Nếu bây giờ Lịch sử thành môn bắt buộc thì các trường gặp khó trong chọn SGK
Khi môn Lịch sử là môn bắt buộc thì số lượng các môn bắt buộc, lựa chọn sẽ thay đổi kéo theo sự thay đổi về thời lượng và cấu trúc chương trình.
Vừa qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông. Dư luận băn khoăn, thay đổi môn Lịch sử từ môn “lựa chọn” thành môn “bắt buộc” khi chỉ còn 3 tháng nữa là bắt đầu năm học mới có gây khó khăn cho các trường phổ thông?
Chia sẻ vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Việt Hùng, Quyền Trưởng phòng Giáo dục trung học – Giáo dục thường xuyên (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La) cho rằng, việc đưa môn Lịch sử thành môn học bắt buộc là phù hợp.
Tuy nhiên, nếu thay đổi vào thời điểm cận kề năm học mới có thể sẽ phát sinh một số khó khăn cần các cấp, các ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có giải pháp khẩn trương.
Về phía ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La luôn sẵn sàng ứng phó với những khó khăn phát sinh và tin tưởng sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của ngành trong năm học tới. Trong đó có việc thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10.
Ảnh minh họa: Linh Hương
“Thứ nhất, khi môn Lịch sử là môn bắt buộc thì số lượng các môn bắt buộc, lựa chọn sẽ thay đổi kéo theo sự thay đổi về thời lượng và cấu trúc chương trình. Từ đó, phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến công tác đăng ký sử dụng sách giáo khoa và học liệu vì năm học mới đang cận kề.
Thứ hai, theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, thời lượng môn Lịch sử là 140 tiết/3 năm học, còn theo chương trình giáo dục phổ thông mới là 210 tiết/3 năm học (có thể tăng thành 315 tiết/3 năm học đối với đối tượng học sinh lựa chọn cụm chuyên đề môn Lịch sử). Chính vì vậy, khi môn Lịch sử thành môn bắt buộc, số tiết chắc chắn thay đổi và sẽ ảnh hưởng một phần tới đội ngũ giảng dạy môn học này”, Tiến sĩ Vũ Việt Hùng phân tích.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Vũ Việt Hùng, xu hướng năng lực của học sinh trong tỉnh Sơn La căn bản phù hợp với nhóm môn Khoa học xã hội, trong đó có môn Lịch sử. Vì vậy, hầu hết các trường trung học phổ thông trong tỉnh đều xây dựng nhiều tổ hợp có môn này.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 43 trường trung học phổ thông với gần 100 giáo viên dạy môn Lịch sử. Trong đó, có 15 trường liên cấp Trung học cơ sở – Trung học phổ thông – nơi có nhiều giáo viên dạy môn học này ở cấp 2 có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cấp 3.
Như vậy với số lượng giáo viên giảng dạy hiện có, nếu môn học trở thành môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10 thì căn bản tỉnh Sơn La không gặp nhiều khó khăn trong công tác đội ngũ.
Về lâu dài, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La sẽ tiến hành rà soát đội ngũ, tham mưu điều tiết biên chế giữa các môn để bổ sung chỉ tiêu cho môn Lịch sử.
Quyền Trưởng phòng Giáo dục trung học – Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La cũng nhấn mạnh, việc tìm giải pháp khắc phục khó khăn công tác đội ngũ giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới được tỉnh đặc biệt quan tâm ngay từ khi có kế hoạch triển khai chương trình.
“Đối với cấp trung học phổ thông, các trường ở tỉnh Sơn La thiếu một số giáo viên biên chế môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, môn Nghệ thuật. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo sớm tính toán, đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này như tăng cường, biệt phái, phân công giáo viên dạy liên trường.
Bên cạnh đó, Sở tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ, theo đó các đơn vị có thể dùng kinh phí được cấp theo biên chế để hợp đồng, mời thỉnh giảng đối với chỉ tiêu, biên chế còn thiếu theo quy định. Hơn nữa, có thể xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo lại, đào tạo văn bằng 2 để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.
Ngoài ra, đối với hoạt động giáo dục có thời lượng lớn như hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục địa phương,… thì có thể phân công giáo viên được đào tạo chuyên môn khác nhau để đảm nhận theo quy định. Các nội dung này đã được bộ, ngành tổ chức tập huấn chuẩn bị triển khai từ nhiều năm nay nên hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện chương trình mới.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề vị trí môn Lịch sử ở cấp trung học phổ thông, Phó Giáo sư Phan Xuân Biên, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, môn Lịch sử cần phải là môn bắt buộc ở cấp trung học phổ thông.
“Việc thay đổi chương trình chắc chắn có khó khăn nhưng cần phải làm. Đổi mới chương trình lấy học sinh làm trung tâm nhưng học sinh không chỉ có 3 năm học trung học mà học sinh còn là chủ nhân tương lai của đất nước. Khi thay đổi cần suy xét đến mặt lợi hay hại, đừng chỉ tính trước mắt mà còn phải nghĩ về lâu dài.
Phải chấp nhận khó khăn thời gian đầu khi điều chỉnh nhưng phải chỉnh cho đúng”, Phó Giáo sư Phan Xuân Biên nói.
