Nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” giai đoạn 2015 – 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục.
Qua thực tế thực hiện, có thể thấy cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” đã góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực; từ đó, tạo sự chuyển biến to lớn và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo niềm tin cho toàn xã hội.
Nhiều chuyển biến tích cực
Theo Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam, qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” giai đoạn 2015 – 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục Thủ đô.
Qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” giai đoạn 2015 – 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục .
Cụ thể, khung cảnh sư phạm, cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại, trang thiết bị và đồ dùng dạy học, điều kiện làm việc được trang bị và nâng cấp. Đến nay, hầu hết các trường học đều có khuôn viên cây xanh, bóng râm, có cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp, môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh.
Nền nếp dạy, học trong các nhà trường ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, đẩy mạnh với sự tiến bộ kỷ cương trong quản lý, qua chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức học sinh các cấp học.
Đội ngũ nhà giáo đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Nhiều tấm gương tiêu biểu được hình thành với những cống hiến sáng tạo trong đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh; say sưa nghiên cứu, thiết kế xây dựng các phần mềm dạy học, soạn giáo án điện tử, mang lại hiệu quả cao trong các giờ dạy.
Nhiều giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi thành phố, toàn quốc, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đội ngũ nhà giáo đã phát huy tốt vai trò làm gương trước cộng đồng xã hội; có ý chí và nghị lực vươn lên, khắc phục những khó khăn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các cuộc vận động mang tính xã hội; thể hiện tình thương, tấm lòng nhân ái, tấm gương nhân cách của bản thân để đào tạo, hình thành nhân cách cho học sinh.
“Thông qua cuộc vận động, các em học sinh đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về trách nhiệm tương lai của bản thân đối với gia đình, Thủ đô và đất nước. Từ đó các em có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện, tạo cho học sinh ý thức tư duy năng động, sáng tạo trong học tập. Trong các nhà trường, chất lượng đạo đức được giữ vững, chất lượng học tập văn hóa được nâng cao. Nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Nhiều em xứng đáng là con ngoan – trò giỏi, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện…” – Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội thông tin.
Video đang HOT
Tại quận Hà Đông, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phạm Thị Lệ Hằng cho biết: Cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa -Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” đã làm cho diện mạo Giáo dục Hà Đông có những thay đổi tích cực.
Hệ thống trường lớp được đầu tư, xây mới trong 5 năm là 50 trường (26 trường công lập và 24 trường tư thục) với 72% trường đạt chuẩn Quốc gia. Trang thiết bị giảng dạy, trường lớp được hiện đại hóa, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi đáp ứng việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, các nhà trường đã chú trọng xây dựng nền nếp, lề lối làm việc, học tập khoa học, thiết thực, hiệu quả; thiết lập kỷ cương trong quản lý chế độ hội họp và ra vào lớp; thực chất trong đánh giá; trách nhiệm trong công tác bảo quản khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học.
Các nhà trường cũng thường xuyên phổ biến, tuyên truyền giáo dục trong cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp học, trồng chăm sóc vườn hoa cây cảnh và đưa nội dung hoạt động này vào chấm điểm thi đua đánh giá hàng tuần của học sinh, từ đó đã có tác dụng tốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của các em đối với cảnh quan môi trường của nhà trường…
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng (Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học phổ thông Đa Phúc, huyện Sóc Sơn) chia sẻ: Giai đoạn 2015 – 2020, Trường Trung học phổ thông Đa Phúc đã triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường làm trọng tâm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”.
Theo đó, nhà trường đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường Trung học phổ thông Đa Phúc với ý thức sâu sắc rằng đây là công cụ hữu hiệu cho các hoạt động giáo dục. Thông qua việc thực hiện Bộ quy tắc nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện, gần gũi đối với học sinh; xây dựng nếp sống cởi mở văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp…
Tiếp tục triển khai hiệu quả cuộc vận động
Có thể khẳng định, qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” giai đoạn 2015 – 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục Thủ đô.
“Hiệu quả của cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” quận Hà Đông giai đoạn 2015 – 2020 đã đem lại sự thay đổi toàn diện về quy mô, chất lượng giáo dục của quận; là điều kiện thuận lợi cho ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện” – bà Phạm Thị Lệ Hằng nhận định.
Thời gian tới đây, để tiếp tục triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cho biết, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của cuộc vận động đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn Ngành một cách sâu rộng; cụ thể hóa, lượng hóa các nội dung, tiêu chí của cuộc vận động phù hợp với đối tượng và sát với tình hình thực tế; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho các nhà trường; làm tốt công tác bảo quản, khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học; triển khai thực hiện hiệu quả các dự án về môi trường.
Bên cạnh đó quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh; làm tốt tổ chức dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống vào các môn học; tổ chức tốt các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện…/.
