Nếu chương trình mới mà vẫn để dạy thêm tràn lan, khó có thể nói thành công
Hiện nay, tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan gây ra rất nhiều hệ lụy, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự nhiên của các em.
Nếu thực hiện theo chương trình mới trong thời gian sắp tới vẫn còn tồn tại tình trạng dạy thêm học thêm như hiện nay thì khó có thể nói chương trình thành công, khó có thể nói chương trình giảm tải, đạt được mục tiêu của việc thực hiện chương trình mới.
Hiện nay không cần dạy thêm, học thêm
Một số giáo viên lấy lý do chương trình nặng phải dạy thêm cho học sinh từ đó đặt ra kiến thức cao, bắt học sinh phải chạy theo, tạo áp lực không cần thiết.
Một số phụ huynh thì cho rằng cho học sinh học thêm vẫn tốt hơn để các em ở nhà khi mà tinh thần tự học của các em chưa cao.
Hiện nay quan điểm trên đã không còn phù hợp, kiến thức đã tinh giảm, chương trình đã tinh gọn bên cạnh đó việc xây dựng chương trình mới đã hướng đến việc học 2 buổi/ ngày, học sinh đã học 2 buổi/ ngày mà còn dạy thêm thì rất vô lý.
Chúng ta đã quá sai lầm khi đặt nặng kiến thức hàn lâm trong trường phổ thông mà quên đi mục đích cao cả của giáo dục là giáo dục lý tưởng sống, đạo đức, kỹ năng sống,…
(Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Nếu không còn dạy thêm, học thêm
Video đang HOT
Nếu trường học chấm dứt được dạy thêm, học thêm là một điều vô cùng tích cực khi đó hầu như tất cả giáo viên sẽ làm việc hết mình, dạy thật, học thật sẽ được thực hiện.
Khi đó trường học sẽ đoàn kết, giáo viên không còn việc “chân trong, chân ngoài”, “chạy sô” để kiếm tiền, nói xấu nhau, gây mất đoàn kết nội bộ, không có lý do gì để o ép, “đì” học sinh.
Khi đó giáo viên sẽ yêu thương học sinh thật lòng, không có việc phân biệt đối xử giữa người học thêm và người không học.
Khi đó bất công giữa các học sinh sẽ mất đi, mọi học sinh đều được đối xử bình đẳng, công bằng.
Khi đó, mọi học sinh đều sẽ cố gắng học tập, tự học, có thời gian tham gia các khóa học thể dục thể thao, thẩm mỹ, kỹ năng sống, đạo đức,…
Đa phần, những bất cập trong trường học hiện nay đều từ dạy thêm mà ra.
Chuyển từ dạy kiến thức sang dạy những điều cần thiết hơn
Thay vì quá đặt nặng việc học kiến thức trong trường phổ thông, thay vì dạy thêm kiến thức chúng ta phải dần dần thay đổi quan niệm về việc dạy những vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống.
Do đó, tại các trường phổ thông chỉ nên dạy kiến thức cơ bản, học sinh có khi đạt được kiến thức môn này, không đạt của môn khác là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Không có khái niệm môn chính, môn phụ, không thể lấy các môn Toán, Văn, Anh văn làm các môn thi tuyển vào lớp 10 là không còn phù hợp.
Thay vì dạy thêm các môn văn hóa, đặt nặng kiến thức hàn lâm xa rời thực tiễn nên dạy học sinh tinh thần yêu thích thể thao, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, tăng cường các khóa huấn luyện thể dục thể thao, đưa thể thao vào trường học để học sinh vừa học tập, vừa rèn luyện.
Bên cạnh đó, phải giáo dục học sinh lý tưởng sống, đạo đức, đưa nội dung trên làm mục tiêu chính để hướng tới, xây dựng đội ngũ học sinh có phẩm chất, đạo đức tốt sẽ tránh được tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên, người lớn, học sinh đánh nhau, vi phạm pháp luật,…
Thay vì dạy thêm kiến thức hàn lâm, nên chuyển sang dạy các kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi với cuộc sống, chấp nhận đương đầu khó khăn, thử thách sẽ không có học sinh, sinh viên tự tử vì áp lực học hành, áp lực cuộc sống, gia đình,…
Cuối cùng, kiến thức ở trường phổ thông nên được thiết kế và dạy một cách đơn giản nhất, việc dạy học nên chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá thái độ, lý tưởng sống, kỹ năng sống,…có như thế mới tạo dần xã hội tích cực, hoàn thiện.
Muốn vậy phải kết hợp giữa xã hội, gia đình, nhà trường bằng các chủ trương, chính sách, đường lối và sự hợp tác của gia đình trong việc giáo dục học sinh.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường dạy học 2 buổi/ngày
Hiện nay, các lớp dạy thêm được mở ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh. Tuy nhiên, pháp luật quy định, không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường dạy học 2 buổi/ngày.
Ảnh minh họa
Tại Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định, các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:
- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Nguyên tắc của dạy thêm, học thêm theo quy định của pháp luật:
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Khi hiệu trưởng, hiệu phó cũng tham gia dạy thêm cho học sinh chính khóa Hiệu trưởng được giáo viên ký hợp đồng dạy thêm thì đương nhiên là làm "lính" của giáo viên đó, chịu sự quản lý của giáo viên trên về dạy thêm. Vấn nạn dạy thêm, học thêm trái phép đang hoành hành làm cho môi trường giáo dục méo mó, quan hệ đồng nghiệp, thầy trò méo mó, nó làm cho phụ huynh...