nCoV lợi dụng hệ miễn dịch để tấn công cơ thể
Các nhà nghiên cứu cho rằng nCoV có thể lợi dụng cơ chế phản vệ tự nhiên của cơ thể để tấn công nhiều tế bào hơn.
Nghiên cứu mới dựa trên những phát hiện trước đây về mục tiêu tấn công của nCoV như thông qua phân tử protein ACE2 với sự trợ giúp của enzyme TMPRSS2.
Nhóm nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Harvard phát hiện các ACE2 có thể được hệ miễn dịch kích hoạt, mở cánh cổng xâm nhập cho virus.
Các nhà khoa học nhấn mạnh vào tác động của interferon (IFN), một loại protein có tác dụng cảnh báo tế bào về sự hiện diện của virus, có thể kích hoạt gene mã hóa ACE2 và tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào nhiều tế bào hơn.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cell hôm 21/4.
Hình ảnh dưới kính hiển vi nCoV đang bám vào tế bào. Ảnh: AP
Theo tiến sĩ Jose Ordovas-Montanes của bệnh viện Nhi Boston, người đứng đầu công trình: “ACE2 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người khỏi rất nhiều dạng tổn thương phổi. Khi lượng ACE2 tăng lên sẽ tạo ra một phản ứng sinh chất nhầy. Do nCoV nhắm tới protein này, chúng tôi cho rằng nó có thể lợi dụng chính sự tăng cường để xâm chiếm cơ thể”.
Các chuyên gia phối hợp Mạng lưới Nghiên cứu Human Cell Atlas Lung Biological Network, cho biết có ba loại IFN thì hai loại tác dụng kích hoạt ACE2 trên bề mặt tế bào đường hô hấp trên ở người.
Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh vào tác động của IFN lên phân tử protein ACE2 và cung cấp thêm bằng chứng về việc nCoV, cũng như nhiều loại virus khác, đã biến đổi để lợi dụng cơ chế này.
Video đang HOT
Để xác định các tế bào có nguy cơ, các nhà nghiên cứu tập trung vào các tế bào biểu hiện cả ACE2 và TMPRSS2, vốn chiếm chỉ dưới 10% số lượng tế bào trong hệ hô hấp và tiêu hóa.
“Khi đã biết tế bào nào có thể bị lây nhiễm, chúng ta có thể đặt câu hỏi về việc chúng hoạt động như thế nào? Các tế bào này có chứa điều gì quan trọng đối với vòng đời của virus?”, tiến sĩ Jose cho hay. Bằng việc hiểu rõ cơ chế ở cấp độ tế bào, các nhà khoa học có thể dễ dàng tìm kiếm các loại thuốc sẵn có, tiềm năng nhắm đích vào toàn bộ quá trình, làm tiền đề cho các thử nghiệm trên chuột và linh trưởng trong tương lai gần.
IFN đã được nghiên cứu để chữa Covid-19 và từng được thử nghiệm lâm sàng để điều trị hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS), căn bệnh cũng gây ra bởi chủng virus corona.
Trong một báo cáo xuất bản trên ScienceDirect đầu tháng 4, các nhà nghiên cứu tại Pháp cho biết điều trị bằng IFN tuýp 1 với SARS và MERS không hiệu quả. Song họ đặt kỳ vọng vào thuốc trong đại dịch lần này.
Tiến sĩ Jose cũng nhấn mạnh cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để biết được độ an toàn và hiệu quả của IFN đối với người mắc Covid-19.
“Ở một số bệnh nhân, tùy vào thời điểm và liều dùng, IFN có thể kiềm chế được virus, hoặc làm cho phản ứng nhiễm trùng nặng hơn. Chúng ta cần hiểu hơn về sự cân bằng giữa hai yếu tố này và tìm cách đạt được hiệu quả kháng virus nhưng không làm tăng thêm số lượng tế bào mà mầm bệnh có thể xâm nhiễm”, ông nói.
10 điều tối kỵ khi nấu ăn, bạn phải bỏ ngay!
Bạn muốn làm tất cả mọi điều có thể để giữ gìn sức khỏe trong thời đại dịch Covid-19 này. Nhưng bạn có biết rằng có những sai lầm mà bạn có thể mắc phải trong nhà bếp?
Để tránh lây nhiễm chéo, hãy đảm bảo thực hành các biện pháp an toàn khi xử lý thịt sống. Đó là không sử dụng cùng thớt và dao cho thịt sống và thức ăn sẵn sàng để ăn như rau sống... - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 10 thói quen nấu ăn tối kỵ nhất mà bạn cần tránh, theo Eatthis.
1. Không rửa tay khi nấu ăn
Rửa tay là cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng gây hại có thể gây bệnh, và rửa tay với xà phòng thông thường là đã đủ. Hãy rửa tay trong thời gian 20 giây để đảm bảo vi trùng được rửa trôi xuống cống.
2. Không dùng riêng thớt
Để tránh lây nhiễm chéo, hãy đảm bảo thực hành các biện pháp an toàn khi xử lý thịt sống. Đó là không sử dụng cùng thớt và dao cho thịt sống và thức ăn sẵn sàng để ăn như rau sống...
3. Không lưu trữ và ăn thức ăn thừa đúng cách
Đừng để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ sau khi nấu, để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển. Hãy cất thức ăn trong tủ lạnh và ăn hết trong vòng 3 - 4 ngày, theo Eatthis.
4. Nêm quá nhiều muối
Hãy giảm muối khi nấu ăn. Vì ăn nhiều muối ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch.
5. Chiên mọi thứ
Thực phẩm chiên rán thì luôn hấp dẫn. Mặc dù thỉnh thoảng có thể thưởng thức, nhưng không nên chỉ ăn món chiên! Hãy thử chiên không dầu hoặc rang, theo Eatthis.
6. Sử dụng quá nhiều dầu ăn
Mọi thứ nên ở mức độ vừa phải, vì vậy hãy đo chính xác lượng dầu thực sự cần là bao nhiêu, thay vì chỉ áng chừng bằng mắt, để tránh sử dụng quá nhiều chất béo giàu calo này.
7. Nấu rau quá kỹ
Hãy đảm bảo nấu rau đúng cách để giữ lại các vitamin. Nấu quá kỹ thực sự có thể phá vỡ các chất dinh dưỡng, theo Eatthis.
8. Không kiểm tra màu sắc của thịt
Kiểm tra màu sắc của thịt và đảm bảo thịt không có mùi để chắc chắn không ăn phải thịt đã bị hỏng.
9. Rã đông không đúng cách
Đừng rã đông thịt trên bàn bếp. Mà nên rã đông thịt dần dần và an toàn bằng cách cho thịt vào nồi hoặc chậu nhỏ rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy sẽ tránh các giọt nước rơi ra và dính vào các thực phẩm khác. Rã đông trên bếp sẽ khiến vi trùng lây lan.
10. Không cài tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp
Cách lưu trữ thực phẩm rất quan trọng, vì vậy hãy cài tủ lạnh ở mức 4 độ C trở xuống, vì đây là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai và người già.
Tủ lạnh đủ lạnh làm chậm đáng kể sự phát triển của vi trùng gây bệnh, theo Eatthis.
Thiên Lan
Điều tai hại gì xảy ra khi bạn ăn quá nhiều protein? Các món giàu protein mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng cũng như nhiều loại thực phẩm khác, protein dù tốt nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại. Ăn quá nhiều protein có thể gây nhiều tác hại đối với sức khỏe như tăng cân, mệt mỏi, táo bón... ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Protein là dưỡng chất không thể...