Nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi hàng loạt nghề mới
Các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật dự báo sẽ sự bùng nổ trong thời công nghiệp 4.0.
Trong nghiên cứu “Tiếp cận giáo dục đại học 4.0 – Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá” của nhóm nghiên cứu GS Nguyễn Hữu Đức cho biết, trong nền công nghiệp 4.0, cac môi quan hê tương tac cơ bản của lưc lương sản xuất là tương tac giưa cac thiêt bi va giưa thiêt bi vơi con ngươi, tao ra môt hinh thai san xuât mơi đoi hoi nhưng ki năng mơi ơ lực lượng lao đông.
Sư xuât hiên va bị thay thế nhanh chong cua cac loai công nghê dân đên sư xuât hiên nhanh chong cua cac loai nghê nghiêp phi truyền thống. Đây là đặc điểm quan trọng không những để định hướng cho việc thay đổi chương trình đào tạo, hình thành các ngành nghề mới trong các trường đại học mà định hướng “học tập suốt đời”còn trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối với mọi kỹ năng làm việc trong thời kỳ CMCN 4.0.
Theo nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Hữu Đức, vai trò và mục tiêu đào tạo đang thay đổi theo hướng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo cho người học, dạy cho người học biết phát triển tài năng cá nhân ( personalized learning), nhưng biết sáng tạo tập thể ( common creating).
Để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, đào tạo theo định hướng khởi nghiệp phải được triển khai theo mô hình “5 trong 1″, trong đó, chuẩn đầu ra với nhiều kỹ năng mới của công dân 4.0 và năm thành tố bao gồm: Có nhiều chương trình đào tạo (ngành nghề) mới có tính liên ngành và xuyên ngành cao và nhiều chương trình đào tạo gắn với công nghệ 4.0; Cấu trúc chương trình đào tạo mới; Công nghệ đào tạo mới; Các dự án khởi nghiệp mới và Hệ sinh thái giáo dục khởi nghiệp mới kết nối tất cả các bên liên quan: giảng viên, người học, giảng đường, phòng thí nghiệm và người sử dụng.
Theo đó, các chương trình đào tạo ngành nghề mới mà nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi, mối liên hệ giữa các lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật dự báo sẽ sự bùng nổ và 10 công nghệ cốt lõi: Công nghệ số; Công nghệ dữ liệu lớn; Trí tuệ nhân tạo; Người máy; Internet kết nối vạn vật; Công nghệ vật liệu mới và cảm biến; Công nghệ nano; Công nghệ in 3D; Công nghệ năng lượng và Công nghệ sinh học.
Trong đó, hệ thống thực – ảo được coi là nền tảng. Các công nghệ cốt lõi này sẽ tạo ra các thay đổi có tầm ảnh hưởng lớnnhất trong 10 năm tới của thế giới, hình thành các đột phá về các giải pháp: Khả năng kiểm soát và phòng chống bệnh tật; Điều trị y tế; Dược phẩm; Các giải pháp năng lượng; Truyền thông số; Thiết bị đa phương tiện và Ánh sáng; Thiết bị công nghệ sinh học; Vật lý hạt cơ bản; Vật liệu mới và vật liệu nanô; Di truyền học.
GS Đức cho rằng, đây là các ngành nghề đặc trưng của thời kỳ công nghiệp mới mà các trường đại học không thể không đầu tư phát triển.
Đối với các quốc gia, hệ thống lĩnh vực ngành nghề đào tạo còn được xác định cụ thể, tích hợp phù hợp với ưu tiên. Ví dụ, ở Malaysia, 5 nhóm lĩnh vực sau đây đã được xác định: -Trí tuệ nhân tạo, học máy, tự động hóa, an toàn mạng, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu; Các lĩnh vực kỹ thuật lai như Công nghệ sinh học, Khoa học và công nghệ y sinh, công nghệ thông tin, khoa học máy tính và chăm sóc sức khỏe; -Khí hậu, năng lượng, tài nguyên và môi trường;- Giáo dục khai phóng, công nghệ thiết kế và công nghiệp sáng tạo;- Giáo dục và đào tạo kỹ năng.
GS Đức lưu ý rằng, trong thời đại 4.0, đổi mới sáng tạo không chỉ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật mà với khả năng sử dụng nền tảng công nghệ chung, đổi mới sáng tạo cũng hoàn toàn được triển khai trong cả các lĩnh vực khoa học xã hội và quản lý, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo (điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, sáng tác…).
Về lĩnh vực này, một số trường đại học ở Việt Nam, nhất là các trường đại học tư thục đã rất năng động, tiên phong đi đầu. Ngoài ra, các ngành nghề dịch vụ, tiêu thụ cũng sẽ có nhu cầu rất lớn.
Video đang HOT
GS Đức cho hay, tinh thần sáng nghiệp của đại học 4.0 không chỉ được thể hiện trong đặc điểm ngành nghề mới, mà cả trong cấu trúc của chương trình đào tạo.
Theo đó, tiếp cận kiểu chương trình đào tạo linh hoạt ( Fluid and Organic Curriculum) và kiểu chương trình đào tạo sẵn sàng cho tương lai ( Future Readiness Curriculum) của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đề xuất là một hướng đi rất lôgic và hợp lý. Trước hết, sự linh hoạt thể hiện ở chỗ thay cho nền tảng kiến thức cơ bản là các môn học đại cương truyền thống (ví dụ như Toán cao cấp, Vật lý đại cương, Tin học cơ sở…), các trường đại học cần quan tâm bổ sung các môn học mới, ví dụ như về Công nghệ 4.0 đại cương, Kỹ năng số và khoa học dữ liệu, Giáo trình khởi nghiệp và Kiến thức về sở hữu trí tuệ.
Các môn học như vậy phải là hành trang khởi nghiệp sáng tạo của công dân 4.0. Trong trường hợp này, các yếu tố thích hợp của giáo dục khai phóng cũng cần được tích hợp.
Đối với Việt Nam, việc thay đổi chương trình đào tạo không chỉ để giúp sinh viên suy nghĩ sáng tạo hơn và thực thi tinh thần đổi mới sáng tạo hiệu quả mà còn phải lưu ý làm sao để hỗ trợ nhiều hơn giúp họ chuyển từ một thiết chế giáo dục giáo khoa bảng (chỉ hướng đến các kỳ thi) thành một môi trường học tập dựa trên trải nghiệm có định hướng.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Khuyến học, khuyến tài tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là một bộ phận không thể thiếu được trong việc chấn hưng giáo dục nước nhà, trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước...
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên UVBCHTW Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" vừa được tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chiều ngày 11/1/2019.
Tham dự Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" có lãnh đạo Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành, huyện, xã của Hà Tĩnh
Theo bản báo cáo của Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh, sau 3 năm thực hiện Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ về "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020", các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia và đạt hiệu quả thiết thực. Qua đó thúc đẩy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của người dân, đóng góp thiết thực vào công tác an sinh các hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần vào sự phát triển KT - XH ở địa phương.
Tính đến năm 2018, toàn tỉnh có trên 282.000 gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập, đạt tỷ lệ 78%; có trên 3.500 dòng họ đạt danh hiệu dòng họ học tập, đạt tỷ lệ 65,6%; cộng đồng học tập thôn, TDP có hơn 1.600 đơn vị đạt danh hiệu, đạt tỷ lệ 79,5%....
Trong đó, nhiều cơ sở có các cách làm sáng tạo hiệu quả như ở xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Xuân Phổ của huyện Nghi Xuân; Đức Long, Tùng Ảnh của huyện Đức Thọ...; các dòng họ tiêu biểu như Dương Huy (huyện Cẩm Xuyên), Nguyễn Tiên Sỹ (huyện Nghi Xuân)....
Trong 3 năm (2016 - 2018) các Trung tâm học tập cộng đồng đã mở được hơn 8.300 lớp với hơn 810.000 lượt người học.
Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, các cấp Hội Khuyến học tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời. Tăng cường các biện pháp quản lý, đa dạng hóa nội dung, hình thức hoạt động.
Bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên UVBCHTW Đảng, Nguyên phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là một bộ phận không thể thiếu được trong việc chấn hưng giáo dục nước nhà...
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên UVBCHTW Đảng, Nguyên phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là một bộ phận không thể thiếu được trong việc chấn hưng giáo dục nước nhà, trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Xây dựng nền văn hóa dân tộc tiên tiến đậm đà bản sắc phải xuất phát từ cội nguồn gia đình, dòng họ. Cho nên trong phương hướng phát triển đất nước của các nghị quyết đại hội đảng toàn quốc đều nêu xây dựng văn hóa, phát triển văn hóa dân tộc kết hợp với phát triển nền kinh tế xã hội luôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng Việt Nam trong suốt cả thập kỷ xây dựng và phát triển đất nước.
"Gia đình là một đơn vị được tính đến trong phát triển kinh tế xã hội, là vấn đề cốt lõi vì gia đình là tế bào của xã hội. Nếu như từng con người trong gia đình và dòng họ không cố gắng thì gia pháp, gia phong của gia đình dòng họ bị lung lay đầu tiên".
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khẳng định đề án 281 có sức sống mãnh liệt đối với gia đình, dòng họ.
"Trong những năm tới (2019 -2020), là kết thúc dự án thì chúng ta phải đi vào chiều sâu, trong thực hiện các tiêu chí kết quả phải thực chất, phải đánh giá tác động kết quả của đề án 281 đến sự giàu có lên của các gia đình, đến sự phát triển bền vững của gia đình, dòng họ", Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đề nghị đối với Hà Tĩnh.
"Hà Tĩnh là quê hương cách mạng, cả nước, cả thế giới đều thấy Hà Tĩnh là lò lửa cách mạng trong suốt tất cả các thời kỳ. Gia đình, dòng họ của Hà Tĩnh có những cơ cấu hết sức chặt chẽ, một truyền thống gia đình, dòng họ hết sức tốt đẹp. Hà Tĩnh cần tiếp tục phát huy, tiếp tục học tập, cho con cháu học tập, mình học tập để làm sáng mãi bản chất anh hùng cách mạng, sáng mãi truyền thống gia đình, dòng họ" Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan mong muốn.
Ông Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, ông Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cảm ơn những tình cảm, chỉ đạo, chia sẻ của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Hội Khuyến học tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến mọi tầng lớp nhân dân; tăng cường công tác phối hợp giữa Hội Khuyến học với Sở GD&ĐT, các ban ngành liên quan; tiếp tục nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng; đổi mới hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng của các tổ chức hội... Xây dựng nhân rộng các mô hình cá nhân điển hình trong công tác khuyến học.
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao 100 triệu đồng ủng hộ các em học sinh bị ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt tại huyện Hương Sơn
và tặng cờ thi đua xuất sắc cho 3 đơn vị; tặng bằng khen cho 2 tập thể, 9 cá nhân trong phong trào học tập và thực hiện đề án 281
Tại hội nghị lần này, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao 100 triệu đồng ủng hộ các em học sinh bị ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cũng đã tặng cờ thi đua xuất sắc cho 3 đơn vị và tặng bằng khen cho 2 tập thể, 9 cá nhân trong phong trào học tập và thực hiện đề án 281.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tặng bằng khen cho 6 tập thể, 5 cá nhân đã giành nhiều thành tích trong phong trào gia đình học tập, xã hội học tập.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tặng bằng khen cho 6 tập thể, 5 cá nhân đã giành nhiều thành tích trong phong trào gia đình học tập, xã hội học tập.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Giáo viên được 'cởi trói vì sách giáo khoa không còn là pháp lệnh' Chương trình mới không còn trói buộc giáo viên vì sẽ không phải chỉ có một bộ sách giáo khoa mà có thể có nhiều bộ sách để lựa chọn. Với mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả...