Nếu còn làm 10/20 điều dưới đây, bạn đích thực là một “bà mẹ trực thăng” và cần phải sửa đổi ngay
Sự quan tâm và can thiệp quá mức của không ít cha mẹ đã vô tình biến họ trở thành “ bà mẹ trực thăng”. Và theo phân tích của các chuyên gia, điều đó không hề tốt cho sự phát triển của trẻ.
Nếu bạn có 10/20 hành động dưới đây, bạn chính xác thuộc mẫu “bà mẹ trực thăng” và cần điều chỉnh lại cách nuôi dạy con của mình ngay.
1. Lúc nào cũng thận trọng
Nghiên cứu chỉ ra rằng, câu nói đơn giản và quen thuộc “Cẩn thận con nhé” có thể gây ra nhiều vấn đề cho trẻ hơn là một đầu gối trầy xước hay khuỷu tay rỉ máu. Cuộc sống không hề thiếu rủi ro, nguy cơ, ngay cả khi bạn đã là người trưởng thành. Trẻ cũng cần những cơ hội mạo hiểm để trưởng thành. Thay vì nói với trẻ “Hãy cẩn thận”, chúng ta có thể đưa ra những lời khuyên khác mang tính xây dựng hơn như: “Kế hoạch của con là gì khi…”; “Mẹ có thể giúp con”…
2. “Không” là câu cửa miệng
Lúc nào cũng nói “không” sẽ làm giảm hiệu quả thực sự của từ này khi bạn cần nó. Các chuyên gia của Psychology Today giải thích, chỉ có vài trường hợp mà người mẹ cần nói “không” với trẻ. Ví dụ, khi liên quan tới mối nguy hại tiềm tàng có thể xảy ra cho một người nào đó. Còn lại, bạn nên cố gắng kìm chế để đừng vội thốt lên từ này, tạo cơ hội cho con thoải mái khám phá những điều mới mẻ, ngay cả khi nó đồng nghĩa với một bãi lộn xộn và bạn phải rất vất vả để dọn dẹp.
3. “Vì mẹ chọn thế”
Các bà mẹ trực thăng không để con tự chọn quần áo, vì lo ngại ai đó để ý thấy đó là bộ con đã mặc từ 2 ngày trước hay bởi nó chẳng có chút tông xuyệt tông nào. Nhưng để trẻ tự mặc thứ mình muốn, chỉ cần bộ đó sạch sẽ, thì có hại gì chứ? Bất kể thế nào, thơ ấu là thời gian để khám phá mọi thứ – bao gồm cả thời trang.
4. “Đừng chạy như thế”
Có những trường hợp chính đáng cần cấm con chạy vì lý do an toàn như nền nhà trơn trượt… Nhưng trong công viên, trên cánh đồng, dọc vỉa hè, nói trẻ không được chạy là không cần thiết và thậm chí còn hơi thô bạo nữa. Trẻ được sinh ra là để vận động. Do đó, liên tục yêu cầu con chậm lại, ngừng chạy, sẽ đi ngược lại với sinh lý của trẻ.
5. Chỉ định bạn bè cho con
Nhiều phụ huynh chỉ trích bạn bè của con, soi xét xem đứa trẻ đó xấu tính, giả tạo hay không. Nhưng từ khi còn nhỏ, trẻ đã muốn kết nối với những trẻ khác có điểm chung với mình. Chúng ta không thể lúc nào cũng kiểm soát ai trở thành bạn với con cũng như người con sẽ hẹn hò sau này. Nếu bạn thấy mình hay chê bai bạn bè của con hay cố gắng xen vào chuyện đó, bạn là chính là một bà mẹ trực thăng.
6. Xúc cho con ăn
Một bà mẹ trực thăng đích thực luôn xúc cho con ăn hay chế biến bữa ăn theo nhu cầu từng đứa con. Ngoại trừ trường hợp nhạy cảm hay dị ứng với đồ ăn, các bà mẹ nên chấm dứt việc chiều chuộng kiểu này khi con đã lớn. Nếu cứ như vậy thì tới bao giờ trẻ mới học cách tự ăn và thử những thứ mới?
