Nên bổ sung thảo dược nào tăng sức đề kháng, phòng ốm trong mùa đông?
Thời tiết lạnh của mùa đông có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến chúng ta dễ mắc cảm lạnh, cúm và nhiễ.m trùn.g đường hô hấp.
Bổ sung một số loại thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng, có thể tạo nên sự khác biệt trong việc duy trì sức khỏe, phòng chữa bệnh…
1. Gừng giúp tăng cường miễn dịch
Gừng là một thành phần quan trọng trong các bài thuố.c Đông y. Trong nhiều thế kỷ, gừng – loại gia vị ấm này được sử dụng để điều trị cảm lạnh, buồn nôn và nôn. Gừng giúp làm ấm cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch; rất có hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau họng, giảm tắc nghẽn…
Trong các nghiên cứu cho thấy, gừng tươi có thể giúp ngừa virus hợp bào, một loại virus đường hô hấp phổ biến gây ra các triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh. Các hợp chất hoạt tính của gừng chủ yếu là gingerol và shogaol, có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau, giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể, bảo vệ chống lại nhiều bệnh nhiễ.m trùn.g và bệnh mạn tính.
Cách thưởng thức:
- Pha một cốc trà gừng: Lột vỏ, cắt gừng thành lát mỏng theo chiều ngang, cho vài lát vào cốc nước sôi, đậy nắp và ngâm trong 10 phút, rồi thưởng thức. Bạn có thể sử dụng túi trà gừng bán sẵn rồi pha theo cách trên.
- Cho gừng vào súp hoặc các bài thuố.c từ mật ong, giúp tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, phòng ngừa ốm trong mùa lạnh.
Gừng giúp làm ấm cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Quế
Quế cũng là một loại gia vị có tính ấm, nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa. Quế cũng có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn và chống viêm. E-cinnamaldehyde là một trong những hợp chất hoạt tính chính trong quế, có tác dụng chống viêm mạnh.
E-cinnamaldehyde cũng là một hợp chất kháng khuẩn, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn listeria. Các nghiên cứu còn phát hiện tinh dầu quế có tác dụng tương tự đối với vi khuẩn salmonella.
Cách thưởng thức: Rắc một ít quế lên bánh mì nướng hoặc cho vào cà phê, trà để tăng thêm hương vị. Quế cũng kết hợp tốt với các loại trái cây như táo và lê.
Quế có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Video đang HOT
3. Bạc hà
Bạc hà là một loại thảo mộc có chứa một loạt các flavonoid. Đây là những hợp chất thực vật có tác dụng có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Bạc hà cũng chứa menthol, một hợp chất có tác dụng gây tê, giúp thông mũi và giảm đau.
Cách thưởng thức: Nếu bạn bị nghẹt mũi,hãy hít hơi nước từ nước nóng pha với vài giọt tinh dầu bạc hà, hoặc pha một cốc trà bạc hà nóng rồi thưởng thức.
Bạc hà có lợi cho sức khỏe miễn dịch.
4. Nghệ
Nghệ là một loại gia vị màu vàng rực rỡ có lịch sử lâu đời được sử dụng trong y học Ayurvedic (Ấn Độ) như một phương pháp điều trị các tình trạng viêm. Tiêu thụ thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm tình trạng viêm liên quan đến cảm lạnh và cúm.
Curcumin, hợp chất hoạt động chính trong nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễ.m trùn.g và giảm viêm hiệu quả; cải thiện các dấu hiệu căng thẳng oxy hóa (căng thẳng oxy hóa có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau).
Cách thưởng thức: Nghệ có thể được hấp thụ tốt hơn khi có một số chất béo, cũng như thêm piperine, một hợp chất trong hạt tiêu đen.
- Có thể pha bột nghệ với sữa ấm – một thức uống nóng hay còn gọi là sữa nghệ.
- Thêm nghệ vào món ăn như cà ri, súp và thịt nướng…
5. Cây cúc tím
Cúc tím (Echinacea) là loại thảo mộc được sử dụng cho bệnh cảm lạnh thông thường và các bệnh nhiễ.m trùn.g khác.
