Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đạt mục tiêu trung hòa carbon
Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đạt mục tiêu trung hòa carbon của thế giới. Đây là nhận định của ông Hisanori Nei, Giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản, chuyên gia về chính sách năng lượng, chính sách an toàn hạt nhân, trong cuộc phỏng vấn ngày 25/12 với phóng viên TTXVN tại Tokyo về vai trò của năng lượng hạt nhân trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản.
Ông Hisanori Nei, Giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản, trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về vai trò của năng lượng hạt nhân trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản. Ảnh: Xuân Giao/PV TTXVN tại Nhật Bản
Giáo sư Hisanori Nei cho biết sau một thời gian chững lại do thảm họa hạt nhân năm 2011, những năm gần đây, chủ trương coi điện hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản đã quay trở lại là do tình hình quốc tế thay đổi. Sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 xảy ra vào tháng 3/2011, và ba năm sau, vào tháng 4/2014, kế hoạch năng lượng cơ bản quốc gia đầu tiên đã được lập ra. Vào thời điểm đó, năng lượng hạt nhân vẫn được coi là quan trọng như một nguồn điện cơ bản, nhưng chính sách đã được quyết định là giảm sự phụ thuộc vào nó càng nhiều càng tốt. Kế hoạch năng lượng cơ bản đã được sửa đổi vào năm 2018 và 2021, nhưng chính sách vẫn được duy trì như cũ.
Tuy nhiên, tình hình nguồn cung dầu mỏ quốc tế đã trở nên khá bất ổn trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, cũng có những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và khai thác tiền điện tử Bitcoin cần một lượng điện đáng kể. Nhìn về tương lai, đến năm 2035 – 2040, có khả năng lớn là các kế hoạch hiện tại sẽ không thể theo kịp nhu cầu điện. Một lý do nữa là liên quan đến các biện pháp chống lại sự nóng lên toàn cầu, nếu muốn hạn chế lượng khí thải CO2, Nhật Bản không thể chỉ dựa vào việc phát điện bằng nhiên liệu hóa thạch.
Video đang HOT
‘Trong khi đó, các năng lượng tái tạo khác như năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió không ổn định. Có quan điểm quốc tế ngày càng lớn rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng năng lượng hạt nhân, và Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu hướng ấy.
Trước các mối lo ngại về vấn đề an toàn hạt nhân, Nhật Bản đưa ra các quy định dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và các tổ chức khác đặt ra.
Nhật Bản cũng ý thức cao về việc nước này thường xuyên hứng chịu động đất, và đã có các tiêu chuẩn chống động đất nghiêm ngặt mà các quốc gia khác không có, cũng như với nhiều hiện tượng cực đoan khác. Nhật Bản cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ sự cố Fukushima và tăng cường nguồn cung cấp điện từ bên ngoài, ví dụ, dây điện kết nối trạm biến áp với nhà máy điện hạt nhân tăng gấp đôi hoặc gấp ba,cùng các nguồn pin di động hoặc nguồn điện di động.
Theo giáo sư Hisanori Nei, là nước phải nhập khẩu phần lớn nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản hiện có đủ nhiên liệu uranium trong nước để không cần phải nhập khẩu thêm uranium trong khoảng 10 năm. Do đó, có sự khác biệt giữa nhiên liệu uranium và các nhiên liệu hóa thạch khác đối với ngành năng lượng Nhật Bản.
Về tỷ trọng trong ngành năng lượng, trước khi xảy ra sự cố tại Fukushima, năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 11% tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp (TPES). Nhưng hiện tại, nó chỉ còn dưới 3%. Nếu tất cả các nhà máy điện hạt nhân hiện có được khôi phục hoạt động, dự kiến sẽ tỷ trọng sẽ phục hồi khoảng 10%, điều này sẽ giúp tỷ lệ tự cung cấp năng lượng của Nhật Bản trở lại mức 20%, mức trước khi xảy ra thảm họa.
Đánh giá về những lợi thế của điện hạt nhân với tư cách là một nguồn năng lượng sạch trong bối cảnh thế giới đang tiến đến mục tiêu trung hòa carbon, giáo sư Hisanori Nei bày tỏ ủng hộ với báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2022 rằng khi thế giới hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng khử carbon hiệu quả nhất về mặt chi phí trong số các công nghệ thương mại hiện có.
Giáo sư cũng cho rằng năng lượng hạt nhân không chỉ đóng góp vào nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản mà còn đóng góp vào nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu thông qua công nghệ sản xuất điện hạt nhân và chuỗi cung ứng của Nhật Bản. Nó cũng đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan tại Nhật Bản. Việc làm cũng sẽ tăng trong nước, vì vậy theo nghĩa đó, điều này không chỉ tốt cho Nhật Bản mà sự phát triển hạt nhân cũng sẽ tiến triển trên phạm vi quốc tế.
