Nền tảng giúp học sinh thêm yêu văn hóa dân tộc
Sau 10 năm thực hiện Đề án dạy tiếng dân tộc Thái, H’Mông cho học sinh tiểu học và THCS, toàn tỉnh Điện Biên có hàng chục nghìn học sinh bậc tiểu học, THCS được đọc thông viết thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Qua việc học tiếng dân tộc Thái, H’Mông trong trường học giúp các em hiểu thêm về xã hội, tự nhiên, con người và phong tục tập quán dân tộc Thái, H’Mông trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam…
Học sinh khối các trường THCS huyện Tủa Chùa biểu diễn văn nghệ trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái, H’Mông.
Triển khai từ năm học 2011 – 2012, đến nay, Trường tiểu học và THCS Sam Mứn (xã Sam Mứn, huyện iện Biên) đã tổ chức cho 753 học sinh ở 40 lớp học tiếng dân tộc Thái. Căn cứ kết quả thực tiễn việc dạy tiếng cho học sinh con em đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn.
Thầy Cà Chung, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Sam Mứn cho rằng: ược học tiếng dân tộc Thái, các học sinh thêm yêu ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Thái. Qua bài giảng có hình minh họa và qua các buổi tham quan nhà văn hóa, gặp gỡ các nghệ nhân, già làng người dân tộc Thái, các em đã hiểu hơn, tự hào hơn về giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Thầy Nguyễn Thế iệp, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học (DTBTTH) Hừa Ngài (thuộc xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà) cho biết: óng trên địa bàn có 99% dân số là đồng bào dân tộc H’Mông, cho nên từ năm học 2011 – 2012, trường bắt đầu dạy tiếng H’Mông.
ến nay, có 1.620 học sinh được học tiếng H’Mông. Khi học tiếng nói, chữ viết H’Mông, các học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc H’Mông, từ đó rèn luyện tư duy, hỗ trợ các em học môn Tiếng Việt và các môn khác tốt hơn. Các em được đọc thêm những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc H’Mông, từ đó nhen lên tình yêu tiếng mẹ đẻ trong tâm hồn.
Ông Lý Pháng Sinh, người dân bản Hừa Ngài có cháu đang học Trường Phổ thông DTBTTH Hừa Ngài chia sẻ, từ khi cháu được học tiếng H’Mông ở trường thì cháu tiến bộ rất nhiều. Liên hệ giữa cách học tiếng H’Mông với cách học tiếng Việt, cháu ông biết cách ghép vần nhanh hơn; trước mỗi đồ vật của người H’Mông cháu đều chủ động hỏi ông, bà, bố mẹ rồi dịch ra tiếng Việt. Người dân ở xã Hừa Ngài rất đồng tình ủng hộ con em học tiếng H’Mông. Nhiều người già ở các bản còn dành thời gian tìm tòi vật dụng đặc trưng của dân tộc H’Mông đem đến trường tặng các thầy giáo, cô giáo làm đồ dùng học tập.
Ghi nhận kết quả thực hiện dạy tiếng dân tộc Thái, H’Mông tại hai trường: Tiểu học và THCS Sam Mứn, Phổ thông DTBTTH Hừa Ngài, ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh iện Biên cho biết: Các thầy, cô giáo đã dành rất nhiều công sức sưu tầm đồ dùng dân tộc Thái (như mâm, chõ đồ xôi, khăn piêu, áo cóm…), sưu tầm quả tù lu, pao, lu cở, cái khèn, cái nỏ… để minh họa cho các bài giảng.
Mới đây, tại hội nghị tổng kết 10 năm triển khai ề án dạy tiếng Thái, H’Mông trên toàn tỉnh, lãnh đạo Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh iện Biên đã cung cấp những con số ấn tượng. Trong điều kiện nguồn kinh phí không nhiều, vừa dạy thử nghiệm, vừa rút kinh nghiệm, song nhờ sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương và phụ huynh, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh iện Biên đã có gần 60 nghìn học sinh tiểu học, 46.800 học sinh THCS được học tiếng Thái, H’Mông.
Video đang HOT
Hằng năm, tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình môn học tiếng Thái đạt từ 98,6% đến 99,3%, tiếng H’Mông đạt từ 97,8% đến 99,2%; học sinh THCS hoàn thành chương trình môn học tiếng Thái đạt từ 98,8% đến 99,5%, tiếng H’Mông đạt từ 98,2% đến 99,3%.
Để việc triển khai dạy tiếng dân tộc Thái, H’Mông trong trường học ngày càng hiệu quả hơn, ông Nguyễn Văn Kiên cho rằng, cần quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền tới chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục, học sinh và cộng đồng. Các cơ sở giáo dục cần chú trọng thực hiện các hoạt động sưu tầm, bảo tồn văn hóa nghệ thuật các dân tộc, như: Sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số; tổ chức ngày hội văn hóa, dân gian dân tộc theo từng địa bàn hoặc có thể tổ chức cho học sinh các trường giao lưu văn hóa… giúp học sinh thêm yêu văn hóa dân tộc qua từng bài học, chương trình.
Quảng Nam có thể không tổ chức khai giảng
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, ưu tiên của ngành giáo dục Quảng Nam là đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, giáo viên. Do đó, lễ khai giảng có thể lùi lại hoặc không tổ chức.
Khoảng 10 ngày tới, cả nước sẽ bắt đầu tựu trường, khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, kế hoạch chuẩn bị cụ thể đều phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.
Năm nay, mỗi địa phương có hình thức tổ chức khác nhau do tình hình dịch bệnh. Ảnh minh họa: Lê Quân.
Học online từ 5/9
Ngày tựu trường, khai giảng gần kề trong khi Quảng Nam còn 4 huyện đang thực hiện giãn cách xã hội. Ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục là đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, giáo viên và cộng đồng.
Chia sẻ với Zing, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết ngày 22/8 diễn ra buổi họp trực tuyến với các hiệu trưởng, phòng giáo dục để phổ biến công tác tổ chức năm học mới.
Với những huyện, thành phố không thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát dịch tốt, sở quyết định cho học sinh đến trường, dạy và học trực tiếp ngay trong ngày 5/9.
Tiết học đầu tiên học sinh sẽ gặp giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên ổn định nề nếp, thông báo chào mừng năm học mới tạo không khí vui tươi trong ngày đầu các em trở lại trường.
"Quảng Nam không tổ chức khai giảng trong ngày 5/9 vì đây là hoạt động tập trung đông học sinh. Lễ khai giảng có thể lùi lại, tổ chức sau một, hai tuần nếu dịch được kiểm soát. Tương tự như những năm về trước, học sinh đi học từ giữa tháng 8 nhưng đến 5/9 mới khai giảng. Nếu hết tháng 9 dịch bệnh vẫn phức tạp, rất có thể lễ khai giảng sẽ không được tổ chức", ông Quốc cho biết.
Đối với 4 huyện đang thực hiện giãn cách xã hội (Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và Thăng Bình), các phòng chuyên môn xây dựng chương trình học trực tuyến trong 2 tuần đầu. Ngày 5/9, các huyện này sẽ triển khai dạy học online.
"Dù online hay trực tuyến, tôi đặc biệt lưu ý các trường tổ chức giới thiệu, tạo không khí phấn khởi, động viên học sinh đầu cấp. Đến với trường mới, các em còn bỡ ngỡ nên cần lưu ý hơn. Ngày 5/9 không khai giảng hoành tráng. Qua hoạt động trên lớp hay trực tuyến tạo sự vui tươi, chào mừng năm học mới", ông Quốc nói.
Trong khi đó, ngành giáo dục Đà Nẵng cho biết phải đến sát ngày khai trường, địa phương mới có thể chốt phương án tổ chức do dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Thay vì tổ chức khai giảng hoành tráng, ngày đầu năm học mới tại Quảng Nam được bắt đầu bằng các hoạt động trong lớp. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.
