Nặng lòng với ‘tiếng Việt xa xứ’
TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh từng được nhiều người biết đến khi bà sáng lập Câu lạc bộ “Đọc sách cùng con” duy trì 11 năm qua và mới đây, bà được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 20 phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021.
Trường phù thủy Stuttgart tại Stuttgart (Đức) – Ảnh: NVCC
Nhưng, ít người biết về hành trình nuôi dưỡng, lan tỏa tiếng Việt của bà trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong gần 20 năm qua.
Tư nỗi lo của người mẹ
“Tôi sống 17 năm ở Nga và từng có ý định định cư lâu dài. Chính vì thế, khi đã làm mẹ, giống như nhiều người Việt xa quê, tôi có một nỗi sợ – sợ con mình lớn lên sẽ không biết tiếng Việt, hoặc không thể tâm tình với cha mẹ bằng thứ tiếng Việt phong phú, thuần khiết. Tôi thậm chí còn trì hoãn việc cho con đến trường mầm non vì mong muốn con phải nói tốt tiếng Việt trước đã” – TS Nguyên Thụy Anh băt đâu kê câu chuyên tư chính trương hơp của mình.
Thê là bà tích cực bao bọc con bằng môi trường tiếng Việt do người mẹ tạo ra: trò chuyện, ru con bằng tiếng Việt, đọc sách cho con, kể chuyện mỗi ngày…
“Tôi còn làm thơ cho con nữa! Đó là khoảng thời gian tôi sáng tác được nhiều thơ cho trẻ em nhất, đặc biệt là những bài thơ mang âm hưởng đồng dao. Sau này, tôi nhận thấy trẻ em Việt Nam ở nước ngoài rất thích những bài thơ như thế vì chúng có âm điệu thú vị, dễ đọc theo nhịp chân nhún, tay vỗ, vì thế mà vui vui, dễ nhớ” – TS Thụy Anh nhơ lại.
Từ việc bền bỉ thử nghiệm dạy tiếng Việt cho trẻ với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau ngay từ thời còn là sinh viên đến khi hoàn thành đề tài nghiên cứu sinh về phương pháp giáo dục, bà Thụy Anh rút ra rằng làm gì cũng cần xác lập một phương pháp thì mới bền vững.
Với việc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài, bà cho rằng cách tiếp cận gần như tiếp cận một ngoại ngữ. Đúc rút của bà về mặt phương pháp là cần tuân thủ hai nguyên tắc: tạo động lực và tổ chức học thông qua hoạt động của trẻ.
Theo bà Thụy Anh, đối với đối tượng học là trẻ em, động lực học sẽ đến từ sự tò mò, cảm thấy thú vị, thấy vui khi tiếp cận với thế giới tiếng Việt. Có động lực rồi, phải giữ niềm vui cho trẻ lâu hơn bằng việc tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp thường xuyên, một cộng đồng nhỏ mà trẻ muốn gắn bó.
Trong cộng đồng đó, trẻ được hoạt động, được trò chuyện, cùng tham gia những công việc chung có ý nghĩa, những trò chơi hợp tuổi, không nhàm chán…
Khi trở về nước, TS Nguyễn Thụy Anh vẫn trăn trở với việc sẽ quay trở lại Nga, sẽ làm gì đó để lan tỏa tiếng Việt ở nước ngoài. Mong muốn đó đã đem lại cho bà cơ duyên gặp gỡ với ông Lê Xuân Lâm, hiệu trưởng trường tiếng Việt mang tên Lạc Long Quân ở Warszawa (Ba Lan) – một người cũng vô cùng tâm huyết với việc giữ gìn tiếng nước.
Và thế là năm 2012, bà lên đường sang Ba Lan theo lời mời của vị hiệu trưởng này để tập huấn phương pháp cho giáo viên của trường.
Video đang HOT
Đên “trại tiêng Viêt”
Ai từng biết về công cuộc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài thì đều hiểu rõ những khó khăn chất chồng về nhân sự, giáo trình và phương pháp. Các giáo viên dạy tiếng Việt hầu hết là các tình nguyện viên, có ngươi đươc đào tạo, có ngươi tay ngang.
