:13 19/11/2024
Thanh Thảo cho biết cô không muốn vụ tranh chấp giữa mình và Thúy Vinh kéo dài, gây mệt mỏi. Ca sĩ tuyên bố sẽ rút đơn kiện nếu như Thúy Vinh chịu hợp tác để giải quyết dứt điểm vụ việc.

Tổng thống Pháp bình luận về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

Thế giới

13:21:30 19/11/2024
Hiện nay các nước phương Tây dường như bị chia thành 2 nhóm giữa bên ủng hộ quyết định của phía My và bên còn lại lo ngại việc cung cấp tên lửa tầm xa cho phía Ukraine sẽ khiến căng thẳng leo thang toàn khu vực.

Hoa sữa về trong gió: Mối quan hệ của mẹ con Thuận có chuyển biến tích cực

Phim việt

13:20:59 19/11/2024
Hoa sữa về trong gió tập 53, Phương thấy mẹ rất buồn nên chủ động xin lỗi. Thuận lấy làm ngạc nhiên vì hành động này của con gái.

Sự thật về "meme ly hôn" của Nicole Kidman

Sao âu mỹ

12:51:54 19/11/2024
Nicole Kidman cuối cùng cũng tiết lộ sự thật đằng sau meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise của cô. Hóa ra meme ăn mừng ly hôn của Nicole Kidman chỉ là một lời nói dối nhỏ.

Thanh niên Hàn Quốc rủ chị gái hàng xóm người Việt đi ăn mì, gần 1 năm sau review cơm cữ, netizen: Sao nhanh vậy?

Netizen

12:37:59 19/11/2024
Với những ai là tín đồ của những kênh YouTube về review đồ ăn, ắt hẳn còn nhớ đến hot boy Hàn Quốc Woossi (Park Woo Sung, SN 1996). Anh chàng từng có hơn 15 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Lạ vui

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.