Nếu bị táo bón lâu ngày, hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề
Nếu phải vật lộn với táo bón trong vòng vài ngày, hệ tiêu hóa của bạn có thể đang gặp vấn đề.
Hiện nay không có “nguyên tắc vàng” nào quy định một người phải đi vệ sinh mấy lần trong một tuần thì mới có sức khỏe tốt. Tarek Hassanein, giáo sư, bác sĩ tiêu hóa tại Đại học Y khoa California San Diego cho biết, đi ngoài vào buổi sáng mỗi ngày là thời điểm lý tưởng nhất. Trên thực tế, không phải ai cũng làm được việc này và thậm chí đi vệ sinh hàng ngày là điều không nhiều người có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu tần suất đi ngoài bị phá vỡ, từ mỗi ngày một lần sang vài ngày một lần, bạn nên thực hiện một số điều chỉnh nhất định.
Tần suất đi ngoài đột ngột thay đổi, bị táo bón trong vòng 5-7 ngày và việc đi tiêu gặp khó khăn là hiện tượng đáng báo động, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Dưới đây là tổng hợp một số lý do phổ biến dẫn tới tình trạng này và biện pháp khắc phục:
Thiếu chất xơ và nước
Chất xơ, thường nằm trong các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc và đậu, rất nổi tiếng với công dụng ngăn ngừa hoặc giảm táo bón.
Táo bón trong vài ngày và không ăn nhiều rau xanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất xơ. Theo bác sĩ Hassanein, hầu hết người Mỹ không hấp thụ đủ chất xơ thông qua thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày. Thói quen này sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa, tác động tới khả năng chuyển động của ruột.
Viện Mayo khuyên, phụ nữ nên hấp thụ 21-25 gram chất xơ mỗi ngày, con số này là 30-38 gram đối với nam giới. Hãy thêm các thực phẩm giàu chất xơ như quả mâm xôi, lê, táo, đậu xanh, súp lơ xanh, cải Brussel và ngũ cốc nguyên cám vào khẩu phần ăn để tăng hàm lượng chất này hàng ngày. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ.
Tuy nhiên, tăng cường chất xơ là chưa đủ. Theo bác sĩ Hassanein, bạn cũng cần bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể để hỗ trợ hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động hiệu quả.
Video đang HOT
Mọi người nên tạo thói quen rèn luyện cơ thể mỗi ngày để giảm căng thẳng và bảo vệ hệ tiêu hóa.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây ảnh hưởng tới tần suất đi ngoài là ít tập thể dục. Theo bác sĩ Hassanein, vận động thường xuyên có thể làm tăng lưu lượng máu, thúc đẩy nhu động ruột.
Nhìn chung, mọi người nên đặt ra mục tiêu tối thiểu là tập thể dục 150 phút ở cường độ vừa phải mỗi tuần. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, những hoạt động có khả năng kích thích tim mạch như đi bộ hoặc chạy bộ không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn giúp bạn kiểm soát cân nặng đáng kể.
Trên thực tế, những bài tập thể dục cường độ cao, dễ gây mệt mỏi và đòi hỏi sức bền có thể tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa. Theo bác sĩ Hassanein, chúng làm ức chế quá trình sản xuất khí và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong đường ruột. Với một số trường hợp, rèn luyện sức bền còn gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Thừa stress
Nếu bạn thường xuyên bị stress vì phải vật lộn cuộc sống hàng ngày, hãy dành một chút thời gian thực hiện một số kỹ thuật thư giãn giúp thúc đẩy nhu động ruột.
Rõ ràng cứ stress là không tốt cho sức khỏe, vì vậy, dù stress ít hay nhiều cũng đều là “thừa”. Không nhiều người nghĩ tới căng thẳng có thể ảnh hưởng tới thói quen đi ngoài. Trên thực tế, theo Tổ chức về bệnh Rối loạn Tiêu hóa Quốc tế (IFFGD), những dây thần kinh trong não có khả năng kiểm soát các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa.
Thở bụng là một trong những kỹ thuật hít thở hiệu quả nhất giúp cải thiện mối liên kết giữa não bộ và đường ruột. Mọi người chỉ cần tập trung vào quá trình hít thở, hít sâu và thở ra từ từ trong năm giây. Tiếp tục thực hiện 5-10 lần để tạo cảm giác thư giãn.
Thiếu hoặc thừa một số vitamin
Nếu thực hiện những thay đổi trên không đem lại hiệu quả, bạn rất có thể đang bị thiếu vitamin B12.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), không chỉ gây mệt mỏi, yếu cơ, chán ăn và sụt cân, tình trạng này còn có thể dẫn tới táo bón.
Phụ nữ và nam giới trưởng thành nên đặt mục tiêu hấp thụ khoảng 2,4 microgam vitamin B12 mỗi ngày. Hải sản như nghêu, cá mòi, cá hồi và cá ngừ sở hữu hàm lượng B12 cao và cung cấp hơn 100% lượng được các chuyên gia khuyến nghị hấp thụ hàng ngày trong mỗi 85 gram.
Tuy nhiên, nếu bạn là người ăn chay, không ăn được thịt, hãy xem xét bổ sung chất này qua thực phẩm bổ sung hoặc men dinh dưỡng.
Trong một số trường hợp, táo bón cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thiếu hoặc thừa một số vitamin, đặc biệt là vitamin D. Viện Mayo đã chỉ ra, hấp thụ hơn 4000 IU vitamin D mỗi ngày có thể gây táo bón, buồn nôn, nôn mửa và giảm cảm giác thèm ăn.
Những thói quen mùa hè cần thay đổi ngay để chuyện "đầu ra" dễ dàng hơn, không còn khổ sở mỗi khi đại tiện
Thói quen đi ngoài chịu tác động từ nhiều khía cạnh, một trong số đó là thay đổi lối sống.
Trong thời gian gần đây, không ít người gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là thay đổi lối sống. Sam Hay, bác sĩ tại Phòng khám Cleveland giải thích, thói quen đi ngoài liên quan mật thiết tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Trong thời gian sống cách ly vì dịch bệnh, mọi người có xu hướng ít vận động, làm việc tại nhà, tránh gặp mặt người khác và hạn chế những hoạt động ngoài trời. Do đó, sau khi trở lại cuộc sống bình thường như trước đây, cơ thể chưa thể làm quen với sự thay đổi này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những vấn đề về đường ruột và không ít người đang gặp phải hiện nay.
Thói quen đi ngoài phản ánh chế độ dinh dưỡng, lối sống, sức khỏe thể chất và tâm lý của con người.
Táo bón xảy ra vì nhu động ruột không hoạt động hiệu quả, khiến phân khó di chuyển trong đường ruột. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu bất thường khi đi ngoài từ một lần một ngày sang vài giờ một lần trong ngày. Đối với trường hợp khác, nếu thói quen đại tiện giảm từ hai lần một ngày xuống còn vài ngày một lần, kết hợp với phân cứng là hiện tượng cảnh báo táo bón.
Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến trong mùa hè có thể làm thay đổi thói quen đi ngoài của bạn:
Ít hoặc không tập thể dục
Bạn có thể tăng cường chuyển động của ruột bằng cách tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ hoặc tập thể dục tại nhà.
Lý do hàng đầu làm thay đổi thói quen đi ngoài là ít vận động. Tập luyện kích thích hệ thần kinh, khiến tất cả các cơ và dây thần kinh trong ruột hoạt động hiệu quả hơn. Marvin Singh, chuyên gia y khoa kiêm tác giả của cuốn sách An Integrative Gastroenterologist's Guide to Gut Health & Longevity đã chỉ ra, chỉ với 30 phút tập cardio hoặc một số động tác yoga nhẹ nhàng mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe đường ruột và không lo bị tiêu chảy hay táo bón hành hạ.
Chế độ ăn uống kém lành mạnh
Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới đường ruột. Thường xuyên sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn đã qua chế biến sẵn sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe của bạn. Hơn nữa, Rabia De Latour, bác sĩ chuyên khoa dạ dày-ruột kiêm phó giáo sư tại Trung tâm NYU Langone Health cho biết, không hấp thụ đủ chất xơ trong rau và ngũ cốc có thể dễ dàng gây táo bón.
Sau thời gian dài sống cách ly, nhiều người có xu hướng tổ chức tiệc tùng để gặp mặt bạn bè hoặc ăn mừng. Tiêu thụ những đồ uống chứa cồn như rượu hay nước ngọt có thể gây hại cho cơ thể. Thay vào đó, mọi người nên bổ sung thêm nước vừa để bù đắp lượng chất lỏng mất đi trong ngày nắng nóng vừa đảm bảo đường ruột hoạt động hiệu quả. Nước làm mềm phân và chúng sẽ giúp bạn không còn cảm thấy khó chịu mỗi khi vào phòng vệ sinh.
Căng thẳng
Stress có thể tác động không nhỏ tới hệ tiêu hóa, gây nên các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy.
Não bộ và đường ruột có một mối liên hệ vô cùng chặt chẽ. Áp lực về tài chính, gia đình và công việc do dịch bệnh gây nên đã khiến không ít người phải đối mặt với stress. Căng thẳng kéo dài có thể góp phần dẫn tới các vấn đề về đường ruột như táo bón, đầy hơi và thậm chí tiêu chảy.
Thay đổi thói quen ngủ
Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể có tác động mạnh tới hệ tiêu hóa bằng cách thay đổi hoạt động của vi sinh vật trong đường ruột. Theo Gerard Mullin, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Johns Hopkins Medicine, đây là khu vực chứa rất nhiều vi sinh vật, thậm chí có đến hàng tỷ con. Chúng bắt buộc phải tiêu hóa thức ăn để duy trì sự sống, từ đó đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Một số vi sinh vật phát triển mạnh mẽ vào ban đêm. Vì vậy nếu bạn không ngủ đủ, thiếu ngủ hoặc mất ngủ, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả. Do đó, hãy duy trì chất lượng giấc ngủ càng lâu càng tốt. Hơn nữa, tránh thức khuya và không uống rượu trước khi chợp mắt. Tuy sử dụng đồ uống có cồn có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, bạn sẽ ngủ không sâu và dễ dàng thức dậy vào giữa đêm.
Trong thời tiết nắng nóng, cuộc sống của và thói quen sinh hoạt của nhiều người bị đảo lộn, gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe.Do đó, mọi người nên thay đổi thói quen sống để nhanh chóng thích ứng với hiện tại, giữ gìn sức khỏe một cách tốt nhất.
Cách tự làm loại nước uống "thần dược" cho hệ tiêu hóa Thức uống này gồm những nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có giá thành rẻ và rất dễ làm. Chất Pectin có trong bí ngô sẽ bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Hạt kê và bắp ngô chứa rất nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng, chất xơ, giúp giảm...