NATO dựng ‘Bức màn sắt mới’ ở châu Âu?
Từ Phần Lan ở phía Bắc đến Hy Lạp ở phía Nam, từ Romania ở phía Đông đến Bồ Đào Nha ở phía Tây, một “Bức màn sắt mới” đang được thiết lập ở châu Âu khi NATO tìm cách tăng cường năng lực nhằm ứng phó với Nga.
Các thành viên của Sư đoàn cơ giới số 18 của Ba Lan và các thành viên của Sư đoàn Airbourne số 82 của Mỹ tham gia một cuộc diễn tập quân sự chung ở Nowa Deba, Ba Lan, vào tháng 4/2022. Ảnh: Reuters
Theo bình luận mới đây của nhà báo Con Coughlin, tại chuyên mục quốc phòng và đối ngoại của tờ The National, trong hai thập kỷ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nắm quyền, một trong những lời phàn nàn thường xuyên của ông là “có quá nhiều NATO”, ám chỉ sự mở rộng về phía Đông của liên minh này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Điều đó dẫn đến một số của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ gia nhập.
Trái với kỳ vọng của Nga về việc NATO giảm bớt sự hiện diện ở Đông Âu, tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid cuối tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo của liên minh này đã chọn hành động ngược lại, theo đó tăng cường hiện diện quân sự, đồng thời mở rộng liên minh bao gồm Phần Lan và Thụy Điển.
Có thể cho rằng thông báo gây chú ý nhất của NATO tại hội nghị là kế hoạch tăng số lượng quân phản ứng nhanh ở châu Âu từ khoảng 40.000 lên 300.000 quân vào cuối năm tới, một lực lượng ngang với sức mạnh quân sự của Nga. Ngoài ra, biên giới của NATO với Nga sắp mở rộng thêm 1.300 km ở phía Đông Bắc châu Âu sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã đồng ý để Thụy Điển và Phần Lan tham gia tổ chức.
Video đang HOT
Việc kết nạp hai nước Bắc Âu có thể sẽ làm gia tăng đáng kể sự cô lập của Nga ở châu Âu. Trước đây, vì những lý do lịch sử của riêng mình, cả hai quốc gia Bắc Âu duy trì chính sách trung lập trong Chiến tranh Lạnh. Sự trung lập của Thụy Điển có từ thời Chiến tranh Napoléon vào đầu thế kỷ 19, trong khi Phần Lan áp dụng một chính sách tương tự trong Chiến tranh Lạnh để không gây căng thẳng với Moskva.
Kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở châu Âu đang được dẫn đầu bởi Washington, với việc Mỹ có kế hoạch gửi thêm tàu khu trục, binh sĩ và hệ thống phòng không đến Đông Âu trong những tháng tới. Lầu Năm Góc cũng lần đầu tiên đồng ý triển khai một đơn vị tác chiến cấp lữ đoàn tới Romania. Mỹ cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của mình ở Ba Lan, thiết lập một sở chỉ huy thường trực của quân đoàn 5, một sở chỉ huy đơn vị đồn trú và một tiểu đoàn yểm trợ chiến trường nhằm hỗ trợ hậu cần và lên kế hoạch cho các cuộc tập trận quân sự trên khắp khu vực phía Đông.
Quân đội Mỹ cũng đặt mục tiêu tăng cường lực lượng thiết giáp, không quân, phòng không và các lực lượng hoạt động đặc biệt ở khu vực Baltic, thành lập các đơn vị phòng không mới ở Đức và Iltay, đồng thời gửi hai phi đội máy bay tiêm kích đa nhiệm F-35 tới Anh.
Điều có thể dễ dàng quan sát có lẽ sẽ là việc triển khai thêm hai tàu khu trục lớp Arleigh Burke tại cảng tại Rota, Tây Ban Nha, lên tổng cộng 6 tàu chiến của Mỹ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phòng không và tấn công tên lửa hành trình vào đất liền. Các tàu khu trục này sẽ giúp tăng cường tuần tra Địa Trung Hải, nơi các tàu tuần dương và tàu ngầm của Nga hoạt động tích cực hơn trong năm qua, đồng thời cung cấp khả năng phòng thủ tên lửa cho các đồng minh NATO ở Nam Âu.
Trong khi đó, Anh và Đức cũng đã cam kết triển khai thêm lực lượng để bảo vệ sườn phía Đông của NATO. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thông báo sẽ điều thêm binh sĩ, máy bay chiến đấu và một tàu sân bay của Hải quân Anh trong tình trạng sẵn sàng triển khai tới khu vực. London cho biết sẽ tăng cường thêm 1.000 binh sĩ tới Estonia, nơi đã có 2.000 quân. Một trong hai tàu sân bay của Anh và các tàu hộ tống, cũng như các khí tài hải quân khác, cũng sẽ tham gia vào các hoạt động của NATO ở châu Âu.
Quá trình tăng cường lực lượng của NATO diễn ra sau khi các thành viên đồng ý về một “Khái niệm chiến lược” mới nhằm thiết lập một kế hoạch chi tiết cho các mục tiêu chính của Liên minh trong thập kỷ tới. Hiện NATO xác định Nga đang đặt ra “mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các đồng minh cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực châu Âu – Đại Tây Dương”. Trong học thuyết trước đó đã được thống nhất vào năm 2010, Nga được mô tả là một “đối tác chiến lược”.
Thụy Điển và Phần Lan hoàn tất đàm phán, ký các nghị định thư gia nhập NATO
Ngày 5/7, các phương tiện truyền thông đưa tin Thụy Điển và Phần Lan hoàn tất vòng đàm phán đầu tiên và ký các nghị định thư gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto (trái) và Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde ngày 24/1/2022. Ảnh: AP
Hãng tin RT và Tass của Nga cho biết Thụy Điển và Phần Lan đã ký các nghị định thư gia nhập liên minh ngày 5/7 tại trụ sở của tổ chức này ở Brussels (Bỉ).
Các đại sứ các nước thành viên NATO đã chính thức ký nghị định thư kết nạp với Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto và Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: "Đây là một thời khắc lịch sử. Đối với Phần Lan, đối với Thụy Điển, đối với NATO và đối với an ninh chung của chúng ta... Với 32 quốc gia thành viên, chúng ta sẽ mạnh hơn nữa và người dân của chúng ta sẽ an toàn hơn khi chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất trong nhiều thập kỷ".
Theo Tổng thư ký Stoltenberg hai quốc gia Bắc Âu này đã "chính thức xác nhận mong muốn và năng lực đáp ứng các nghĩa vụ chính trị, pháp lý và quân sự, cùng với các cam kết khác của thành viên NATO".
Tiếp theo, các nghị định thư gia nhập liên mình nói trên sẽ cần phải được tất cả 30 quốc gia thành viên NATO hiện nay phê chuẩn.
Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Phần Lan Haavisto đã đánh giá cao việc NATO ủng hộ nỗ lực tham gia liên minh của nước này. Trong khi người đứng đầu ngành ngoại giao Thụy Điển Linde đánh giá lễ ký các nghị định thư này là "ngày lịch sử đối với" hai nước.
Ngoại trưởng Linde nói: "Chúng tôi vô cùng cảm kích tất cả sự ủng hộ mạnh mẽ của liên minh, được phản ánh trong tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh Madrid hồi tuần trước. Lễ ký hôm nay một lần nữa xác nhận sự ủng hộ này. Đây là bước quan trọng đối với tư cách thành viên NATO đầy đủ của chúng tôi... Với tư cách một thành viên NATO tương lai, Thụy Điển sẽ đóng góp vào an ninh của tất cả các đồng minh. Chúng tôi tin rằng tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ giúp củng cố NATO và gia tăng ổn định ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương".
Hai quốc gia Bắc Âu Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO hồi giữa tháng 5 vừa qua. Ban đầu, nỗ lực này vấp phải trở ngại lớn do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hiến chương NATO, liên minh này chỉ có thể kết nạp thành viên mới nếu đơn xin gia nhập của nước đó được tất cả 30 quốc gia thành viên tổ chức tán thành.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/6 đã tuyên bố ngừng phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, mở đường cho hai nước tham gia liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các đối tượng có liên quan tới nhóm chiến binh của PKK và những nhân vật ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính hồi năm 2016 nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu Phần Lan bàn giao các nghi phạm khủng bố - đây là yêu cầu mà Ngoại trưởng Haavisto cho là chỉ có thể được thực hiện nếu nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được tôn trọng. Các khúc mắc đã được các bên giải quyết bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tuần trước ở Madrid (Tây Ban Nha).
Tổng thư ký Stoltenberg cho biết Thụy Điển và Phần Lan sẽ trở thành quan sát viên tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO. Ông nói thêm bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản về chống khủng bố và xuất khẩu vũ khí.
Dư luận Thụy Điển bất bình vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để được gia nhập NATO Chính phủ Thụy Điển đã bị chỉ trích vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy sự ủng hộ của Ankara đối với việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto chụp ảnh tại Nhà Trắng ở Washington ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP Các...