Hầu hết họ sống bằng nghề khác và nhận dạy tiếng Việt vì tâm huyết với trẻ, vì có chung mong muốn giữ gìn tiếng mẹ đẻ nơi xứ người.
Cùng năm ấy, bà Thụy Anh bàn với ông Lê Xuân Lâm về việc tổ chức một trại hè học tiếng Việt theo quy trình do bà thiết kế. Mục đích sâu xa của việc này là xây dựng một “cộng đồng nói tiếng Việt” cho trẻ em thông qua những hoạt động ở trại.
Đó chính là một trong nhiều cách tạo động lực đến với tiếng Việt, tạo cơ hội để trẻ được giao lưu, tham gia các trò chơi, tình huống, câu chuyện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ, thử thách và từ đó duy trì, mở rộng “cộng đồng nói tiếng Việt” theo đúng lộ trình giúp trẻ yêu tiếng Việt một cách tự nhiên nhất.
Bà Thụy Anh nhớ lại: “Ban đầu có lẽ vì còn rất nhiều hồ nghi mà chỉ có 30 cháu đăng ký. Điều bất ngờ là đúng ngày khai mạc trại hè năm đó, có đến 80 cháu cả bé cả lớn tham gia. Chúng tôi mời luôn hơn 20 cháu ở độ tuổi 15-17 nhận công việc tình nguyện viên – phụ trách các em bé hơn trong trại hè.
Trại hè “Vui cùng tiếng Việt” tại Warszawa, Ba Lan – Ảnh: NVCC
Có rất nhiều hoạt động đã diễn ra: trò chơi, câu chuyện, tiểu phẩm tương tác, các hoạt động thể chất, các cuộc thi nhảy múa, ca hát, các cuộc thi đấu thể thao, những buổi giao lưu với người hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng như các dịch giả, nhà thơ, họa sĩ, diễn viên… vơi ngôn ngữ hoạt động trong trại là tiếng Việt. Trình độ ngôn ngữ của trại viên đương nhiên không đồng đều.
Tuy vậy, các bạn trẻ hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau nói trọn vẹn một thông điệp bằng tiếng Việt – điều đó thật sự rất cảm động. TS Thụy Anh chia sẻ răng bà đã thấy sự xúc động của nhiều ông bà, cha mẹ khi chứng kiến con hào hứng hát theo các bạn những bài hát tiêng Viêt vui nhộn.
Sau trại hè, các trại viên, tình nguyện viên vẫn duy trì các nhóm trò chuyện, chia sẻ với nhau. Và tiếng Việt, quê hương Việt Nam đã làm nên sự kết nối ấm áp.
Câu hỏi của con mà nhiều phụ huynh nhận được và không thể trả lời một cách thuyết phục “Vì sao con phải học tiếng Việt?” – từ những trại hè như thế này, trẻ dần đã tự thấy được lời đáp cho mình”.
Những năm sau đó, trại hè “Vui cùng tiếng Việt” vẫn được tổ chức đều đặn ở Ba Lan, có sự tham gia hỗ trợ của nhiều tổ chức và cá nhân trong cộng đồng người Việt.
Từ năm 2017, TS Nguyễn Thụy Anh lại sang giúp cộng đồng người Việt ở Stuttgart (Đức) tổ chức trại mùa thu với tên gọi “Trường phù thủy Stuttgart”.
Ở đây, với bối cảnh trại diễn ra vào dịp nghỉ thu và lễ Halloween, tiếng Việt đã vang lên cùng các trò phiêu lưu của các phù thủy nhỏ Stuttgart. Cô hiệu trưởng Thụy Anh, các ông bà, bố mẹ, anh chị tham gia trại cũng biến thành các phù thủy lớn. Động lực học tiếng Việt cứ thế được xây dựng, vun đắp và cứ lớn dần.
“Trong trại có những buổi cùng làm đồ thủ công; khâu vá, đan lát, làm thú bông – một trong những hoạt động yêu thích của bọn trẻ. Khi cô giáo hướng dẫn cách cầm kim, xâu kim, nhắc từng món đồ dùng bằng tiếng Việt, nhờ nhau đưa giúp cây kéo, rồi chỉ cho nhau việc cắt một “tấm vải” thành những “mảnh vải” như thế nào, kết hợp với các thẻ từ được chuẩn bị sẵn để hỗ trợ – đó là cách học dễ chịu, dễ nhớ nhất. Đó cũng là cách tạo môi trường ngôn ngữ tích cực cho người học.
Ba năm liên tục tổ chức “trại mùa thu” ở Stuttgart, bà Thụy Anh dự định năm 2020 sẽ cùng các bạn bè, anh chị em trong cộng đồng người Việt ở Nga tổ chức một trại hè tiếng Việt ở nơi bà từng gắn bó thân thương suốt 17 năm trời. Tiếc thay, dịch bệnh bất ngờ đã khiến dự định không thực hiện được.
Bộ sách “Chào tiếng Việt!”
Khi dịch COVID-19 cản trở những cuộc gặp gỡ trực tiếp, người phụ nữ yêu tiếng Việt ngồi viết sách. Bộ sách giáo khoa “Chào tiếng Việt!” dự kiến có 6 cuốn với 3 trình độ A, B, C – đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ GD-ĐT ban hành.
TS Nguyễn Thụy Anh nhấn mạnh: trẻ em Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận tiếng Việt như ngoại ngữ nhưng lại không hoàn toàn như trẻ em bản xứ vì các em đều có gốc từ Việt Nam. Xung quanh các em có cha mẹ, ông bà là người Việt Nam, vì thế khi tổ chức hoạt động trong các trại mùa hè, mùa thu hoặc viết sách, bà luôn “tận dụng” điểm thuận lợi đó để kéo phụ huynh vào học cùng con, đưa trẻ vào một cộng đồng nói tiếng Việt.
Tiêng Viêt nuôi dương tình yêu nươc Viêt
Sau nhưng “trại tiêng Viêt”, trẻ em gôc Viêt ơ nươc ngoài đã bắt đầu yêu và kể về Việt Nam đầy cảm xúc, nhiều tự hào. Có bạn nhỏ sau mùa trại đã dán hình chữ S lên tường phòng ngủ, dán lên đó những tấm bưu thiếp có hình ảnh các miền đất em đã từng đến cùng cha mẹ mỗi dịp về phép. Chỉ khác là em đã bổ sung thêm những điểm nhỏ trên Biển Đông và tự hào kể về Trường Sa, Hoàng Sa…
Bà Thụy Anh
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số: Hóa giải rào cản
Lào Cai - địa phương có đông học sinh người DTTS, nhiều năm qua đã tích cực triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS trong trường mầm non.
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi DTTS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Ảnh: Phòng GD&ĐT Bắc Hà cung cấp
Thách thức
Theo số liệu của Sở GD&ĐT Lào Cai, năm 2020, 100% trẻ DTTS đến trường được tăng cường Tiếng Việt (TCTV). Trong đó có 14,4% trẻ người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ, 2,5% trẻ người DTTS học mẫu giáo. Tuy nhiên, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS nói chung và trẻ DTTS 5 tuổi trước khi vào lớp 1 vẫn còn rào cản vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo cô Nguyễn Thị Duyên - Hiệu trưởng Trường MN Thải Giàng Phố (Bắc Hà - Lào Cai), trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn nên phần lớn phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Tình trạng gia đình phó mặc hoàn toàn việc dạy học cho nhà trường, GV phổ biến. HS đa số thuộc dân tộc Mông, địa hình sinh sống không tập trung, nhiều phong tục lạc hậu. Đến trường, các em chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, về nhà cha mẹ cũng không biết tiếng Việt, hoặc không có ý thức giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt... dẫn tới hạn chế môi trường giao tiếp.
Kinh phí đầu tư cho phát triển sự nghiệp mặc dù đã được ưu tiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và chưa có nguồn kinh phí riêng cho thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS. Trình độ đội ngũ không đồng đều... là những rào cản cho hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS.
Tăng cường học liệu, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi và xây dựng môi trường tiếng Việt giúp HS tiến bộ trong học tiếng Việt. Ảnh: Phòng GD&ĐT Bắc Hà cung cấp
Giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1
Cô Cao Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường MN Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai) chia sẻ: Trẻ DTTS 5 tuổi cơ bản nói và hiểu tiếng Việt tốt. Tuy nhiên, để trẻ tự tin bước vào lớp 1, nhà trường đã tích cực cho trẻ hoạt động, học tập tại khu trải nghiệm trong trường. Từ đó, trẻ nắm bắt được tổng thể về môi trường xung quanh, phát triển hơn về thẩm mĩ, kiến thức, tình cảm xã hội... bằng tiếng Việt.
Theo cô Yến, dịch Covid-19 ảnh hưởng phần nào tới việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, nhà trường vẫn cố gắng cung cấp bài giảng đến phụ huynh để cùng phối hợp dạy trẻ tại nhà. Năm học tới trường có 84 trẻ bước vào lớp 1. 100% số trẻ 5 tuổi đã cơ bản đạt được yêu cầu chung của chương trình, nói thông thạo tiếng Việt... Đây là tiền đề vững chắc để trẻ nhanh chóng tiếp cận chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới.
Chia sẻ kinh nghiệm TCTV cho trẻ 5 tuổi, cô Nguyễn Thị Thanh Thủy - Hiệu trưởng Trường MN Hàm Rồng (Sa Pa - Lào Cai) nói: Trước hết, trường yêu cầu GV phải làm tốt công tác dân vận, tạo được thương hiệu, hình ảnh, môi trường giáo dục... để phụ huynh hiểu được yêu cầu phổ cập GD trẻ MN 5 tuổi. Sự quan trọng của tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN 5 tuổi khi chuẩn bị bước vào lớp 1. Quyền và trách nhiệm của phụ huynh trong việc tạo điều kiện cho trẻ 5 tuổi tới trường và học tập...
Nhà trường huy động gia đình, HS các lớp lớn hơn... tăng cường giao tiếp với trẻ 5 tuổi bằng tiếng Việt tại nhà để tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho HS DTTS. Những năm qua, trường đặc biệt chú trọng xây dựng môi trường tiếng Việt ở không gian bên ngoài lớp học.
Ngoài ra, tại các điểm trường, ban giám hiệu cố gắng tổ chức bữa ăn bán trú để trẻ 5 tuổi ra lớp đều hơn, GV có thêm thời gian hỗ trợ tiếng Việt cho trẻ trong giờ học lẫn hoạt động ngoại khóa. Trường cũng yêu cầu GV dạy trẻ 5 tuổi thường xuyên trao đổi chuyên môn với GV lớp 1 để tìm hiểu những yêu cầu chung từ đó có cách hướng dẫn dạy trẻ phù hợp, bảo đảm sự liên thông kiến thức, nhận biết khi bước vào lớp 1...
Ông Trần Ngọc Cừ - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sa Pa (Sa Pa - Lào Cai) cũng cho biết: Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi, ngành chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, bậc cha mẹ, GV, cán bộ quản lý và cộng đồng với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS số gắn với đổi mới Chương trình GDPT.
Mặt khác, phát huy vai trò nòng cốt chủ động, tích cực của đội ngũ cốt cán trong việc đổi mới phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm tra kết hợp với tư vấn giúp đỡ để nâng cao chất lượng hoạt động tăng cường tiếng Việt cũng như chất lượng giáo dục vùng DTTS.
Phòng GD&ĐT tiếp tục mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, GV dạy trẻ em MN người dân tộc thiểu số về tiếng dân tộc. Công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng cũng được phòng chú trọng. Đặc biệt, quan tâm bồi dưỡng công tác quản lý, kỹ thuật tổ chức các hoạt động tại các điểm trường, lớp ghép tích hợp với tập huấn đổi mới sách giáo khoa theo Chương trình GDPT 2018.
Với trẻ 5 tuổi, nhà trường sẽ cho tham quan các phân hiệu trường, trường tiểu học để tiếp cận môi trường học mới. GV tiểu học có dịp làm quen, cung cấp kiến thức liên quan cơ bản nhất cho trẻ. - Cô Cao Thị Hải Yến
Dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số: Chủ động gỡ khó Quảng An và Quảng Lâm (huyện Đầm Hà - Quảng Ninh) là 2 xã vùng núi có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Việc dạy học tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh DTTS tại địa bàn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, các trường chủ động gỡ khó, có nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo...