Nàng công chúa kì lạ của lịch sử Trung Hoa: Nổi tiếng ngây thơ nhưng gián tiếp hại chết 3 người chồng, con trai, phá huỷ cả một quốc gia
Dù được nuôi dạy tỉ mỉ nhưng nàng lại không coi trọng đạo lý luân thường. Vì nàng mà chiến tranh loạn lạc xảy ra khắp nơi và được coi là “hại chết 3 chồng, hại chết con trai, phá huỷ cả một quốc gia, huỷ hoại 2 đại thần”.
Hạ Cơ được coi là một trong những mỹ nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Vào thời Xuân Thu, nhan sắc của nàng sánh ngang với Tây Thi – một trong Tứ đại mỹ nhân cổ đại của Trung Hoa. Tuy nhiên khi nhắc đến nàng, người ta không mấy quan tâm đến nhan sắc mà chỉ nhắc đến nhan sắc trẻ mãi không già, cơ thể tuyệt vời như gái đôi mươi cùng những giai thoại về chuyện giường chiếu khiến nhiều đàn ông phải chết mê chết mệt.
Chân dung Hạ Cơ (Ảnh: Internet)
Bị người đời coi là kỹ nữ nhưng thật ra nàng có xuất thân vô cùng danh giá là công chúa, con gái của Trịnh Mục Công (vua nước Trịnh, chư hầu nhà Chu). Từ nhỏ nàng đã được mọi người yêu thương vì ngoại hình xinh đẹp như hoa, tính cách phóng khoáng và trưởng thành hơn so với lứa tuổi. Dù được nuôi dạy tỉ mỉ nhưng nàng lại không coi trọng đạo lý luân thường. Vì nàng mà chiến tranh loạn lạc xảy ra khắp nơi và được coi là “hại chết 3 chồng, hại chết con trai, phá huỷ cả một quốc gia, huỷ hoại 2 đại thần”.
Mới trưởng thành, nàng đã có quan hệ bất chính với một người anh trong gia tộc là Tử Man rồi cưới người này. Nhiều sử ký ghi chép, lúc này nàng đã học được các kỹ năng giường chiếu kì lạ nên đã lựa chọn Tử Man để thử nghiệm. Tử Man dù là thanh niên trai tráng khỏe mạnh nhưng cũng không chịu được các yêu cầu vô độ của nàng mà chết sớm.
Trịnh Mục Công biết chuyện, vừa tức vừa sợ nên đã gả con gái đến tận Trần quốc, làm vợ của của đại thần Hạ Ngự Thúc. Lúc này, nàng mới lấy tên theo họ chồng là Hạ Cơ (vợ của người họ Hạ). 7 tháng sau Hạ Cơ đã sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Hạ Chinh Thư. Dù nghi ngờ Hạ Cơ đã lừa dối mình nhưng vì si mê nàng mà Hạ Ngự Thúc vẫn coi như không có chuyện gì và vẫn sủng ái Hạ Cơ như thuở ban đầu.
Điều khiến người đời tò mò nhất là làm sao Hạ Cơ có thể giữ được nhan sắc trẻ trung cùng than thể như trinh nữ dù đã bước sang tuổi làm bà. (Ảnh: Internet)
Cuộc đời Hạ Cơ bắt đầu thay đổi khi Hạ Ngự Thúc qua đời năm Hạ Chinh Thư 12 tuổi. Tương truyền, Hạ Cơ từng cùng quân chủ của Trần quốc là Trần Linh Công và 2 vị đại thần là Khổng An cùng Nghi Hành Phu quan hệ bất chính với nhau. Điều khiến họ si mê nàng là dù đã sinh con nhưng thân thể Hạ Cơ vẫn mịn màng và tuyệt vời như thiếu nữ. Những món đồ nội y do Hạ Cơ tặng, họ đều coi như vật quý, mặc lên người và khoe với nhau đầy tự hào.
Trong khi đó, Hạ Chinh Thư là người rất coi trọng đạo nghĩa nên coi thường các hành vi của mẹ. Một lần, Hạ Chinh Thư về nhà thì bắt gặp Trần Linh Công cùng 2 vị đại thần đang nói chuyện tục tĩu. Giận dữ, Hạ Chinh Thư đã lén cầm tên, bắn chết quân chủ nhà Trần. Khổng An và Nghi Hành Phu sợ hãi trốn sang nước Sở, xúi dục Sở Trang Vương đem quân tiêu diệt nhà Trần. Giết chết Hạ Chinh Thư, Sở Trang Vương lại tha chết cho Hạ Cơ vì bị nhan sắc của nàng chinh phục. Thậm chí ông còn đòi cưới nàng cho bằng được. Tuy nhiên đại thần Khuất Vu lại ngăn cản với lý do Hạ Cơ không chỉ hoang dâm mà còn có số sát phu, ai ân ái với bà đều chết sớm và gặp họa lớn. Sở vương không dám lấy, Tư Mã Tử Phản muốn giành Hạ Cơ. Khuất Vu lại ra mặt khuyên nhủ.
Người đàn ông nào từng ân ái với Hạ Cơ đều yêu thương nàng hết mực và chẳng thể dứt ra được. (Ảnh: Internet)
Cuối cùng Sở vương đành gả nàng cho tướng quân Duẫn Tương Lão. Cũng hệt như những người đàn ông khác của Hạ Cơ, có vợ đẹp chưa bao lâu, Duẫn Tương Lão lại chết trận, thi thể cũng bị Tấn quốc lấy mất. Hạ Cơ lại có quan hệ bất chính với con trai của Duẫn Tương Lão rồi khiến người này bị chém đầu sau khi mọi chuyện vỡ lở.
Sở vương đành trả Hạ Cơ về quê cũ là Trịnh Quốc. Khuất Vu lúc này mới dám để lộ tư tình của mình với Hạ Cơ, lợi dụng sơ sẩy để đưa nàng trốn đến Tần Quốc. Tư Mã Tử Phản nổi cơn ghen, cho người bắt cả gia tộc Khuất Vu. Khuất Vu nổi giận thề giết Tử Phản. Ông khuyên Tần vương hỗ trợ Ngô quốc phát triển quân sự để cùng tấn công, đe dọa nhà Sở.
Nhân vật Hạ Cơ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ. (Ảnh: Internet)
Tương truyền khi cưới Hạ Cơ thì nàng đã hơn 40 tuổi nhưng Khuất Vu vẫn coi nàng như bảo vật, yêu thương chiều chuộng hết mực. Đồng thời cũng vì sợ hãi Hạ Cơ sẽ lại ngoại tình với những người khác và đem đến vận xui cho mình mà ông đưa nàng đến một nơi thật xa, không cho ai biết tin gì về Hạ Cơ nữa.
Dù Hạ Cơ biến mất nhưng truyền kỳ về nàng vẫn được lưu truyền đến tận sau này. Điều khá bất ngờ là Hạ Cơ mang tiếng sát phu, hồng nhan họa thủy nhưng sử sách thời Xuân Thu lại ít có ai chê trách hay đổ lỗi cho nàng. Nhiều người cho rằng Hạ Cơ dù hoang dâm nhưng tính tình lại rất ngây thơ. Nàng không màng thế sự, không ham mê quyền thế cũng chẳng xa xỉ tham lam. Tất cả là do sự ích kỷ của những người cầm quyền mà Hạ Cơ chỉ là chất xúc tác mà thôi.
(Nguồn: nownews, sohu)
Theo Helino
Truyền kỳ cuộc đời Tô Ma Lạt: Cung nữ duy nhất được cả hoàng tộc kính trọng, chết đi có hoàng đế để tang, xây lăng mộ
Không xuất thân danh giá, không làm phi tần cũng chẳng tranh giành quyền lực nhưng Tô Ma Lạt lại được ca tụng là cung nữ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa vì tài năng, đức độ của mình.
Tô Ma Lạt vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở đại thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm. Tên thật của bà là Tô Mạt Nhi hoặc Tô Mạt Nhĩ, theo tiếng Mông Cổ nghĩ là "cái túi làm bằng lông thú". Cuối thời vua Thuận Trị, đầu thời Khang Hy, bà đổi sang tên Mãn Thanh là Tô Ma Lạt nghĩa là "túi tiền vừa". Vốn chỉ là cung nữ hầu hạ Thái Hoàng thái hậu nhưng cả hoàng thất nhà Thanh, bao gồm hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử công chúa... đều tôn kính gọi là bà Tô Ma Lạt cô.
