Nàng dâu thế này mẹ chồng nào chẳng mê!
Mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu sẽ tốt đẹp hơn, nếu khéo léo, biết quan tâm.
Mẹ chồng nào cũng đánh giá cao nàng dâu có cư xử lễ phép tôn trọng mẹ chồng như mẹ ruột, để ý đến những sở thích hay những điều mẹ chồng không thích. Người lớn luôn cần một sự kính nể quan tâm đến những điều họ nói và mong muốn. Đâu gì hạnh phúc hơn khi bạn có thêm một gia đình luôn yêu thương mình. Là nàng dâu, bạn nên hãy kiên nhẫn học cách hiếu thuận cả hai bên.
Biết tôn trọng gia đình nhà chồng
Mối quan hệ nhà chồng – nàng dâu, nếu như nói rằng nàng dâu cần hiếu thảo, hiếu thuận giống như với cha mẹ đẻ của mình e rằng cần rất nhiều nỗ lực và thời gian vun đắp. Tuy nhiên, cho dù chưa thể đạt được đến sự “hiếu thuận”, ít nhất nàng dâu nên học được cách “tôn trọng”. Tôn trọng, lễ phép, kính trên nhường dưới là điều cần thiết để bạn được lòng những bậc cao tuổi. Khi bạn tôn trọng họ, mới có thể nhận lại được sự tôn trọng từ họ, đây cũng là tiêu chí quan trọng để người mẹ chồng đánh giá nàng dâu!
Ảnh minh họa.
Biết xử lý tốt các mối quan hệ trong gia đình
Trong một gia đình có rất nhiều mối quan hệ đan xen và phức tạp, nên xử lý tốt các mối quan hệ này là vô cùng cần thiết. Người chồng không bao giờ muốn phải lựa chọn giữa vợ mình và những mối quan hệ khác, họ luôn muốn vẹn cả đôi đường. Là một phụ nữ thông minh bạn phải giải quyết tốt mối quan hệ anh, chị, em chồng chiếm được cảm tình và giữ gìn gia đình đầm ấm, hãy học cách chấp nhận và thay đổi tốt hơn than vãn trách móc chỉ khiến bạn rơi vào địa ngục của hôn nhân.
Luôn để chồng đứng vị trí số 1
Không người phụ nữ nào không yêu thương con cái, mẹ chồng cũng vậy. Đối với mẹ chồng, con trai họ sẽ luôn là mối quan tâm hàng đầu. Các nàng dâu hãy nắm bắt tâm lý và dành sự quan tâm, chăm sóc đến chồng nhiều hơn. Ngoài ra, nhiều chuyên gia tâm lý cho hay, bí quyết để mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu tốt đẹp hơn là nên khéo léo khen chồng và bày tỏ sự biết ơn dạy dỗ từ ba mẹ chồng.
Video đang HOT
Đó cũng là điều khiến mẹ chồng cảm thấy vui và hãnh diện bởi có được người con trai giỏi giang, tâm lý. Thậm chí, nếu muốn góp ý với chồng điều gì, các nàng dâu có thể nhờ mẹ chồng tư vấn, hỗ trợ sẽ giúp vẹn được cả đôi đường.
Không “ tính toán” kinh tế với nhà chồng
Mỗi dịp hiếu hỷ, lễ tết, vấn đề biếu xén, quà cáp, lì xì… khiến không ít nàng dâu đau đầu. Một nàng dâu biết nghĩ cho tương lai, sẽ không phải là một người chi ly tính toán với gia đình chồng. “Rộng rãi” với họ trong khả năng kinh tế của bạn sẽ khiến tình cảm hai bên trở nên tốt đẹp hơn. Đôi khi là tặng nhau những món quà rất nhỏ lại khiến họ cảm thấy bạn quả là một người phụ nữ chu đáo và phóng khoáng!
"Nội chiến" mẹ chồng - nàng dâu: Chọn làm "giai ngoan của mẹ" cho vợ ấm ức hay "đội vợ lên đầu" làm mẹ khóc thầm, là do đàn ông cả
Những anh chồng đội vợ lên đầu chẳng phải là không có. Những mama boy mẹ nói gì cũng là chân lý cũng chẳng hiếm. Thế nên "nội chiến" giữa mẹ chồng - nàng dâu nổ ra, chẳng phải chỉ tại hai người đàn bà.
Đa phần những nàng dâu bị phàn nàn vẫn là người hiếu thuận với mẹ đẻ, tốt tính, vui vẻ trong mắt bạn bè. Người mẹ chồng bị "tố cáo" là đàn áp con dâu vẫn là người mẹ tần tảo, yêu thương và hy sinh cho các con ruột, là người đàn bà mẫu mực trong mắt họ hàng. Thế mà, khi sống chung một nhà, họ lại xấu xa trong mắt nhau đến vậy?
Một người mẹ tệ đến thế chắc không nuôi dạy được một người đàn ông tử tế khiến vợ anh ta quyết định kết hôn. Một nàng dâu xấu xa đến thế chắc không phải chân ái cuộc đời để người đàn ông "chốt hạ" dừng lại cuộc sống độc thân. Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Không cô vợ nào muốn cưới "giai ngoan của mẹ", và chẳng người mẹ nào muốn con trai "đội vợ lên đầu"
Người đàn ông bất đắc dĩ trở thành "nguồn cảm hứng" cho những cuộc chiến có khi âm ỉ ngấm ngầm, có khi trực diện. Bởi mẹ thì sợ "mất" con trai mình vào tay con dâu, vợ thì lo mình không được xếp ở vị trí ưu tiên trong sự quan tâm và yêu thương của chồng.
"Chẳng có gì đau đầu bằng hai "bà tướng" trong nhà xung khắc với nhau" - anh Trần Văn Trung (Cầu Giấy) thở than. Mẹ anh Trung 75 tuổi, hồi đó sinh anh khi đã chớm "già", còn vợ thuộc thế hệ 9X. Đa phần các nhà, mẹ chồng con dâu chỉ cách nhau 1 thế hệ, nhưng ở nhà anh, khoảng cách ấy là 45 năm.
Mẹ anh đúng kiểu người ngày xưa, lăn lộn qua thời bao cấp khó khổ, từng trải qua nhiều biến cố, nên có phần hơi khắc kỷ. Vợ thì trẻ trung, cũng quen được cưng chiều, từ nhỏ chỉ đi học rồi đi làm nên không va chạm nhiều. Trung kể, mẹ anh hay coi vợ anh là "trẻ ranh", "không biết gì" vì "tiếng là thông gia nhưng mẹ nó chỉ ngang tuổi con tao, nó chỉ hơn cháu (ngoại) tao mấy tuổi", thích chỉ đạo con dâu từng lời ăn tiếng nói, cách trông con... khiến cô khó chịu.
"Chuyện cũng chẳng có gì nghiêm trọng, toàn mấy thứ vặt vãnh như vợ tôi thích mặc đồ trẻ trung, thích làm móng tay cầu kỳ, thích ăn vặt chứ không ăn cơm nhiều, quần áo trẻ con giặt bằng máy chứ không giặt tay... nhưng mẹ tôi không hài lòng. Bà góp ý nhiều lần, cô ấy đều bật lại, đại ý là mẹ đừng can thiệp cuộc sống riêng của con, nếu muốn sống như thời xưa thì... về ngày xưa mà sống.
Mấy lần nghe thấy mẹ mách, tôi đều dỗ bà là vợ còn trẻ, quen sống kiểu dân chủ ở nhà đẻ nên cần có thời gian thích nghi. Nhưng có lần quá căng, vợ nói gì đó làm mẹ dỗi: "Tre già có người chuộng, người già chẳng ai ưa, tôi biết tôi là người thừa rồi", bỏ bữa không ăn cơm.
Tôi mới gọi vợ ra, ba mặt một lời bảo rằng: Anh chỉ có một mẹ thôi, em phải tôn trọng, nghe lời mẹ. Mẹ không còn sống được lâu nữa đâu, nên câu nào em nghe được thì nghe, không thì im lặng, đừng cãi mẹ. Có thế thôi mà vợ đùng đùng vào phòng đóng cửa, kết tội tôi là "bám váy mẹ", "yêu mẹ thế thì đáng lẽ ở vậy với mẹ cả đời, đừng lấy vợ nữa"... Mà mẹ tôi nói cũng nhiều cái đúng, chứ không phải sai cả đâu".
(Ảnh minh họa)
Cũng bị rơi vào vòng xoáy "nội chiến" giữa mẹ và vợ, anh Nguyễn Anh Ngọc (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đành chấp nhận mang tiếng "đội vợ lên đầu". Kết hôn 10 năm thì 9 năm vợ chồng anh ra ở riêng, thuê nhà sống, dù nội ngoại hai bên đều có nhà rộng ở Hà Nội. Đến giờ, trừ những dịp lễ Tết, giỗ chạp lớn, cả nhà anh sẽ về đông đủ; còn những cuộc gặp gỡ, ăn chơi cuối tuần, chỉ anh và các con về nội.
Anh kể, mâu thuẫn đầu tiên đến từ hồi vợ ở cữ bé đầu lòng, vợ muốn anh ngủ cùng phòng để đêm hôm phụ việc chăm con, còn mẹ anh nằng nặc bắt Ngọc chuyển lên phòng bà ngủ, vì "đang kinh doanh, dính vào gái đẻ là đen lắm". Còn bà xuống nằm ở... phòng ngủ của hai vợ chồng Ngọc, phần để ép con dâu ăn cữ đêm cho nhiều sữa, phần vì "con này vô tâm, nhỡ nó ngủ say đè lên em bé" và cũng để... ngăn cản Ngọc và vợ "tình cảm".
Đúng 3 tháng 10 ngày hết cữ, bà mới cho Ngọc "đoàn tụ" với vợ con, nhưng vẫn bóng gió "cẩn thận chua sữa của cháu tao, nó mà đau bụng là chúng mày no đòn", "tốt mái hại trống"... khiến vợ anh cảm thấy ngột ngạt vô cùng. "Mình chẳng biết nói sao cho mẹ hiểu, nhưng thấy vợ stress quá, em bé 6 tháng tuổi, vợ đi làm lại là nhà mình ra riêng luôn. Để tránh va chạm thông gia, mình cũng thuê người chăm bé.
Từ đó là mẹ bảo mình "đội vợ lên đầu", đổ tội cho vợ xui mình tách khỏi gia đình, tách cháu nội khỏi bà... Tình hình càng lúc càng căng thẳng hơn, vợ chồng mình về thăm, bà cũng lạnh nhạt với mình, gay gắt với vợ. Nên mình quyết định để cô ấy ít về, cho thoải mái cả đôi bên".
Nội chiến mẹ chồng - nàng dâu, tội to nhất ở đàn ông
Có thể thấy, khi mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn, người chồng thường hết sức khổ sở và khó xử. Họ không chỉ phải đứng giữa mẹ và vợ - hai người phụ nữ mình yêu thương nhất, mà còn chịu nhiều sức ép từ phía anh chị em, họ hàng, dư luận. Ngả về bên nào cũng lệch cán cân, bênh vợ sẽ mang tiếng con bất hiếu, còn đứng về phía mẹ sẽ bị dè bỉu là người đàn ông bạc nhược, không bảo vệ được vợ con...
Nhiều anh chồng thậm chí chọn cách đứng ngoài cuộc, để mặc hai người phụ nữ trong gia đình tự xử lý, âm ỉ ngày này qua tháng nọ. Còn họ, để yên thân, không mệt mỏi vì về đến nhà là mặt sưng mày vực, tố tội nhau, sẽ chọn cách "im lặng là vàng".
Nhưng im lặng không thể là vàng, khi trong nhà có nội chiến. Nhất là khi, nguồn cơn của mọi sự xung khắc leo thang giữa mẹ chồng - nàng dâu đều do đàn ông mà ra cả. Hai người phụ nữ ấy đều có tính "sở hữu" rất cao, ai cũng muốn giành người đàn ông về phía mình, và hy vọng người kia sẽ bị "xử lý".
(Ảnh minh họa)
Để hóa giải hai người từ tư thế đối đầu sang đối thoại, không gì tốt hơn là người đàn ông phải ra tay, chứ không thể coi mình là vô can. Anh ta đã có nhiều năm sống cùng mẹ, hiểu tính cách, nếp nghĩ, trải nghiệm, thói quen, hoàn cảnh... của mẹ chồng để thấu cảm được những diễn biến trong nội tâm của mẹ. Anh ta cũng có tình yêu với vợ, hiểu những cảm xúc buồn bã, đau đớn, tủi thân, ấm ức... của vợ khi bị "tấn công".
Đó không phải là lúc cân nhắc chọn làm "con trai ngoan" hay "người chồng tốt", mà là ở giữa để đánh giá tình hình một cách khách quan, tránh xảy ra căng thẳng và bạo lực gia đình (kể cả bạo lực bằng lời nói). Đó không phải là làm "quan tòa" định lượng ai đúng ai sai trong từng trường hợp, mà phải giải quyết vấn đề từ gốc rễ bằng sự khách quan, trung lập. Tốt nhất là để họ tự nhận ra và có tình cảm với nhau, hoặc ít nhất là "đình chiến" vì gia đình chung.
Đó là cách anh Đỗ Quang Minh (Thanh Xuân) đã áp dụng năm ngoái, khi tình hình bắt đầu căng thẳng. Anh kể, mẹ mình không ghét bỏ gì, nhưng không vừa ý với vợ anh chuyện cô hay đi làm về muộn, không chịu làm việc nhà, dạy con theo cách "khoa học dởm đời", "không giống ai". Còn vợ thì càm ràm bà cổ hủ, không thông cảm với vất vả của con dâu, "nhồi cháu ăn như nhồi vịt"...
Nghe tố qua tố lại rát cả tai, anh quyết định thuê người giúp việc 1 tháng, làm hết việc nhà, không cho mẹ động chân vào bất cứ việc gì mà chỉ chơi, nói chuyện với em bé thôi. Trong 1 tháng đó, vợ anh toàn quyền chăm sóc con theo cách mà cô ấy muốn, không ai được can thiệp.
Sau 1 tháng, bà nội bỗng nhận ra em bé vẫn phát triển tốt mà không cần "nhồi". Bà cũng nhận ra cháu nhanh nhẹn, vui vẻ và có những kỹ năng vượt trội so với trẻ cùng lứa nhà hàng xóm. Được "giải thoát" khỏi núi việc nhà, nhưng bà còn khó chịu vì buồn chân buồn tay.
Còn vợ anh Minh cũng không thoải mái dù nhà có giúp việc, đỡ mang tiếng "bóc lột" mẹ chồng, nhưng cơm nước không như ý, nhà cửa không tinh tươm như chính mẹ chồng động tay vào. Cô cũng bận hơn, vì buông việc là lao về nhà tất tả nấu nướng, tắm táp, cho con ăn...
(Ảnh minh họa)
"Cả hai người đều yêu cầu cho giúp việc nghỉ làm vào tháng sau. Đó là lúc tôi mời mẹ và vợ ngồi lại cùng nhau, thẳng thắn nói ra những vấn đề bức xúc, không hài lòng của mình với người kia, và nghe đối phương giải thích. Tôi chỉ ngồi nghe là chính, không bênh, không biện minh hộ cho ai cả. Thế mà hiệu quả. Sau vụ đó, vợ và mẹ tôi tự "phân công" nhau việc nhà, thông cảm và vui vẻ cho khó khăn của nhau. Bỏ ra 7 triệu mà hiệu quả không? (cười)
Tôi nghĩ rằng, khi người đàn ông thể hiện được rằng mình đã thực sự trưởng thành, có thể lo cho gia đình riêng, đặt ra những giới hạn không được xâm phạm, mẹ sẽ tôn trọng và ít can thiệp hơn. Vợ cũng sẽ nể, tin tưởng chồng hơn, và quan trọng là cũng biết không được quá đáng với mẹ. Khi họ tự hòa thuận, hiểu nhau rồi, tự khắc đàn ông nhẹ đầu, khỏi phải "phán xử" gì cả!".
Em chồng chuyên dùng hộ đồ không trả tiền khiến chị dâu "tức nhức mắt" Người chị dâu đăng đàn hỏi ý kiến cư dân mạng về cách điều trị cô em chồng xấu tính, vô duyên, nhiều phen làm chị rất bực vì đồ mình mua không được xài toàn em chồng xài hộ. Mối quan hệ em chồng - chị dâu là mối quan hệ cũng tế nhị, khó xử lý như mẹ chồng - nàng...