Hà Nội: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Hà Nội: Tuyên dương điển hình tiên tiến,
Sáng 17/11, UBND các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến năm 2020.
Ông Dương Đức Tuấn- Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho trường MN CLC 20/10.
* Đến dự lễ tuyên dương, khen thưởng điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu của quận Hoàn Kiếm có Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến; lãnh đạo Quận ủy-HĐND-UBND quận; BGH các nhà trường và giáo viên tiêu biểu của quận.
Báo cáo tại buổi lễ, bà Vương Hương Giang- Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh: Đây là năm thứ 11 tiên tiếp phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm được UBND thành phố tặng Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua; được Sở GD&ĐT Hà Nội tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc 13/13 chỉ tiêu công tác.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến trao Cờ thi đua xuất sắc của TP cho 5 tập thể.
Năm học 2019-2020, ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm tiếp tục có bước phát triển mạnh về quy mô và chất lượng. Toàn quận có 43 đơn vị, trường học công lập và ngoài công lập. Trong hội thi GV dạy giỏi cấp quận, có 76 GV đoạt giải; 3 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở của quận đã giành 158 huy chương và giải thưởng trong các kỳ thi toán và khoa học quốc tế.
Trong kỳ thi HS giỏi cấp thành phố dành cho HS lớp 9 ở các môn văn hóa và khoa học, toàn quận có 16 HS đoạt giải, tăng 10 giải so với năm học trước. Một số đội tuyển có tỷ lệ HS đoạt giải chiếm 100% như môn tiếng Anh, Sinh học, Hóa học...
Với những kết quả đạt được, ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm có nhiều tập thể, cá nhân vinh dự nhận nhiều phần thưởng, trong đó Trường THCS Ngô Sĩ Liên được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì; Trường Mầm non chất lượng cao 20/10 được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; 6 tập thể, 6 cá nhân được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen
* Dự lễ tuyên dương của quận Đống Đa có Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại; lãnh đạo Quận ủy- HĐND-UBND quận; BGH các nhà trường và giáo viên tiêu biểu của quận.
Năm học 2019-2020, ngành GD&ĐT quận Đống Đa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh. 100% trẻ mầm non được ăn bán trú bảo đảm chế độ dinh dưỡng. Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song các trường tiểu học và trung học cơ sở vẫn duy trì tốt nền nếp, chất lượng giáo dục.
Đáng chú ý, năm học 2019-2020 là năm học UBND quận Đống Đa tập trung đầu tư về cơ sở vật chất cho các nhà trường; thực hiện nhiều dự án: cải tạo nâng cấp, xây dựng trường học mới, mở rộng trường; nâng cấp đầu tư trang thiết bị hiện đại đồng bộ để công nhận lại trường chuẩn Quốc gia với những thiết kế trường học hiện đại và xứng tầm...
Văn nghệ chào mừng lễ tuyên dương điển hình tiên tiến quận ngành GD&ĐT quận Đống Đa.
Trong kỳ thi HS giỏi cấp thành phố các môn văn hóa, có 168 HS lớp 9 của các trường học thuộc quận đoạt giải. Ngoài ra, HS của quận còn giành 5 giải cấp quốc tế, 27 giải cấp quốc gia.
Để đạt được những thành tích tiêu biểu trong phong trào HSG, giữ vững truyền thống Dạy tốt - Học tốt, nhiều năm qua, ngành GD&ĐT Đống Đa luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, hướng đến mục tiêu của phong trào thi đua xây dựng "Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch". Trong thời kỳ các nhà trường tạm nghỉ do dịch Covid - 19, song song với việc thực hiện nghiêm túc, có nền nếp dạy học trực tuyến qua các phần mềm Zoom, Hangouts,... cấp THCS cũng tích cực tham gia Chương trình dạy học trên truyền hình do Sở GD&ĐT phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện.
Ông Hà Minh Hải- Bí thư Quận ủy Đống Đa trao Cờ thi đua xuất sắc của TP cho 4 tập thể.
Năm học 2020-2021, ngành GD&ĐT quận Đống Đa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và ý thức trách nhiệm cho HS...
Với những thành tích đạt được, phòng GD&ĐT quận đã được khen thưởng đơn vị có thành tích xuất sắc phong trào bồi dưỡng HS giỏi; 5 tập thể được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen; 4 tập thể được nhận Cờ đơn vị thi đua xuất sắc cấp thành phố; 4 tập thể được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố; 18 đơn vị đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp thành phố...
Triển khai phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc" một cách thiết thực Hội thảo chuyên môn cấp thành phố với chủ đề "Trường học hạnh phúc" năm học 2020 - 2021 dự kiến sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức vào tháng 4/2021. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội vừa...