Nếu công khai điểm là vi phạm pháp luật, Bộ GDĐT sẽ điều chỉnh
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga khẳng định: Nếu cơ quan về pháp luật nói việc công khai điểm thi vi phạm pháp luật, Bộ GDĐT sẽ điều chỉnh.
Lo ngại vi phạm quyền riêng tư
Sau khi điểm thi THPT Quốc gia được công bố rộng rãi trên rất nhiều trang thông tin, báo điện tử với việc chỉ cần nhấp chuột vào đường link, dữ liệu điểm thi của từng địa phương lập tức hiện lên đầy đủ tất cả các thí sinh, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra xoay quanh việc này. Dư luận lo ngại sự công khai điểm sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của thí sinh, nhất là với những em đạt điểm thấp. Thậm chí, điều này còn có dấu hiệu vi phạm quyền riêng tư.
Không chỉ vậy, nhiều người lo ngại, công khai thông tin thí sinh có thể bị lợi dụng để nhục mạ và gây sức ép công khai trên mạng xã hội. Nhiều em xấu hổ có thể dẫn đến các hành vi như không dám đi ra ngoài, bỏ nhà đi… tệ hơn là tự tử.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai (giảng viên Đại học tại Hà Lan, tác giả cuốn “Con đường Hồi giáo”) chia sẻ: “Tôi chết đứng người khi biết điểm thi vào trung học của học sinh hoàn toàn công khai thông qua các trang tra cứu. Ai cũng có thể lên mạng gõ tên sẽ ra vùng thi, số báo danh và điểm từng môn của thí sinh. Bạn bè, người quen, con cái đồng nghiệp và hàng xóm, người nổi tiếng, con người nổi tiếng… gõ tìm là ra hết.”
“Tên trẻ con giờ bố mẹ đặt cho rõ là kêu, ít có chuyện cả trăm đứa y chang nhau như ngày xưa, gõ thử tên con gái của bạn tôi trên phạm vi cả nước mà cũng ra. Điểm số hồi chưa công bố đã thấy học sinh tự tử, giờ công bố kiểu này thì sẽ ra sao? ” TS Nguyễn Phương Mai lo ngại.
Còn nhiều tranh cãi
Bàn về điều này, Luật sư Vũ Tiến Vinh, Công ty Luật Bảo An, Đoàn Luật sư Hà Nội, khẳng định việc công khai điểm thi THPT quốc gia như hiện nay không vi phạm quyền riêng tư.
Ông nói thêm từ trước đến nay, bảng điểm vẫn được niêm yết ở cổng trường nên không có lý do gì cấm công khai điểm thi. Việc công bố như vậy giúp học sinh và người nhà tra cứu thuận lợi, nhà trường cũng dễ nắm bắt kết quả học tập của học sinh, cũng như hiệu quả công tác giảng dạy.
Video đang HOT
Bảng điểm vẫn luôn được niêm yết tại các điểm thi (Ảnh: Hải Nguyễn)
Ngược lại, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng thông tin về trường lớp, kết quả học tập của trẻ em được xem là bí mật đời sống riêng tư, bí mật đời sống cá nhân.
Những học sinh đã trên 16 tuổi, dù không còn là trẻ em nữa, những thông tin về điểm thi, kết quả học tập cũng cần được xem là bí mật đời tư, bí mật cá nhân, được tôn trọng và bảo vệ. Việc công bố công khai kết quả trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng không phù hợp.
Cụ thể, ông Hậu dẫn Hiến pháp năm 2013, điều 21, quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Ngoài ra, Điều 38, Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rõ Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Luật trẻ em (2016) và Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9.5 hướng dẫn Luật trẻ em, đã quy định những hành vi cấm đối với thông tin về trường, lớp, kết quả học tập của trẻ em.
Trước vấn đề này, Thứ trưởng GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, thông tin công khai điểm của thí sinh có vi phạm về quyền riêng tư hay không, Bộ GDĐT đã từng đặt ra trước đó. Trước đây, đúng là Bộ GDĐT không công khai điểm, nhưng các cơ quan báo chí, truyền thông yêu cầu phải công khai để minh bạch thông tin.
“Bộ GDĐT công khai điểm để thể hiện sự minh bạch. Điều này cũng không vi phạm luật lệ nào mà nằm trong thông tư, quy định của Bộ là sau khi có điểm thi thì công khai kết quả. Nếu cơ quan về pháp luật nói việc công khai điểm thi vi phạm pháp luật, Bộ GDĐT sẽ điều chỉnh”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.
Theo laodong.com.vn
Cân nhắc lùi thời gian thực hiện Chương trình GDPT mới
Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội vừa có bản báo cáo kết quả phiên họp chuyên đề về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.
Trong báo cáo, Ủy ban băn khoăn khi nhìn lại lịch sử đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.
Bài học từ đổi mới trước
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội, chương trình GDPT chu kỳ trước được thực hiện từ năm học 2002-2003 ở lớp 1 và lớp 6, đến năm học 2008-2009 thì bắt đầu triển khai đại trà ở tất cả lớp học (chậm 2 năm so với yêu cầu của Nghị quyết).
Tuy nhiên, ngay trong báo cáo số 146/BC-BGDĐT ngày 26/5/2008 về kết quả đánh giá chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết 40, Bộ GD&ĐT đã lên kế hoạch nghiên cứu để xây dựng một chương trình GDPT mới để triển khai sau năm 2010, trong khi sách giáo khoa lớp 12 lúc bấy giờ vẫn chưa được áp dụng đại trà.
Kinh phí để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình, sách giáo khoa và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo đồng bộ với chương trình theo Nghị quyết 40 lúc đó là lớn.
Do đó, Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT hết sức thận trọng trong việc sửa đổi chương trình, sách giáo khoa GDPT lần này; đồng thời, tính toán để kế thừa và sử dụng có hiệu quả kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa chu kỳ trước (bao gồm cả chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tập huấn, tài liệu dạy học và cơ sở vật chất, trang thiết bị).
Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đề nghị Bộ GD&ĐT cân nhắc lùi thời gian thực hiện Chương trình GDPT mới.
Quan ngại lộ trình thực hiện chương trình GDPT mới
Đối với chương trình GDPT mới, Ủy ban ghi nhận nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong việc khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng.
Tuy nhiên, Ủy ban rất quan ngại về lộ trình thực hiện và các điều kiện bảo đảm cho việc triển khai chương trình GDPT mới. Việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT đã bị chậm về tiến độ.
Nếu theo đúng lộ trình, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2018-2019, thời gian còn lại chỉ là 15 tháng, trong khi vẫn còn nhiều công đoạn phải thực hiện: Thông qua chương trình tổng thể; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các bộ sách giáo khoa; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên...
Áp lực thời gian có thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của chương trình và sách giáo khoa mới.
Ngoài ra, thực tế cho thấy, từ sau khi có Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các điều kiện để bảo đảm thực hiện chương trình GDPT mới chưa có nhiều chuyển biến; sự vào cuộc, tham gia của địa phương, cơ sở trong công tác chuẩn bị đổi mới chương trình còn lúng túng, chưa rõ ràng. Ủy ban cũng lưu ý việc xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy phổ thông.
Cân nhắc lộ trình thực hiện
Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục tập trung chỉ đạo, hoàn thiện chương trình và sách giáo khoa GDPT mới bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Đồng thời đưa ra một số lưu ý đối với Bộ GD&ĐT.
Trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới GDPT nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng phải được thực hiện theo một lộ trình hợp lý trên cơ sở nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng về cả lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT bám sát yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể lộ trình cho quá trình xây dựng, ban hành và triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới bảo đảm tính khả thi, chất lượng, hiệu quả. Tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý GDPT đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Ủy ban băn khoăn khi nhìn lại lịch sử đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT thời gian vừa qua. Kinh phí để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình, sách giáo khoa và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo đồng bộ với chương trình theo Nghị quyết 40/2000/QH10 lúc bấy giờ là lớn.
Do đó, Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT hết sức thận trọng trong việc sửa đổi chương trình, sách giáo khoa GDPT lần này; đồng thời, tính toán để kế thừa và sử dụng có hiệu quả kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa chu kỳ trước (bao gồm cả chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tập huấn, tài liệu dạy học và cơ sở vật chất, trang thiết bị).
Về việc triển khai NQ 88/2014/QH13, Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT cân nhắc, có thể kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới nhằm bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
5 đổi mới gây tranh cãi của Bộ GD&ĐT Thí điểm bỏ biên chế giáo viên, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, liên tục đổi mới thi THPT quốc gia là những vấn đề nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Những năm qua, cụm từ "đổi mới giáo dục" trở nên quen thuộc với học sinh, giáo viên, người dân. Bên cạnh những kỳ vọng, những...