Lịch sử là môn tự chọn, nguy cơ bị 'xóa trắng', giáo viên lo thất nghiệp
Giáo viên luôn mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản.
Năm học 2022 - 2023, Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Điều đáng nói, môn Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và xã hội, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều thầy cô lo lắng cứ đà này thì sau 2 đến 3 năm nữa nhiều giáo viên môn Lịch sử có thể rơi vào viễn cảnh thất nghiệp.
Thầy Đỗ Văn Chiến- giáo viên môn Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, theo thống kê từ các kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng thì tỷ lệ các em chọn môn Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ dẫn đầu, chỉ những em có nguyện vọng định hướng nghề nghiệp có liên quan đến Lịch sử thì mới chọn môn này.
Theo thầy Chiến, lâu nay môn Lịch sử luôn được học sinh đánh giá là khó với quá nhiều số liệu, diễn biến cần phải học thuộc nhưng do bắt buộc để thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên các em miễn cưỡng phải học. Nhưng khi đưa môn học này trở thành môn lựa chọn thì thầy Chiến dự báo rằng, môn Lịch sử sẽ bị yếu thế nhất so với tất cả các môn lựa chọn. Nếu mục tiêu của các em chỉ học để đỗ tốt nghiệp thì học sinh chắc chắn sẽ chọn những môn nhẹ nhàng, ví dụ như môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ...
Ảnh minh họa: Báo Đại Đoàn kết
Thầy Chiến cho biết, đối với các trường vùng sâu, vùng xa mục tiêu của các em đa số chỉ muốn đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông do các em còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Đối những em chọn môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải thực sự đam mê yêu thích, tuy nhiên số lượng đó rất ít.
Hằng năm, kết quả môn Lịch sử qua mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông luôn là nỗi trăn trở lớn khi điểm số của môn này luôn đứng top cuối bảng. Điều này một phần xã hội cho rằng giáo viên viên dạy không hay hoặc không có phương pháp phù hợp để khuyến khích các em yêu thích môn học. Tuy nhiên nhìn vào thực tế, do thị trường lao động điều tiết đã một phần tác động lớn đến tâm lý học sinh.
"Xét về cơ chế thị trường học môn Lịch sử sẽ phục vụ cho những công việc như văn hóa xã hội, nghiên cứu, du lịch,... nhưng chỉ tiêu tuyển dụng cho những việc này rất thấp trong khi các ngành kinh tế rất đa dạng. Do đó học sinh có tâm lý dành ít thời gian cho Lịch sử mà chỉ tập trung các môn phục vụ xét tuyển đại học", thầy Chiến cho hay.
Cũng theo thầy giáo này, Chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu triển khai bậc trung học phổ thông do đó đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng, khi đó chắc chắn các trường sẽ định hướng học sinh lựa chọn môn học. Tuy nhiên khoảng 2 năm sau trở đi mọi thứ đã chuẩn bị đầy đủ đương nhiên phải thực hiện theo đúng quan điểm, mục tiêu của chương trình các em được toàn quyền lựa chọn.
Như vậy chỉ cần nhìn nhu cầu lao động trong tương lai vài năm tới có thể môn này sẽ không có học sinh lựa chọn ở bậc trung học phổ thông nếu không có biện pháp giải quyết đầu ra cho các em.
Tất nhiên để trở thành một doanh nhân, một lãnh đạo giỏi và có tầm nhìn thì môn Lịch sử có vai trò làm nền tảng cần thiết, nhưng đáng buồn là hiện nay cả phụ huynh và học sinh vẫn chưa nhìn thấy vai trò của lịch sử trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Cùng tâm sự trên cô T.N - giáo viên Lịch sử tại Vĩnh Phúc cho biết, chắc chắn học sinh sẽ không lựa chọn môn Lịch sử. Theo số lượng biên chế cả nước hiện nay mỗi trường trung học phổ thông có từ 3 - 4 giáo viên và một số ít trường có 5 giáo viên môn Lịch sử, việc thừa giáo viên buộc nhà trường sẽ cắt giảm đội ngũ, như vậy lượng giáo viên bị ảnh hưởng trực tiếp không hề nhỏ.
"Mục tiêu của chương trình mới cho phép các em chọn môn học theo năng lực và sở thích, nghĩa là chọn các môn theo định hướng nghề nghiệp, như vậy rõ ràng là số lượng giáo viên sẽ không được sử dụng hết dẫn tới bất lợi cho nhiều thầy cô.
Với vai trò là một giáo viên tôi cũng muốn được dạy học phân môn đã được đào tạo theo chuyên ngành đại học, có rất nhiều giáo viên đã học lên trình độ Thạc sĩ và mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản", cô T.N tâm sự.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Đức - giáo viên Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, số đông các thầy cô lo lắng là có cơ sở bởi lâu nay môn Lịch sử vẫn bị coi là môn phụ, ngoài việc lo lắng số tiết được lên lớp không đảm bảo thì trăn trở nhất vẫn là ở chỗ môn học không được đánh giá đúng vị trí và vai trò của nó.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc Tại báo cáo gửi UBTVQH, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu rõ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học...