Dù xuất thân nghèo khó nhưng Tô Ma Lạt rất xinh đẹp và thông minh. Vì vậy mà quản gia phủ bối lặc Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố đã lựa chọn bà làm thị nữ theo hầu Nhị cách cách Mộc Bố Thái - người sau này đã trở thành Hiếu Trang Thái hậu nổi danh trong lịch sử nhà Thanh. Bản thân Tô Ma Lạt sau khi vào phủ bối lặc cũng tạo được ấn tượng mạnh vì sự hiếu học của mình. Chỉ mất vài tháng bà đã thông thạo tiếng Mãn và Hán. Chẳng những thế Tô Ma Lạt còn nổi tiếng với tài viết chữ Mãn đẹp như bản mẫu. Vì ưu điểm này mà Hiếu Trang Thái hậu đã lựa chọn Tô Ma Lạt làm thầy dạy chữ Mãn đầu tiên cho cháu nội Khang Hy. Bản thân Hoàng đế Khang Hy cũng nhiều lần thừa nhận ông viết chữ đẹp như thế là nhờ công ơn dạy dỗ của Tô Ma Lạt.
Chân dung Tô Ma Lạt cô (Ảnh: Internet)
Chẳng những thông minh, Tô Ma Lạt còn rất khéo tay, nhất là may vá. Bất cứ bộ quần áo nào qua tay bà đều khiến mọi người phải xuýt xoa khen ngợi. Các bộ lễ phục quý giá sau này của hoàng gia nhà Thanh đều được làm dựa trên hình mẫu và thiết kế gốc của Tô Ma Lạt.
Dù Tô Ma Lạt là cung nữ có xuất thân nghèo hèn nhưng Hiếu Trang Thái hậu lại luôn coi bà như chị em ruột. Suốt 60 năm, cả hai chưa từng rời nhau nửa bước. Đặc biệt là sau khi Hoàng Thái Cực - vị vua sáng lập nhà Thanh - băng hà. Khi ấy Hiếu Trang Thái hậu chỉ mới 31 tuổi. Tô Ma Lạt vì thương Hoàng hậu khi đó phải ở góa khi còn quá trẻ nên quyết định cả đời không lấy chồng, ở lại trong cung để theo hầu chủ nhân.
Địa vị của Tô Ma Lạt trong hoàng gia đặc biệt đến mức Hiếu Trang Thái hậu gọi bà là cách cách - tôn xưng dành cho những cô gái có địa vị cao trong hoàng thất, Hoàng đế Thuận Trị luôn giữ lễ khi nói chuyện với Tô Ma Lạt và Khang Hy Hoàng đế lại gọi bà là "ngạch nương" (cách gọi mẹ theo tiếng Mãn), các hoàng tử công chúa của Khang Hy gọi Tô Ma Lạt là bà nội. Điều khiến người ta phải tôn kính Tô Ma Lạt hơn cả là dù được cả hoàng thất kính trọng nhưng chưa bao giờ bà tỏ ý kiêu ngạo, tham quyền hay lên mặt.
Chân dung Hiếu Trang Hoàng thái hậu (Ảnh: Internet)
Khang Hy lên ngôi vua, Hiếu Trang Thái hậu trở thành Thái Hoàng thái hậu và ngỏ ý muốn nâng cấp bậc cho Tô Ma Lạt. Tuy nhiên Tô Ma Lạt lại từ chối vì chỉ muốn làm cung nữ hầu hạ hoàng gia. Tô Ma Lạt theo hầu Hiếu Thái Hoàng thái hậu cho đến khi chủ nhân qua đời vào năm Khang Hy thứ 26 (1687). Khi đó, Tô Ma Lạt đã hơn 70 tuổi.
Hiếu Trang qua đời đã khiến Tô Ma Lạt đau buồn đến mức đổ bệnh, không thể tự ăn uống. Vì lo lắng cho Tô Ma Lạt cô, Khang Hy quyết định giao thập nhị aka Dận Đào - con trai Định phi, khi đó chỉ mới 3 tuổi - cho Tô Ma Lạt nuôi nấng. Dù theo quy định của triều Thanh chỉ có những ai cấp bậc từ Tần trở lên mới được nuôi dưỡng hoàng tử. Nhờ tấm lòng của Khang Hy mà Tô Ma Lạt mới có thêm động lực để sống và cống hiến cho hoàng gia. Bà dành hết mọi tâm sức để chăm sóc Hoàng tử Dận Đào.
Nhờ sự nuôi dạy kỹ lưỡng của Tô Ma Lạt mà Hoàng tử Dận Đào khỏe mạnh và phóng khoáng hơn nhiều anh em của mình. Trưởng thành, ông trở thành một trong những hoàng tử được Hoàng đế Khang Hy trọng dụng nhất vì sự thông minh và tầm nhìn rộng. Trong khi các hoàng tử khác đều bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành ngôi báu thì Dận Đào lại đứng ở vị trí trung lập. Chính vì vậy sau khi Ung Chính lên ngôi, Dận Đào không những không bị xa lánh mà còn được phong làm Quận vương rồi thành Thân vương. Trong 35 hoàng tử của Khang Hy, Dận Đào cũng là người thọ nhất khi sống đến 79 tuổi.
Hoàng đế Khang Hy luôn coi Tô Ma Lạt cô là mẹ của mình. (Ảnh: Internet)
Ở Tô Ma Lạt có 2 thói quen kỳ lạ khiến người ta tò mò nhất. Một là cả năm bà không tắm rửa, chỉ đến đêm Giao thừa mới dùng một ít nước để tẩy rửa thân thể, sau đó sẽ uống sạch nước bẩn này. Hai là cuộc đời bà không bao giờ uống thuốc, ngay cả lúc bệnh nặng cũng không chịu dùng. Không ai hiểu lý do tại sao Tô Ma Lạt lại giữ được thói quen này này suốt hàng chục năm dù bà có đặc quyền được tận hưởng sự xa hoa trong cung cấm. Chỉ biết Tô Ma Lạt vẫn luôn sống khỏe mạnh đến hơn 90 tuổi.
Khang Hy năm thứ 44 (1705), Tô Ma Lạt cô bất ngờ đổ bệnh nặng, đi tiểu ra máu, không thể ăn uống. Thái y đều khuyên các hoàng tử nên chuẩn bị hậu sự cho bà. Lúc này Khang Hy đang đi tuần ở phía Bắc. Khi tin Tô Ma Lạt qua đời đến tai Hoàng đế, ông đã viết thư dặn dò các hoàng tử: "Bà nội có chuyện, nhớ giữ lại thêm 7 ngày mới được nhập liệm". Mục đích là Khang Hy muốn được gặp mặt ngạch nương lần cuối để chào từ biệt bà.
Để báo đáp sự cống hiến của Tô Ma Lạt cô dành cho nhà Thanh, báo đáp ân tình dạy dỗ chăm sóc của bà, Khang Hy quyết định tự mình lo liệu việc tang sự, thậm chí là để tang cho bà. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Trong đám tang của Tô Ma Lạt cô, không chỉ Vua Khang Hy bật khóc nức nở mà các hoàng tử, công chúa và phi tần cũng rơi lệ vì tiếc thương bà.
Sau lễ tang, Khang Hy quyết định đặt linh cữu Tô Ma Lạt cô ở gần linh cữu Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu tại điện Tạm An Phụng để chủ tớ được đoàn tụ. Đến khi Ung Chính lên ngôi, ông quyết định sửa điện Tạm An Phụng thành Chiêu Tây lăng. Ngoài việc xây lăng mộ cho Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu, ông còn ra lệnh xây mộ cho Tô Ma Lạt cô ở gần đó. Việc xây mộ cho Tô Ma Lạt cô cũng mất đến 5 tháng mới hoàn thành.
Phần duy nhất còn lại trong lăng mộ của Tô Ma Lạt cô. (Ảnh: Internet)
Sau khi liên minh tám nước tấn công vào Bắc Kinh, lăng mộ của Tô Ma Lạt cô cũng chịu ảnh hưởng. Dù vậy một phần lăng mộ của bà vẫn tồn tại và là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Vì bất cứ ai từng nghe câu chuyện về cuộc đời Tô Ma Lạt cô đều mong muốn được ghé thăm và tưởng nhớ về nàng cung nữ đặc biệt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
(Nguồn: lunlishi)
Theo Helino
3 kiều nữ tennis đẹp như Tây Thi: Sự nghiệp lận đận vì vòng 1 đồ sộ Sở hữu vòng 1 đầy đặn là mơ ước của nhiều cô gái, tuy nhiên trong tennis điều này có thể ảnh hướng tới phong độ của các tay vợt. 3 nữ tay vợt Tadeja Majeric (Slovenia, 27 tuổi), Cristina Dinu (Romania, 25 tuổi) và Petra Uberalova (Slovakia, 23 tuổi) là những VĐV có thể khán giả tennis chưa một lần nghe tên...