7. Cuồng đồ ăn tự nhiên, tốt cho sức khoẻ
Thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa quan trọng với trẻ mọi lứa tuổi. Bà mẹ nào cũng muốn dạy con ăn rau và uống đủ nước. Nhưng hạn chế các lựa chọn về thực phẩm của con lại thành ra gây hại. Trên thực tế, Today’s Parent đã tham khảo ý kiến của một chuyên gia về chế độ ăn và được xác nhận rằng, khi trẻ cảm thấy mình bị cấm đoán và trở nên thèm khát, trẻ có thể giấu đồ ăn hoặc ăn quá nhiều nếu có cơ hội. Cấm đồ ăn vặt có xu hướng tạo sự thèm muốn lớn hơn đối với chúng.
8. Can thiệp quá mức
Psychology Today khẳng định rằng, đọc tin nhắn hay nhật ký của trẻ chỉ có tác dụng ngược. Xâm phạm quyền riêng tư của trẻ vừa không cần thiết trong phần lớn trường hợp mà còn làm hỏng mối quan hệ cha mẹ – con cái. Hơn nữa, nếu bạn đã dạy con những thói quen tốt trên mạng trước khi cho con tiếp xúc với Internet và điện thoại di động, bạn không cần phải quá lo lắng. Kiểm soát quá mức chỉ khiến con càng thêm “phòng thủ” và sẵn sàng nói dối hoặc che giấu thông tin mà thôi.
9. Trả lời hộ trẻ
Bạn hay làm việc này cho trẻ nhỏ nhưng nhiều bà mẹ vẫn thường thay con trả lời câu hỏi của người lạ dù con đã lớn. Làm vậy là bạn đã tước đi sự tự tin trong con. Ngay cả nếu bạn có lo lắng con không thể trả lời một cách chính xác hay phù hợp thì điều đó cũng không sao hết.
Video đang HOT
10. Tương tác quá nhiều với giáo viên
Việc duy trì liên lạc với giáo viên là điều cần thiết để cha mẹ có thể phối hợp dạy dỗ con cái. Nhưng hành động của những bà mẹ rơi vào chế độ “trực thăng” là liên tục gặp mặt giáo viên để yêu cầu về chỗ ngồi cho con, đề nghị được giao thêm bài tập hay đề xuất đứa con bé bỏng đặc biệt của mình không cần phải tuân thủ một số quy định nào đó ở lớp.
11. Làm mọi việc cho con
Có sự khác biệt giữa việc giúp đỡ con và làm mọi thứ cho con khi trẻ được giao một dự án ở trường. Có thể tốn thời gian, công sức hơn nhiều nếu để trẻ tự làm hết mọi việc hoặc bạn muốn triển khai dự án theo hướng khác. Nhưng sẽ chỉ có lợi thôi nếu bạn tạo cơ hội để con quản lý dự án của mình. Còn các bà mẹ trực thăng làm hết cho con không chỉ khiến trẻ lầm tưởng cuộc sống luôn dễ dàng mà còn ngầm cho con biết, trẻ chẳng cần phải chịu trách nhiệm hay hết lòng vì công việc.
12. Không để trẻ có cơ hội lựa chọn
Từ việc bé xíu là chọn quần áo mặc lúc nhỏ tới những việc thực sự có ý nghĩa với trẻ như chọn loại sách để đọc hay trường học muốn thi vào. Tất nhiên cho trẻ lựa chọn là trẻ có khả năng phạm sai lầm nhưng đó là một phần cuộc sống và trẻ càng học sớm được điều đó càng tốt.
13. Giám sát trẻ trong các hoạt động xã hội
Với nỗ lực trở thành một bà mẹ thật “ngầu” trong mắt con, bạn có thể xung phong làm người đi kèm hoặc hướng dẫn viên khi trẻ đi chơi xa hoặc tham gia sự kiện nào đó tại trường. Nhưng nếu bạn chọn như vậy chỉ để giám sát con thay vì cùng con tận hưởng niềm vui giao lưu thì bạn chắc hẳn là một bà mẹ trực thăng.
14. Buộc dây vào người trẻ
Trẻ có những nhu cầu được tự do chạy nhảy và nhận thức về các giới hạn những như nơi an toàn. Vì thế, nếu buộc dây vào người trẻ chỉ để theo sát từng chuyển động của con mà không thực sự trông nom trẻ thì tốt nhất, hãy để dây buộc ở nhà.
15. Chỉ muốn con luôn thắng
Thất bại đôi khi lại tốt cho trẻ, nó giúp trẻ học được tính khiêm nhường – chìa khóa để trở thành người tốt. Lúc nào cũng muốn con chiến thắng không giúp trẻ học nhiều điều hữu ích, thậm chí còn nuôi dưỡng nguy cơ tự kiêu, chủ quan ở trẻ.
16. Không bao giờ rời con
Phần lớn các bà mẹ không yên tâm để trẻ ở nhà để có một buổi hẹn hò vui vẻ với hội bạn thân hay đi mua sắm một mình. Tất nhiên, con cái thường gắn bó với mẹ hơn nhưng việc để con có sự gắn kết lành mạnh với bố chúng hoặc những người lớn khác trong nhà là điều tốt lành nên làm.
17. Ngăn chặn mọi vi trùng
Sẽ là khôn ngoan khi đảm bảo vệ sinh mọi thứ nếu con bạn còn nhỏ nhưng nếu bạn vội chạy lên trước con, lấy khăn ướt lau chùi cẩn thận tay nắm cửa hay chiếc xích đu thì bạn chắc chắn là bà mẹ trực thăng rồi. Trừ khi con bạn mắc hội chứng rối loạn tự miễn nghiêm trọng hay các bệnh nguy hiểm khác, tiếp xúc với các loại vi khuẩn thông thường sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ.
18. Chơi hộ con
Không chỉ có một cách duy nhất để làm gì đó, nhất là trong vui chơi. Can thiệp quá sâu vào cả giờ chơi của trẻ là bạn đã làm thui chột khả năng sáng tạo của con.
19. Cấm con nghịch bẩn
Tạp chí Time cho biết, trẻ tiếp xúc với “hệ vi sinh đa dạng” từ bùn đất, bụi bẩn và những thứ khác trong môi trường sẽ giúp hệ miễn dịch được luyện tập và sức khỏe của trẻ được tăng cường. Thậm chí, trẻ đưa thứ bẩn vào miệng cũng không đến nỗi trở thành thảm họa bởi trẻ sẽ không lặp lại trải nghiệm đó ở lần sau.
20. Theo dõi con bằng camera
Không ít cha mẹ vẫn lắp đặt máy quay giám sát ngay cả khi họ kè kè bên con suốt ngày. Trừ khi trẻ làm gì đó thực sự nguy hiểm, bạn đâu cần quan sát con trên máy quay khi đang ở ngay phòng bên. Nhất là khi trẻ lớn lên, chúng cần có thời gian riêng cho mình, ở một mình, để được điên rồ một chút, như tất cả những đứa trẻ bình thường khác.
Nguồn: Moms
Theo Helino
Chuyên gia chỉ ra 8 cách dạy con đã lỗi thời, cha mẹ nên thay đổi ngay
Rất nhiều cách nuôi dạy con từ xa xưa mà cha mẹ hiện nay vẫn áp dụng nhưng thực tế cho thấy nó không còn phù hợp, bạn nên xem lại và thay đổi trước khi quá muộn.
Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Hoa Kỳ), hầu hết các bậc phụ huynh đều khá chắc chắn về phương pháp giáo dục con trẻ mà họ áp dụng. Họ cho rằng mình sở hữu những kỹ năng nuôi dạy trẻ tiến bộ. Tuy nhiên, điều đó không phải luôn đúng! Người làm cha, làm mẹ thường nhiều lần phạm phải cùng một sai lầm, khiến trẻ có tâm lý sợ hãi và thái độ không tốt. Trên cơ sở những lỗi sai phổ biến mà các bậc phụ huynh thường phạm phải, Bright Side đã tổng hợp một vài lời khuyên từ các nhà tâm lý học khắp thế giới nhằm giúp các cha mẹ tránh các kiểu nuôi dạy con đã không còn phù hợp.
1. "Mách lẻo" là hành vi xấu
Cha mẹ thường hay cảnh cáo trẻ "Con bỏ cái thói mách lẻo đấy đi" và trẻ sẽ thực sự cho rằng bản thân cần tuân theo quy tắc đó. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học khá quan ngại về vấn đề trẻ không được phép chia sẻ với cha mẹ về những vấn đề trẻ gặp phải ở trường. Các nhà tâm lý học cho rằng hầu hết trẻ nhỏ không tiết lộ việc bản thân bị bêu xấu ở trường vì sợ bị "gắn mác" là đứa trẻ "mách lẻo".
Thay vào đó, cha mẹ nên dạy trẻ cách chia sẻ về các tình huống bất thường và ủng hộ nếu trẻ muốn tìm đến cha mẹ và thầy cô để giải quyết vấn đề.
2. Không cho trẻ biểu lộ cảm xúc tiêu cực
Không ít cha mẹ cảm thấy bực bội mỗi khi trẻ khóc lóc, cáu giận hay ném đồ chơi lung tung. Đó là lý do vì sao họ thường hét lên với trẻ "Im lặng!", "Nín ngay!" thay vì tìm ra nguồn gốc vấn đề.
Cách phản ứng với cảm xúc tiêu cực này của trẻ là tồi tệ nhất bởi trẻ cần được giải tỏa cảm xúc để tránh gây áp lực quá lớn tới hệ thần kinh còn non nớt của mình. Trên thực tế, khả năng biểu lộ cảm xúc tiêu cực là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe tâm lý của người lớn. Đó cũng là điều trẻ cần khi trưởng thành, vì vậy trẻ cần bắt đầu phát triển khả năng đó ngay khi còn nhỏ.
3. Trẻ phải được thầy cô, bạn bè và hàng xóm yêu mến
Làm cha mẹ, ai cũng mong con sẽ chung sống hòa thuận với tất cả mọi người. Họ không muốn trẻ nghe được bất kỳ lời lẽ xúc phạm hay mâu thuẫn với bạn bè. Để đạt được điều này, trẻ đôi lúc phải chọn cách ứng xử "tử tế với tất cả mọi người".
Tất nhiên, việc sống chan hòa với mọi người rất quan trọng. Nhưng đừng bắt trẻ làm hài lòng tất cả mọi người, bởi để được người khác yêu thích, đôi khi trẻ sẽ phải hy sinh lợi ích và mục tiêu của bản thân.
4. Đứa trẻ học kém không thể tìm được công việc tốt
Trong thời đại ngày nay, vẫn nhiều phụ huynh cho rằng thành tích học tập ở trường của trẻ tỷ lệ thuận với thành công trong sự nghiệp khi trẻ trưởng thành. Vai trò của giáo dục là không thể phủ nhận, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến thành công.
Trên thực tế, Giáo sư chuyên ngành giáo dục Howard Hardner thuộc trường Đại học Harvard đã chỉ ra 7 dạng thức thông minh khác nhau, bao gồm: trí thông minh thị giác - không gian, trí thông minh vận động, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh giao tiếp, trí thông minh nội tâm, trí thông minh ngôn ngữ và trí thông minh logic - toán học. Ông cũng cho rằng hầu hết các bài kiểm tra IQ chỉ đánh giá được khả năng suy luận nhất định mà bỏ qua các dạng thức thông minh khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của trí thông minh cảm xúc đối với thành công của trẻ khi trưởng thành.
