NATO sắp công bố gói an ninh mới cho Kiev, làm ‘cầu nối’ Ukraine với liên minh
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) dự định công bố một gói an ninh mới cho Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh thường niên tổ chức vào tháng 7 tới tại Washington.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) phát biểu bên cạnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo chung ở Kiev vào ngày 29/4/2024. Ảnh: Getty Images
Gói an ninh này được các quan chức NATO miêu tả là “cầu nối” để đáp ứng nguyện vọng của Ukraine trở thành thành viên của liên minh trong bối cảnh khối liên minh quân sự này khẳng định sẽ không chấp thuận tư cách thành viên của Ukraine cho đến khi giao tranh với Nga kết thúc.
Theo tạp chí quốc phòng Defense News, dẫn lời bà Julianne Smith – Đại sứ Mỹ tại NATO, ngoài việc công bố gói an ninh mới vào vào tháng 7, ước tính có khoảng 32 quốc gia đang hoàn tất một loạt thỏa thuận song phương để hỗ trợ Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh, trong đó 13 quốc gia đã hoàn tất công việc đó cho đến nay.
Phát biểu tại hội nghị của Defense Writers Group ngày 3/6, đại sứ Smith cho hay: “Các đồng minh sẽ đưa ra một gói sản phẩm quốc phòng đóng vai trò là cầu nối cho tư cách thành viên của Ukraine trong liên minh. Gói an ninh này sẽ là tiếng nói mà chúng tôi sử dụng để đáp ứng nguyện vọng trở thành thành viên của Ukraine. Một phần trong đó sẽ là thể chế hóa một số hỗ trợ song phương đang được cung cấp cho Ukraine để các hỗ trợ đó nằm dưới sự chỉ huy của NATO”.
Video đang HOT
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhanh chóng bày tỏ nguyện vọng xin gia nhập NATO. Tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh vào năm ngoái tại Litva, yêu cầu này của Ukraine đã bị từ chối. Thay vào đó, NATO cung cấp cho Ukraine một gói hỗ trợ kéo dài nhiều năm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và giúp nước này thay thế các thiết bị thời Liên Xô.
Giới quan sát cho hay việc Ukraine chính thức gia nhập NATO sẽ cho phép Kiev viện dẫn điều khoản phòng thủ tập thể của liên minh và có khả năng gây ra một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn với Nga. Năm 2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Ukraine không thể gia nhập NATO trừ khi cuộc chiến với Nga kết thúc.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm Kiev hồi tháng 4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã hứa hẹn rằng “Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO”.
Hội nghị thượng đỉnh của liên minh năm na, đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Theo đại sứ Smith, tại hội nghị này, các nước sẽ tập trung vào các kế hoạch phòng thủ và răn đe khu vực ở phía Bắc, Trung và Nam Âu.
“Hội nghị đánh dấu một sự thay đổi lớn trong toàn liên minh về phương thức các nước đầu tư, mua sắm, hợp tác để thực hiện các kế hoạch khu vực”.
Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ tập trung vào việc chia sẻ gánh nặng tài chính. Nữ đại sứ hy vọng hơn 20 quốc gia sẽ chi ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội tương ứng cho quốc phòng, mục tiêu do liên minh đặt ra.
“Chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi tiếp tục thúc đẩy và yêu cầu mọi thành viên trong liên minh vạch ra kế hoạch đạt được mức 2% trong vòng vài năm tới. Và tôi nghĩ 99% đồng minh đã lên sẵn kế hoạch”, bà Smith chia sẻ.
Tiết lộ về 'lằn ranh đỏ' khiến NATO can thiệp trực tiếp vào xung đột Ukraine
Các thành viên NATO được cho là đã bí mật vạch ra 2 kịch bản có thể khiến liên minh này can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine.
Theo Sputnik, trong ngày 5/5, tờ La Repubblica của Italia đã trích dẫn một tài liệu mật của NATO, tiết lộ rằng liên minh quân sự này "đã thiết lập 2 lằn ranh đỏ, nhằm can thiệp trực tiếp nếu cuộc xung đột Ukraine đi quá giới hạn".
Nguồn tin của La Repubblica cho biết, lằn ranh đầu tiên là "sự xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thứ ba". Quốc gia được ám chỉ trong kịch bản này là Belarus, bởi Nga có thể xuyên phá các phòng tuyến của Kiev gần biên giới Ukraine - Belarus.
Lằn ranh đỏ thứ hai có liên quan đến những hành vi khiêu khích quân sự của Moscow với Ba Lan, Moldova hoặc các nước vùng Baltic. NATO coi 2 lằn ranh này là "giải pháp cuối cùng", và có thể triển khai 100.000 quân đồn trú ở châu Âu nếu các ranh giới bị vượt qua.
Binh lính NATO tham gia cuộc tập trận Steadfast Defender 2024. Ảnh: Reuters
Tuy vậy, La Repubblica nhấn mạnh rằng NATO hiện không có bất kỳ kế hoạch triển khai quân đội nào ở Ukraine. Trên thực tế, nhiều thành viên của liên minh vẫn đang xem xét "các khả năng hành động trong tình huống khẩn cấp".
Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, các thành viên NATO đã liên tục cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Kiev. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Nga, Moscow cho rằng việc phương Tây cấp thêm vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ làm căng thẳng leo thang.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov từng cáo buộc Mỹ và NATO can dự trực tiếp vào vấn đề Ukraine, vì phương Tây không chỉ cung cấp khí tài mà còn đào tạo binh lính Ukraine. Mỹ và đồng minh đã bác bỏ cáo buộc này, đồng thời tuyên bố sẽ duy trì các hình thức hỗ trợ hiện thời với Kiev.
Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của NATO về việc kết nạp Ukraine Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì sự ủng hộ của các nước thành viên liên minh vẫn "vững chắc". Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Blinken đưa ra thông điệp như vậy tại Brussels (Bỉ) nhân dịp ngoại trưởng các nước thành viên NATO...