Chuẩn bị 2 phương án khai giảng
Không là tâm dịch, nhưng Quảng Trị hiện có 7 ca mắc Covid-19, hơn 1.000 trường hợp F1 và hơn 2.000 F2.
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết ngành giáo dục địa phương đã chuẩn bị 2 phương án cho ngày khai giảng. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, lãnh đạo sở đã tham mưu với UBND tỉnh và hướng dẫn các đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện.
Theo đó, nếu trước ngày 5/9 dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn tại Quảng Trị, lễ khai giảng sẽ diễn ra trực tiếp như mọi năm nhưng gọn nhẹ.
Nếu dịch vẫn chưa được khống chế, trên cơ sở ý kiến của Sở Y tế, những vùng an toàn sẽ khai giảng trực tiếp. Vùng có dịch thực hiện trực tuyến. Riêng bậc mầm non, lớp 1 có thể cho lùi ngày tựu trường và lùi thời gian học.
Là địa phương không có dịch, nhưng ngành giáo dục Bình Thuận chuẩn bị phương án cho nhiều tình huống khác nhau. Nếu có dịch, địa phương có thể tổ chức khai giảng trực tuyến hoặc hạn chế số người tham dự
"Chúng tôi tham mưu phương án tổ chức tựu trường, khai giảng với UBND tỉnh. Đến thời điểm này, Bình Thuận chưa có ca nhiễm mới nên dự định vẫn tổ chức như mọi năm. Riêng lễ khai giảng rơi vào ngày thứ 7, học sinh chỉ thực hiện lễ, chưa bắt đầu học", ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết.
Nhưng điều ông Thái băn khoăn, nếu chẳng may dịch bệnh tái phát, các trường phải dạy online. Tuy nhiên, với giáo viên và học sinh lớp 1, đây là vấn đề rất khó khăn.
"Năm nay lớp 1 bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, có nhiều điều bỡ ngỡ. Giáo viên dạy online chưa hình dung được sẽ như thế nào", ông Thái lo lắng.
Trong khi đó, đại diện sở GD&ĐT Hà Nam cho biết đơn vị đang chờ các phương án chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức ngày tựu trường, khai giảng năm học mới.
"Dịch bệnh thay đổi từng ngày, từng giờ, địa phương phải theo dõi sát sao. Gần ngày khai giảng chúng tôi mới quyết định được cách thức tổ chức như thế nào", đại diện Sở GD&ĐT Hà Nam chia sẻ.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết với các địa phương đang có dịch, ngày khai giảng vẫn phải đảm bảo quy định giãn cách xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, mỗi địa phương quyết định cho học sinh đến trường khai giảng hoặc có thể lùi lại. Nếu các cơ sở giáo dục không đảm bảo điều kiện giãn cách, học sinh không được đến trường.
"Các trường có thể linh hoạt, sử dụng hình thức trực tuyến để học sinh vẫn có thể theo dõi lễ khai giảng, nghe được thư chúc mừng của Chủ tịch nước, thông điệp của hiệu trưởng và các hoạt động giao lưu. Như thế các em vẫn được hòa chung không khí với cả nước và có lễ khai giảng ý nghĩa", ông Thành nói.
Đối với vùng không có dịch, các trường vẫn phải chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện an toàn để đón học sinh đến trường.
"Nếu có điều kiện sân rộng, các trường có thể cho học sinh xuống sân dự khai giảng. Ngược lại, chúng ta có thể cho các em ngồi tại lớp. Một số học sinh (ưu tiên đầu cấp) được xuống sân tham gia trực tiếp", vụ trưởng lưu ý.
'Đội quân đông nhưng không có kỹ năng thì không có chiến thắng lớn được' Đó là phát biểu của TS. Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo - trong tọa đàm công bố báo cáo Nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam tại Hà Nội. TS. Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác...