Nền tảng vững chắc
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt buộc các ngành, lĩnh vực phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và xã hội số.
Ảnh minh họa Internet.
Là một trong 8 lĩnh vực trọng điểm của chương trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực, mà còn góp phần đổi mới cách thức giảng dạy truyền thống hướng tới phổ cập hóa và cá nhân hóa dịch vụ học tập suốt đời, nâng cao chất lượng dạy học. Thời gian qua, ngành Giáo dục tích cực trong công tác chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử. Toàn ngành đã đạt được thành quả đáng khích lệ, như việc học, thi, tuyển sinh trực tuyến, xây dựng kho tài nguyên số và hệ thống dữ liệu ngành…
Tuy vậy hành trình chuyển đổi số của ngành Giáo dục vẫn đối diện nhiều rào cản, từ chi phí đầu tư, nguồn lực công nghệ, nhân lực triển khai, cho đến đổi mới phương pháp… Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là vấn đề liên quan đến nhân lực: Văn hóa và con người. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc từng nhấn mạnh: “Vấn đề khó nhất để thực hiện việc chuyển đổi số thành công trong toàn ngành không phải ở công nghệ, mà nằm ở yếu tố con người”.
Trong quá trình chuyển đổi số, con người đóng vai trò dẫn dắt và tham gia trực tiếp, từ xây dựng kế hoạch, lộ trình đến triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tế cho thấy đến nay, tại nhiều cơ sở giáo dục, tư duy của đội ngũ quản lý và thầy cô giáo, nhân viên chưa sẵn sàng đồng bộ cho việc này.
Cán bộ, nhân viên quản lý và trong các bộ phận hỗ trợ thiếu hoặc không đủ khả năng triển khai sử dụng các nền tảng số. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt trung niên, có nhiều kinh nghiệm nhưng tiếp xúc hạn chế với công nghệ, có trình độ kỹ thuật số thấp. Do chưa được chia sẻ, nắm bắt thông tin đầy đủ, chưa hiểu đúng về chiến lược và mục tiêu của đơn vị trong công cuộc chuyển đổi số nên ở không ít nơi tập thể sư phạm thiếu sự cam kết và đồng hành, tinh thần quyết tâm chưa cao. Không ít cán bộ, giáo viên bày tỏ lo lắng về sự cạnh tranh của công nghệ.
Video đang HOT
Nhiều thói quen trong văn hóa nhà trường đã và đang trở thành lực cản cho chuyển đổi số như tâm lý ngại thay đổi, tình trạng thiếu dân chủ, thói quen không phản hồi của lãnh đạo… Chuyển đổi số đòi hỏi việc xử lý thông tin nhanh chóng, ngay tức thì nhưng có nơi lãnh đạo khi nhận thông tin hoặc email của nhân viên lại không phản hồi khiến thông tin bị trôi đi, cấp dưới thì e ngại nhắc nhở. Chuyển đổi số đòi hỏi tính liên tục, dữ liệu đầu vào có ngay khi phát sinh và không thể truy hồi, trong lúc ở nhiều cơ sở nhân viên, giáo viên vẫn dồn việc, để “ nước đến chân mới nhảy”. Chuyển đổi số đòi hỏi sự rành mạch và bằng chứng cụ thể trong lúc ở nhiều đơn vị vẫn tồn tại phổ biến những báo cáo kiểu chung chung…
Chuyển đổi số là vấn đề mới, chưa có mô hình thành công tương tự trong nước để học tập, đòi hỏi ngành Giáo dục phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Những rào cản về văn hóa, con người phát sinh trong quá trình này là điều dễ hiểu. Vấn đề quan trọng là phải nhận diện được rào cản và có cơ chế để vượt qua. Để chuyển đổi số thành công rất cần sự đồng thuận, quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn của mỗi giáo viên, nhà trường. Vì thế, song song với việc trang bị, cập nhật thiết bị công nghệ, nâng cao nhận thức, tầm nhìn, tăng cường huấn luyện về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cần là việc làm đầu tiên và thường xuyên. Bởi con người và văn hóa phù hợp chính là nền tảng vững chắc quyết định sự thành công của công cuộc chuyển đổi số.
Ngành giáo dục TP.HCM tập trung chuyển đổi số
Giáo viên còn ít được đào tạo ứng dụng công nghệ trong dạy học, việc dạy học trực tuyến mới dừng ở mức cầu truyền hình là những hạn chế trong chuyển đổi số giáo dục ở TP.HCM.
Ngày 28-10, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo quốc tế "Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện". Hội thảo có sự tham dự của PGS-TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Trưởng Ban chuyển đổi số quốc gia; PGS-TS Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó Trưởng Ban chuyển đổi số TP, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành giáo dục TP.HCM.
