NASA và ESA thử nghiệm chương trình bảo vệ Trái đất
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA chuẩn bị thử nghiệm Chương trình bảo vệ hành tinh.
Các nhà khoa học đã chọn tiểu hành tinh mà trên đó họ sẽ thực hiện thí nghiệm với vật va chạm nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm tiềm tàng khi thiên thể va vào Trái đất.
Các nhà khoa học tham gia dự án AIDA (Asteroid Impact and Deflection Assessment) đã có cuộc gặp gỡ ở Geneve (Thụy Sĩ). Họ thảo luận về sứ mệnh tàu thăm dò Hayabusa 2 của Nhật Bản. Vào tháng 4/2019, con tàu này đã phóng đầu đạn về phía tiểu hành tinh Ryugu.
Kết quả của vụ bắn phá này là một hố va chạm có kích thước lớn hơn dự tính, còn vật chất trên bề mặt tiểu hành tinh vụn ra như cát.
Kết quả thí nghiệm này có ý nghĩa quan trọng đối với thử nghiệm bảo vệ hành tinh trong khuôn khổ dự án AIDA. Các nhà khoa học phải biết chắc chắn rằng, quỹ đạo tiểu hành tinh sau khi va chạm với tàu vũ trụ sẽ thay đổi theo đúng kịch bản.
Có thể xảy ra tình huống là cuộc thử nghiệm không mang lại những kết quả mong muốn như trong quá trình mô phỏng trên máy tính và thực hiện thí nghiệm.
Video đang HOT
Chính vì vậy, các chuyên gia quyết định, cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành trên tiểu hành tinh kép Didymos (gồm 2 tiểu hành tinh là Didymos A và Didymos B luôn đi kèm với nhau).
Tàu vũ trụ robot trong vai trò vật va chạm DART (Double Asteroid Redirection Test) sẽ lao vào tiểu hành tinh Didymos B (tiểu hành tinh có kích thước nhỏ hơn, đường kính 160 m, quay xung quanh tiểu hành tinh lớn hơn Didymos A). Hệ thống tiểu hành tinh kép Didymos này ở không xa Trái đất.
Tàu vũ trụ DART sẽ lao vào Didymos B với vận tốc 23.760 km/h, làm giảm vận tốc của tiểu hành tinh này một chút, đủ để thay đổi quỹ đạo của nó.
Con tàu sẽ được phóng vào không gian vào tháng 7/2021 và va chạm với tiểu hành tinh vào tháng 9/2022. Ngay trước thời điểm va chạm, DART phóng tàu quan sát LICIA cube nhỏ.
Tàu này có nhiệm vụ theo dõi quá trình thử nghiệm va chạm và gửi ảnh về Trái đất. Các nhà khoa học cũng có thể quan sát hệ thống Didymos thông qua các kính viễn vọng đặt trên mặt đất.
Sau đó vào năm 2023, tàu vũ trụ Hera sẽ được phóng vào không gian, để đến năm 2027 bắt đầu quan sát tiểu hành tinh Didymos B và khi đó chúng ta nhận được dữ liệu chi tiết về cuộc thử nghiệm.
Theo Giáo dục thời đại
Một tiểu hành tinh sắp bay ngang Trái đất
Trái đất sớm đón nhận một cuộc "chạm trán" tương đối gần khi một tiểu hành tinh có đường kính hơn 33 m lướt qua hành tinh của chúng ta.
Đài RT cho hay các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện điều này đầu tuần trước.
Theo đó, tiểu hành tinh này được đặt tên là 2019 TA7 và được dự báo sẽ lướt qua Trái đất với tốc độ trên 36.000 km/giờ vào lúc 18 giờ 53 phút (giờ bờ Đông nước Mỹ) ngày 14-10.
Tiểu hành tinh mới có đường kính khoảng 33,8 m và nằm trong danh sách các tiểu hành tinh gần đây được phát hiện đang di chuyển gần Trái đất.
Tiểu hành tinh 2019 TA7 được dự kiến lướt qua Trái đất chiều 14-10 (giờ Mỹ). Ảnh: Pixabay
Theo các nhà khoa học, tiểu hành tinh này có quỹ đạo quanh Mặt Trời khoảng 240 ngày và đi qua Trái đất khoảng một năm một lần.
Nếu tiểu hành tinh này "tiếp cận" Trái đất, nó có thể sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển và phát nổ trên bầu trời do kích thước nhỏ của mình.
Lần quét qua Trái đất vào ngày 14-10 sẽ là cuộc "chạm trán" lần thứ hai trong 115 năm qua khi tiểu hành tinh này quét đi ngang qua ở khoảng cách gần nhất khoảng 1,5 triệu km, gần hơn nhiều so với khoảng cách từ Trái đất đến "người hàng xóm gần nhất" sao Thủy (77 triệu km).
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc 2019 TA7 hoàn toàn vô hại. Tiểu hành tinh này có kích thước lớn gần gấp đôi so với tiểu hành tinh phát nổ trên đất Nga năm 2013.
Hình minh họa tiểu hành tinh sẽ bốc cháy khi tiếp cận gần Trái đất. Ảnh: RT
Các chuyên gia nhiều lần cảnh báo rằng Trái đất không có khả năng phòng thủ khi các tiểu hành tinh đập vào bề mặt.
Trên thực tế, Liên Hiệp Quốc đã dành ngày 30-6 hằng năm là Ngày tiểu hành tinh thế giới trong nỗ lực nâng cao nhận thức về khả năng các hành tinh nhỏ va chạm với Trái đất. Cơ quan này lo ngại các tiểu hành tinh không được phát hiện sẽ gây ra các mối nguy hiểm mà chúng ta không thể ngờ tới, theo RT.
NGUYÊN VĂN
Theo Pháp luật TPHCM
Sao Thổ chính thức trở thành hành tinh có nhiều vệ tinh nhất Sao Thổ không chỉ được mệnh danh là "Chúa tể những chiếc nhẫn" trong hệ mặt trời, giờ đây nó đang nắm giữ kỷ lục là hành tinh có số lượng mặt trăng nhiều nhất. Việc phát hiện 20 mặt trăng mới đã được công bố, đưa số lượng vệ tinh tự nhiên xung quanh sao Thổ lên 82. Trước đó sao Mộc...