Nền kinh tế “lảo đảo” của Nga cần thuốc gì?
Cùng lúc đối mặt với nhiều vấn đề, Nga khó có thể nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay…
Hai tuần đầu năm nay, khi nước Nga còn đang trong kỳ nghỉ, lạm phát vọt lên ngưỡng hai con số.
Giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, tuột xuống dưới mốc 50 USD/thùng, khiến các chuyên gia kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nga. GDP của nước này được dự báo sẽ giảm 3-5% trong năm nay. Định hạng tín nhiệm của Nga đang đối mặt nguy cơ bị đánh tụt về ngưỡng không khuyến nghị đầu tư, hay còn gọi là ngưỡng “rác” (junk).
Theo The Economist, cách duy nhất để nền kinh tế Nga thoát khỏi tình trạng hiện nay là tái cơ cấu, nhằm khôi phục lại vai trò của thị trường. Và trong lúc Putin đang cân nhắc các lựa chọn, thì nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục trượt dốc – Ảnh: EPA.
Tạp chí kinh tế The Economist trong bài bình luận mới đây cho rằng, nền kinh tế Nga sẽ mất một thời gian dài để hồi phục, và đang rất cần đến những cải cách mạnh mẽ.
Tờ báo nhận định, từ sự thiếu vắng của thông tin kinh tế trên truyền thông Nga những ngày này, có thể nói, cuộc khủng hoảng kinh tế đã đến với nước Nga. Cho dù, bức tranh chính thức được vẽ ra hiện nay trên truyền thông Nga được bao phủ bởi cuộc xung đột ở Ukraine (với quan điểm là do Mỹ “đổ dầu vào lửa”), sự suy sụp kinh tế của Ukraine (bị Mỹ phớt lờ), và những thành tựu của Nga trong thể thao, múa ba-lê, và các lĩnh vực khác (khiến nước Mỹ phải ghen tị).
Tuy vậy, người dân Nga vẫn đang bận rộn đổi Rúp sang USD, mua bất cứ thứ gì mà giá cả chưa tăng, và lên kế hoạch cho những tình huống xấu có thể xảy ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng, việc giá dầu giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng sẽ khiến quốc khố của Nga thiệt hại một khoản 3.000 tỷ Rúp, tương đương 45 tỷ USD, tương đương mức thiệt hại 20%. Ngân sách Nga hiện đang được tính toán dựa trên mức dự báo giá dầu 100 USD/thùng. Bộ trưởng Siluanov mới đây tuyên bố có thể cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách trong năm 2015, và có thể, ông sẽ còn phải tính toán cắt giảm thêm.
Cho dù lương hưu của Nga được nâng thêm 5%, lạm phát hai con số đồng nghĩa với việc thu nhập của người Nga sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2010.
Video đang HOT
Điện Kremlin hy vọng sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay như đã vượt qua cuộc khủng hoảng 2008-2009 khi GDP của Nga giảm 7,5%. Khi đó, Chính phủ Nga đã kích thích nhu cầu trong nước bằng cách tăng chi tiêu công và giải cứu các công ty ngập trong nợ. Nhưng hiện nay, theo The Economist, đó không còn là một lựa chọn.
Dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm xuống trong 4 năm qua, và có thể chỉ đủ dùng cho 1 năm rưỡi nữa. Động thái tăng lãi suất lên 17% vào tháng 12 vừa qua nhằm mục đích bảo vệ đồng Rúp, nhưng chưa hiệu quả. Người Nga đã bắt đầu rút tiền gửi tiết kiệm, như bình luận của bà Natalia Orlova, chuyên gia kinh tế trưởng Alfa Bank.
Đồng Rúp có lẽ đã mất giá mạnh hơn nếu điện Kremlin không yêu cầu các công ty xuất khẩu của Nga bán ra ngoại tệ, đồng thời cảnh báo các doanh nghiệp lớn không được gom mua ngoại tệ. Tuy vậy, cho dù Ngân hàng Trung ương Nga bơm bao nhiêu thanh khoản cho các nhà băng của nước này, thì số tiền đó vẫn sẽ tìm đường tới thị trường ngoại hối để được đổi sang ngoại tệ, gây áp lực mất giá lớn hơn cho đồng Rúp.
Việc bơm thanh khoản, bởi thế, sẽ không kích thích được nhu cầu tiêu dùng nội địa, mà càng làm gia tăng các dòng vốn chạy khỏi Nga. Cách duy nhất để hỗ trợ cho đồng Rúp là hạn chế cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng, nhưng việc này lại gây áp lực lớn cho các ngân hàng.
Có tin, ông German Gref, giám đốc ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Nga Sberbank, đã lên tiếng cảnh báo rằng, một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Nga có thể sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng ngân hàng quy mô lớn.
Cùng lúc đối mặt với sự tháo chạy của các dòng vốn và giá dầu lao dốc, khả năng tiếp cận thị trường vốn suy giảm do lệnh trừng phạt, và các vấn đề về dân số, Nga khó có thể nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay – theo The Economist. Moscow hy vọng sự mất giá của đồng Rúp sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu (giống như sau cuộc khủng hoảng 1998) và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhưng hy vọng này là phi thực tế. Vào năm 1998, Nga còn sản xuất được những mặt hàng cơ bản dựa trên các loại máy móc, thiết bị đã lỗi thời còn sót lại từ thời Liên Xô. Trong khi đó, những thứ mà Nga nhập khẩu ngày nay không thể được thay thế nhanh chóng bằng hàng sản xuất trong nước. Để thay thế được hàng nhập khẩu, Nga cần phải đầu tư, mà vào lúc này, lại không nhà đầu tư nào muốn rủi ro cả.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin và chuyên gia kinh tế Evsey Gurvich lập luận rằng, nền kinh tế Nga không thể khôi phục được bằng các biện pháp tiền tệ hay tài khóa. Ngay cả thể chế yếu kém cũng chỉ là một vấn đề phụ.
Trọng tâm của “cơn đau” kinh tế Nga hiện nay là sự suy yếu của các lực lượng thị trường và cạnh tranh bị hạn chế, khiến kinh tế Nga không còn là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Sự mở rộng của khu vực quốc doanh đồng nghĩa với việc nền kinh tế này nằm dưới sự thống lĩnh của các doanh nghiệp quốc doanh hoặc nửa quốc doanh với doanh thu, lợi nhuận không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động, mà phụ thuộc vào các mối quan hệ chính trị.
Tình trạng thiên vị, tham nhũng và thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã đẩy những công ty hoạt động hiệu quả nhất ra khỏi thị trường, củng cố vị trí cho các doanh nghiệp quốc doanh “ăn bám” và được quản lý tồi.
Việc giá dầu giảm chỉ làm lộ ra những lỗ hổng trên trong nền kinh tế Nga, thay vì gây ra chúng.
Theo The Economist, cách duy nhất để nền kinh tế Nga thoát khỏi tình trạng hiện nay là tái cơ cấu, nhằm khôi phục lại vai trò của thị trường. Và trong lúc Putin đang cân nhắc các lựa chọn, thì nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục trượt dốc.
Theo Anh Huy
Vneconomy
Đức mong Nga giảm cấm vận nông sản: Điều gì tiếp theo?
Chính phủ Đức bày tỏ hy vọng phía chính phủ Nga sẽ giảm nhẹ các lệnh cấm vận đối với hàng nông nghiệp của Đức
Truyền thông Đức ngày 11/1/2015, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schimidt đã cho biết ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận đối với phía Nga để giảm nhẹ các lệnh cấm vận nông sản của Đức.
Ngày 16/1 tới, ông Schimidt sẽ tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodorov tại triển lãm sản phẩm nông nghiệp Green Week tổ chức ở Thủ đô Berlin. Sau đó, theo dự kiến, hai Bộ trưởng Nông nghiệp sẽ có những cuộc tiếp xúc để đàm phán về vấn đề này.
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Schimidt khẳng định giữa hai quốc gia có những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, và những quan hệ này sẽ nhanh chóng sớm quay trở lại. Tuy nhiên, ông Schimidt khẳng định hi vọng của Đức không nhằm biểu lộ rằng các biện pháp trừng phạt với Nga đã kết thúc hay nơi lỏng.
Thời gian vừa qua, chính phủ Đức đã nói nhiều về việc đã tới lúc cần chấm dứt các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt với kinh tế Nga. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng năng lượng Sigmar Gabriel hôm 4/1/2015 đã khẳng định EU nhận tác động xấu từ những biện pháp trừng phạt này.
Phó Thủ tướng Đức nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế này không nhằm vào mục đích làm suy sụp nền kinh tế Nga, mà tập trung vào việc tạo sức ép để đạt được các thỏa thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schimidt
Câu hỏi đặt ra ở đây là đã đến lúc để gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đó chưa? Bởi bản thân Thủ tướng Đức Angela Merkel sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/1/2015 đã thừa nhận rằng phía Nga có những yêu cầu hợp lý cho cuộc khủng hoảng Ukraine, và Berlin đã nhìn thấy sự tích cực của Moscow.
Và trước đó, một đồng minh lớn của Đức là Pháp, Tổng thống Francois Hollande còn mạnh miệng hơn khi tuyên bố cần gỡ bỏ các hành động trừng phạt kinh tế vì Pháp đã thấy những chuyển biến đáng ghi nhận của Nga, và Moscow không có ý định chiếm miền Đông Ukraine.
Có thể thấy rằng, Đức đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi về các biện pháp trừng phạt kinh tế. Quốc gia này hiện đang là đầu tàu kinh tế của châu Âu, và để làm được điều đó, Đức đã cần tới nền kinh tế Nga như một đối tác tin cậy.
Giao dịch thương mại Nga - Đức đã tạo cho người Đức 300.000 việc làm. Năm 2013, thương mại hai nước vượt qua mức 100 tỷ USD, Đức phải nhập khẩu một phần ba lượng dầu và khí đốt cần dùng từ Nga. Còn ở hướng ngược lại, người Nga nhập khẩu 14% là các mặt hàng của Đức.
Nông sản mà Nga đang cấm vận Đức chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong khối giao dịch khổng lồ giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, để cải thiện tình hình, tất nhiên họ phải có từng bước phá băng, bắt đầu từ những động thái nhỏ, đến cả quá trình to lớn sau đó. Rất có thể, sẽ có những Bộ trưởng Công nghiệp, năng lượng của Đức mở lời với Nga, tương tự như cách làm của Bộ trưởng Nông nghiệp Christian Schimidt.
Song một vấn đề duy nhất còn cản trở sự hòa giải trong mối quan hệ Nga - Đức, đó là các lệnh trừng phạt Nga chưa hề được phía Berlin giảm nhẹ. Và như Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố trong cuộc họp báo quốc tế cuối năm 2014 rằng Nga sẽ chỉ xem xét về nối lại quan hệ với các nước phương Tây nếu nhìn thấy những hành động thiện chí tích cực từ phía họ.
Theo NTD
Mỹ trừng phạt Nga: Vì sao khó thành công? Ngay cả khi nắm trong tay "con bài chiến lược" có thể dìm giá dầu xuống mức thấp khiến kinh tế Nga lao đao, Mỹ vẫn không khuất phục được Nga. Kể từ tháng 3/2014 đến nay, Mỹ và các nước phương Tây đã liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt Nga với cáo buộc Nga có liên quan đến cuộc khủng...