Cúc tím có chứa các hợp chất hoạt tính kích thích hệ thống miễn dịch, giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh và cảm cúm, làm giảm các triệu chứng như đau họng, ho và sốt…
Một phân tích tổng hợp của 14 nghiên cứu cho thấy, echinacea làm giảm 58% nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường và rút ngắn thời gian mắc bệnh từ một đến bốn ngày.
Cách thưởng thức: Echinacea thường có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung (chiết xuất, thuố.c nhỏ giọt, viên nén hoặc viên nang). Hầu hết người lớn có thể an toàn khi uống echinacea trong thời gian ngắn, có thể uống echinacea ba lần một ngày khi bị bệnh và dừng lại khi bạn cảm thấy khỏe hơn; không dùng quá 10 ngày.
Tuy nhiên, echinacea có thể tương tác với một số loại thuố.c nhất định, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung echinacea. Những người bị dị ứng với hoa cúc không nên sử dụng echinacea. Những người bị hen suyễn, dị ứng có thể có nguy cơ cao gặp biến chứng từ loại thảo dược này.
Cây cúc tím kích thích hệ thống miễn dịch.
6. Hoàng kỳ
Hoàng Kỳ cũng là một trong những loại thảo mộc giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng và bệnh tật; được sử dụng như một phần của sự kết hợp thảo dược để ngăn ngừa hoặc điều trị cảm lạnh.
Một số nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có thể giúp chống lại các bệnh nhiễ.m trùn.g do virus.
Cách thưởng thức: Hoàng kỳ thường được dùng như một chất bổ sung (có dạng thuố.c nhỏ giọt, viên nén và viên nang. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, hoàng kỳ có thể tương tác với các loại thuố.c ức chế hệ miễn dịch…
Hoàng kỳ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
7. Một số thảo mộc khác
- Quả lý gai Ấn Độ (Amla): Giàu vitamin C và cũng là một trong những lựa chọn tốt nhất để tăng cường hệ thống miễn dịch giúp chống lại nhiễ.m trùn.g theo mùa. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu, giúp tiêu hóa trơn tru và bảo vệ cơ thể khỏi các cuộc tấ.n côn.g của mầm bệnh có hại.
- Ashwagandha: Có đặc tính chống viêm, giúp cơ thể chống lại căng thẳng (nguyên nhân làm hệ miễn dịch suy yếu), tăng cường phản ứng miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
- Tulsi (Húng quế):Được coi là một trong những loại cây tốt nhất trong Ayurveda, có tác dụng chống lại các bệnh về đường hô hấp, giảm đau. Húng quế rất giàu chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và chống lại các bệnh nhiễ.m trùn.g như cảm lạnh, cúm và xoang. Ngâm lá tulsi trong nước nóng như pha trà hoặc thêm vào chế độ ăn hàng ngày…
Bốn thảo dược giúp tăng đề kháng khi thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm, nhức đầu...
Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi cảm mạo thông thường, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược dưới đây để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh.
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ của cơ thể, bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất độc môi trường. Để sở hữu sức đề kháng khỏe mạnh, cơ thể cần được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Đặc biệt, thảo dược và gia vị là những nguyên liệu giúp tăng sức đề kháng mà dân gian ta đã sử dụng và lưu truyền hàng chục thế kỷ qua. Dưới đây là các loại thảo dược và gia vị tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên lưu trữ trong căn bếp của gia đình.
Gừng
Gừng (Zingiber officinale) là gia vị quen thuộc, cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y. Thành phần chính của gừng là gingerol và shogaol, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Suốt nhiều thế kỷ qua, gừng là liệu pháp làm ấm cơ thể hiệu quả, hỗ trợ chữa trị cảm lạnh, đau đầu, buồn nôn và nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
Tiêu thụ gừng mỗi ngày với liều lượng phù hợp có thể tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh mạn tính, đồng thời hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng sau các cơn cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên tận dụng gừng trong chế biến món ăn hàng ngày như: thêm vài lát gừng vào các món luộc hoặc ướp thịt, cá với gừng. Ngoài ra, một tách trà gừng tươi, hãm trong 10 phút, có hiệu quả giảm bớt các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian bị bệnh.