5. Trẻ nên sở hữu những món đồ chơi và thiết bị đắt tiền, tân tiến nhất
Các nhà xã hội học chỉ ra rằng cha mẹ ngày càng tiêu nhiều tiền trong việc nuôi dạy trẻ. Điều này khiến nhiều gia đình không muốn sinh con trong vài năm đầu hôn nhân.
Chuyên gia tài chính Ashley Eneriz tin rằng các bậc phụ huynh tiêu nhiều tiền hơn cần thiết cho trẻ. Cô đưa ra lời khuyên cha mẹ nên cân nhắc liệu món đồ mua cho trẻ có thực sự cần thiết. Có thể cha mẹ đang cố gắng dành cho trẻ những thứ bản thân họ không có khi còn nhỏ, hoặc họ đang cố an ủi bản thân vì những sai lầm mà họ mắc phải.
Tiết kiệm tiền nuôi dạy trẻ không "biến" họ thành người cha, người mẹ tồi tệ. Ngược lại, cha mẹ có lối sống tiết kiệm có thể trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo và dạy trẻ cách kiềm chế tiêu tiền cho những món đồ vô tác dụng.
6. Phạt con bằng cách tước đoạt món đồ yêu thích của trẻ
Các nhà tâm lý học khẳng định hình thức phạt trẻ bằng cách tước đoạt thứ gì đó của trẻ không đem lại hiệu quả như nhiều phụ huynh mong đợi. Đây là một trong những đặc điểm nguy hiểm nhất của cha mẹ "đầu độc" - cư xử như thánh mẫu, phạt trẻ và sau đó mới tha thứ cho trẻ. Và quy tắc của trò chơi này thường khiến trẻ "bối rối" bởi hình phạt phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ.
Lấy của trẻ đồ vật trẻ yêu thích hay tước đi thời gian chơi với bạn bè không hề giúp trẻ nhận ra lỗi sai. Ngược lại, trẻ sẽ tin rằng người có quyền lực có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn.
7. Tìm cách mua vui cho trẻ ở mọi thời điểm
Một số cha mẹ gửi con tới hết lớp ngoại khóa này đến lớp ngoại khóa khác hay liên tục mua cho con những đồ chơi giáo dục mới nhưng chỉ với lý do: "Tôi không muốn con tôi buồn chán". Họ muốn đảm bảo rằng con trẻ không bị buồn chán ở mọi thời điểm.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học khẳng định rằng trẻ sẽ không bao giờ học được cách tự làm hài lòng bản thân nếu cha mẹ không cho trẻ cơ hội rảnh rỗi hay tự chơi.
8. Phải chia sẻ đồ chơi mới tốt
Một trong những quan niệm dạy con phổ biến đó là trẻ nhỏ cần học cách chia sẻ với người khác. Điều này chưa hẳn là đúng. Trên thực tế, ép một đứa trẻ chia sẻ đồ chơi khi chúng không muốn càng khiến trẻ ích kỷ hơn bởi trẻ sẽ không bao giờ biết được khi nào cha mẹ muốn chúng thể hiện sự hào phóng của bản thân.
Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ hãy đặt bản thân họ vào tình huống đó. Họ có muốn chia sẻ đồ cá nhân với một người chẳng mấy quen biết không? Hay họ có sẵn sàng cởi chiếc áo yêu thích chỉ vì người hàng xóm thích chiếc áo đó? Hẳn là không đâu!
Nguồn: Brightside
Theo Helino
7 việc hủy hoại một đứa trẻ, rất nhiều các bậc cha mẹ vẫn đang làm hằng ngày Nếu đang thực hiện một trong bảy việc sau với con, bạn nên dừng lại càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa. 1. Khiến trẻ có cảm giác mình không làm được việc gì, không được ai khen ngợi Chẳng hạn như học hành không tốt, ngoại hình không đẹp, giao tiếp không giỏi, làm việc nhà cũng không xong, cẩu thả, bất...