Đặc biệt khi so sánh về chi phí sản xuất điện hạt nhân so với năng lượng tái tạo, theo ông Hisanori Nei, dù tính tất cả các chi phí phục hồi, các nhà máy điện hạt nhân vẫn được cho là rẻ nhất ở Nhật Bản và chi phí sản xuất điện từ than đá gần như giống nhau, và vẫn khoảng 8 đến 11 yen/kilowatt. Ngược lại, sản xuất điện Mặt Trời và điện gió ở Nhật Bản đắt hơn ở các quốc gia khác vì diện tích đất tại Nhật Bản nhỏ, chi phí khi lắp đặt hệ thống phát điện Mặt Trời và hệ thống phát điện gió khá cao vì chi phí vận chuyển và nhân công cao.
Đánh giá chủ trương khai thác điện hạt nhân của Việt Nam với tư cách là một nguồn năng lượng ổn định, chuyên gia hạt nhân Nhật Bản cho rằng có hai vấn đề khi đưa điện hạt nhân vào sử dụng. Một là phải đảm bảo được an toàn sau khi điện hạt nhân thực sự được đưa vào sử dụng. Theo nghĩa đó, Việt Nam phải có được công nghệ để quản lý an toàn các nhà máy điện hạt nhân, và Việt Nam có thể hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực này.
Điều thứ hai là việc đưa vào sử dụng điện hạt nhân đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể. Chi phí xây dựng cho mỗi đơn vị có thể cao hơn từ 3 đến 5 lần so với các nhà máy điện khác. Tức là Việt Nam cần chuẩn bị một cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Khoản tiền này sau đó sẽ được trả lại khi người dân Việt Nam sử dụng điện. Do đó, cũng cần chuẩn bị cơ chế phù hợp để đảm bảo rằng số tiền cuối cùng sẽ khớp với giá điện mà người dân sử dụng và số tiền đó được hoàn trả đúng cách.
Philippines đạt dấu mốc mới về năng lượng hạt nhân
Theo báo Philstar ngày 9.12 dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Philippines đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc hiện thực hóa kế hoạch phát triển cơ sở hạt nhân.
IAEA cho hay Philippines đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, bao gồm: soạn thảo và thúc đẩy luật hạt nhân toàn diện tiến tới ban hành, hoàn thành đánh giá về phát triển nguồn nhân lực; khung pháp lý; bảo vệ phóng xạ; quản lý chất thải phóng xạ, tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp, xây dựng chính sách và chiến lược trong các lĩnh vực liên quan.
Ông Ceyhan (trái) và Bộ trưởng Lotilla ngày 6.12. ẢNH: BỘ NĂNG LƯỢNG PHILIPPINES
Ông Mehmet Ceyhan, trưởng nhóm Đánh giá cơ sở hạ tầng hạt nhân tích hợp (INIR) của IAEA, cho biết Philippines đã mở rộng thành phần Tổ chức thực hiện Chương trình Năng lượng hạt nhân lên 24 tổ chức, với các ban đang tích cực tham gia thực hiện các hoạt động liên quan. "Điều này cho thấy mức độ cam kết của Philippines trong việc tiến hành chương trình điện hạt nhân của họ", theo ông Ceyhan. Tuy nhiên, phía IAEA cũng chỉ ra rằng Philippines vẫn cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược điện hạt nhân, nhất là các nghiên cứu cần thiết cho các hoạt động liên quan lưới điện, sự tham gia của ngành công nghiệp và luật pháp quốc gia.
Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Raphael Lotilla khẳng định: "Đánh giá khích lệ của IAEA phản ánh cam kết mạnh mẽ của chính phủ Philippines trong việc phát triển một chương trình điện hạt nhân mạnh mẽ", đồng thời cam kết tiếp tục hợp tác toàn diện với IAEA trong thời gian tới. Hồi tháng 9.2024, Bộ Năng lượng Philippines công bố lộ trình phát triển năng lượng hạt nhân với mục tiêu vận hành thương mại các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2032. Công suất ban đầu dự kiến đạt ít nhất 1.200 megawatt (MW) và sẽ tăng dần lên 4.800 MW vào năm 2050.
An toàn điện hạt nhân - Bài cuối: Hiện thực hóa nền kinh tế carbon thấp Năng lực thấp của Nhật Bản trong việc tự cung cấp năng lượng phần lớn là do nguồn tài nguyên năng lượng khan hiếm của đất nước. Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa thuộc công ty điện lực TEPCO tại tỉnh Niigata, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Năm 2019, nhiên liệu hóa thạch chiếm 84,8% nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản, trong...