Nghệ
Nghệ (Curcuma longa) có màu sắc vàng tươi và đã được sử dụng lâu đời để chữa trị tình trạng viêm nhiễm, vấn đề về da, xương khớp và hô hấp... Thành phần chủ yếu của nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, curcumin được sử dụng để giảm đau, viêm xương khớp với hiệu quả tương đương thuố.c kháng viêm không steroid - NSAID (như ibuprofen, diclofenac, celecoxib...) mà không có tác dụng phụ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng curcumin từ nghệ có khả năng kích hoạt các tế bào T và tế bào B, tăng cường đáp ứng kháng thể của cơ thể, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, bổ sung curcumin từ nghệ giúp tạo bức tường thành vững chắc ngăn các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh ghé thăm.
Cơ thể hấp thụ tốt các dược chất từ nghệ khi kết hợp cùng chất béo. Vì thế, bạn có thể kết hợp nghệ với cá, trứng, bơ, dầu thực vật (dầu olive, dầu dừa) để chế biến các món ăn hàng ngày như cà ri, súp, cá, thịt nướng. Đặc biệt, nghệ kết hợp cùng sữa và tiêu đen giúp tăng cường khả dụng của curcumin, tạo ra một thức uống vừa thơm ngon vừa tăng khả năng hấp thụ hết các dược chất từ nghệ.
Bạc hà
Bạc hà (Mentha arvensis) là thảo dược có mùi thơm đặc trưng, nổi tiếng với khả năng làm mát, được sử dụng phổ biến ở cả dạng tươi và khô với nhiều dược tính tốt cho sức khỏe hô hấp, tiêu hóa và tinh thần. Bạc hà chứa thành phần chính là flavonoids với các đặc tính chống viêm, chống virus, chống oxy hóa. Ngoài ra, bạc hà giàu các thành phần như phốt pho, canxi, vitamin A, D, E và C, giúp bảo vệ các tế bào, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Nghiên cứu đã chứng minh thành phần menthol trong bạc hà là liệu pháp được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, giúp thông thoáng đường hô hấp trên và giảm đau hiệu quả. Vì thế, bạc hà là thảo dược tăng sức đề kháng hiệu quả, giúp phòng ngừa và làm nhanh lành bệnh. Trong một tách trà bạc hà mạnh (3 - 5g bạc hà khô) có thể khiến bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng. Xông tinh dầu bạc hà cũng giúp thông thoáng đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạc hà còn là gia vị, rau nêm có thể kết hợp đa dạng với nhiều món ăn, thức uống khác nhau.
Quế
Quế (Cinnamomum) là gia vị làm ấm nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng cùng hương vị nổi bật. Thành phần chính của quế gồm cinnamaldehyde, các chất chống oxy hóa polyphenol mạnh với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus. Suốt nhiều thế kỷ qua, quế là nguyên liệu đã được sử dụng phổ biến trong các món ăn, món tráng miệng với hiệu quả bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, xương khớp. Đặc biệt, quế chứa dược tính chống oxy hóa cao hơn cả bạc hà và gừng. Vì thế, quế cũng là thảo dược tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng bệnh cảm mạo.
Bột quế có thể kết hợp hài hòa với các món ăn đa dạng, lẫn thức uống như món nướng, salad, súp, cà phê hoặc sữa. Thanh quế hầm với táo hoặc lê sẽ tạo ra món súp làm ấm cơ thể thơm ngon hoặc bạn có thể pha một tách trà hoa cùng thanh quế để hỗ trợ hệ tiêu hóa sau bữa ăn.
Bên cạnh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ thực phẩm và sử dụng thảo dược, gia vị hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bạn cần có chế độ vệ sinh và nghỉ ngơi hợp lý. Rửa sạch tay với xà phòng, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng... đồng thời, thường xuyên rèn luyện thể thao và đảm bảo ngủ đủ. Giấc ngủ chất lượng sẽ hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả và nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể./.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ thường suy giảm, khiến họ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc sốt kèm sổ mũi - những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc cúm do hệ miễn dịch của họ suy yếu. Ảnh: Shutterstock. Bác sĩ chuyên...