Cần hướng dẫn giáo viên sử dụng công nghệ
Tại hội thảo, báo cáo khảo sát chỉ số sẵn sàng áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TP.HCM do nhóm chuyên gia công nghệ giáo dục toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện với 258 hiệu trưởng và 302 giáo viên (GV) chỉ ra một số điểm yếu.
Cụ thể, rất ít GV cho biết được đào tạo về cách sử dụng công nghệ thông tin. Hầu hết thiết bị tại trường học đều dành cho học sinh (HS) nhưng chỉ được 50% GV thực sự sử dụng trong lớp học. Hiện tại chỉ có những trình duyệt truyền thống được sử dụng ở mức độ nhất định, còn các công cụ khác như trò chơi học tập kỹ thuật số, phần mềm cộng tác hoặc phần mềm vẽ/vẽ đồ thị không được sử dụng.
Giáo viên Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Bình Tân sử dụng bảng tương tác thông minh trong dạy học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Từ những hạn chế trên, nhóm chuyên gia đề xuất giải pháp phải đặt GV và HS vào trung tâm của công nghệ giáo dục. Cụ thể, phải xây dựng các cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn GV sử dụng công nghệ trong giảng dạy (thay vì cho lập kế hoạch hoặc hoạt động mang tính chất hành chính...). Với HS, mức độ tiếp cận và sử dụng tài nguyên số bên trong và ngoài trường học còn rất hạn chế, đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp trong hệ thống giáo dục tổng thể.
Liên quan đến vấn đề này, bà Maria Barron Rodriguez, thành viên chủ chốt nhóm công nghệ giáo dục toàn cầu của WB, lưu ý để tăng cường vai trò của GV đối với công cuộc chuyển đổi số, phải tạo môi trường học tập trực tuyến toàn diện. Trong đó, GV và HS tương tác trực tiếp trong môi trường trực tuyến thông qua các video trực quan, các hoạt động nhóm, làm việc theo dự án.
Hướng đến dạy học trực tuyến đ úng nghĩa
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết thời gian qua, nhờ chuyển đổi số trong giáo dục, cụ thể triển khai dạy học qua Internet đã phần nào khắc phục được tác động của dịch bệnh đối với ngành giáo dục.
TP.HCM là đô thị lớn của cả nước trong khu vực. Hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông của TP có quy mô hơn 2 triệu HS, trên 100.000 GV, giảng viên, cán bộ trong lĩnh vực. Đây là nguồn lực rất lớn để phát triển giáo dục nên luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo TP.
TP đang tập trung triển khai, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đến cán bộ, GV, giảng viên để phục vụ đào tạo HS.
Ông DƯƠNG ANH ĐỨC, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Theo ông Phúc, việc dạy học trực tuyến ở nhiều trường trong hai năm dịch mới dừng lại ở mức cầu truyền hình (qua Zoom, Google Meet). Đây chỉ là mức rất sơ đẳng của chuyển đổi số dạy trực tuyến.
Muốn dạy trực tuyến cần phải có kho học liệu, đòi hỏi những dự án cụ thể, nếu để mỗi trường làm sẽ không khả thi và hiệu quả. "Xây dựng hệ thống dạy và học trực tuyến khó nhất không phải ở công nghệ mà chính là con người. GV cần phải có động lực, hăng hái xây dựng kho học liệu, say mê ứng dụng thì việc dạy học mới đạt hiệu quả. Sau hai năm đại dịch, nguồn học liệu của TP.HCM rất phong phú, do đó chúng ta nên có kế hoạch để tiếp tục khai thác và sử dụng" - ông Phúc nhấn mạnh.
Trong khi đó, theo ông Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT quận 3, để chuyển đổi số trong giáo dục đạt hiệu quả cần chuyển đổi nhận thức của các cấp, quản lý. Bên cạnh đó là thay đổi thói quen dạy học của GV và HS; vận động cha mẹ HS sử dụng các phần mềm và đồng ý bỏ ra một khoản phí để duy trì hệ thống các trường thực hiện để phục vụ cho HS.
Giáo viên và học sinh ở vị trí trung tâm
Ngành GD&ĐT xác định một số nhiệm vụ trọng tâm khi thực hiện chuyển đổi số giáo dục. Đó là đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, nhân viên trong toàn ngành; thực hiện tốt các quy định hiện hành trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; xây dựng, phát triển dữ liệu số; tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở tất cả cơ sở giáo dục.
Ông NGUYỄN VĂN HIẾU, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Giáo viên thời 4.0 Trong thời đại mới, hoạt động giáo dục cũng phải có những bước tiếp cận công nghệ với cách mạng công nghiệp 4.0. Trước hết, người GV phải thay đổi phương tiện, phương pháp dạy bắt nhịp với thời đại. Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự thay đổi chóng mặt trong cách tiếp cận tri thức đặt ra thách thức lớn. Trường...