Nâng cao vấn đề đảm bảo chất lượng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
“Sẽ không có cách nào khác để xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”.
Bà Trần Thị Thu Hà – Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai giảng khóa tập huấn về đảm bảo chất lượng tại TPHCM ngày 8/6.
Bà Trần Thị Thu Hà – Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhấn mạnh điều này tại buổi khai mạc khoá tập huấn “Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chất lượng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp diễn ra tại trường CĐ Công nghệ Thông tin TPHCM ngày 8/6.
Khoá tập huấn này do Cục Kiểm định chất lượng thuộc Tổng cục GDNN (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Sở LĐTBXH TPHCM với hơn 60 cán bộ quản lý, giảng viên các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn đã tham dự.
Hơn 60 cán bộ quản lý, giảng viên các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn TPHCM đã tham dự tập huấn
Phát biểu tại đây, bà Trần Thị Thu Hà – Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho rằng: “Đảm bảo chất lượng là một vấn đề rất quan trọng trong mỗi nhà trường và luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan quản lý các cấp và của chính các cơ sở GDNN. Sẽ không có cách nào khác để xây dựng và phát triển nhà trường hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”.
Mục tiêu của lớp tập huấn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở GDNN cho các trường. Để phát triển chất lượng thì Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) đã xác định rất rõ chính là phát triển chất lượng giáo dục bên trong.
Muốn có chất lượng thì các trường phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức quản lý quá trình đào tạo, làm sao để người học đạt được chất lượng như mong muốn.
Video đang HOT
Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho biết, sau khoá tập huấn này các trường sẽ tìm ra giải pháp phù hợp cho mình chứ không theo một hình mẫu chung nào cả
Bà Hà khẳng định: “Trước yêu cầu của việc đổi mới cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, luôn đòi hỏi các trường phải luôn đổi mới và bắt kịp với thời đại. Trước nhu cầu của người học ngày càng cao, thách thức đối với việc tổ chức quản lý, điều hành cũng phải điều chỉnh chứ không duy trì mãi kiểu truyền thống.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho biết, sau khoá tập huấn này sẽ cùng thầy cô các trường trao đổi, nghiên cứu ra cách tiếp cận tốt nhất.
“Mỗi trường có quy mô khác nhau, cách thức đào tạo khác nhau nên thông qua chương trình tập huấn các trường sẽ tìm ra giải pháp phù hợp cho mình chứ không theo một hình mẫu chung nào cả”, bà Hà nhấn mạnh.
Các cán bộ, quản lý đến từ 60 trường CĐ, trung cấp tại TPHCM
Cũng theo bà Hà, nhiều trường cũng “than” rằng những năm gần đây tuyển sinh khó, tuy nhiên, nếu các trường không đẩy mạnh chất lượng thì rất thu hút người học. Đào tạo ra người học có chất lượng mới chính là cách quảng bá đến doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng thương hiệu của mình.
Trước đó vào ngày 7/6, Cục Kiểm định chất lượng GDNN đã tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các khóa tập huấn về bảo đảm chất lượng”.
Tại đây, các giảng viên và chuyên gia đã đóng nhiều góp ý kiến cả về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, giảng dạy, đặc biệt là nêu lên những điểm còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại cần khắc phục.
PGS.TS Trần Khánh Đức – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội mong muốn các giảng viên khi tham gia giảng dạy tập huấn về bảo đảm chất lượng GDNN cần làm rõ cho các học viên thấy được, sự cần thiết xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong nhà trường. Không có hệ thống đảm bảo bên trong thì trường không thể mong muốn Kiểm định chất lượng đạt yêu cầu.
Cũng tại hội thảo, TS. Phạm Vũ Quốc Bình – Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng cho rằng, trong thời gian qua Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN và Cục Kiểm định chất lượng GDNN đã nỗ lực, kịp thời xây dựng ban hành Thông tư, hướng dẫn các Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố và các cơ sở GDNN triển khai thực hiện các quy định hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở GDNN.
Cục trưởng cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực, tâm huyết của các giảng viên/chuyên gia đã tham gia giảng dạy các khóa tập huấn về BĐCL, góp phần nâng cao nhận thức của cơ sở GDNN về sự cần thiết và triển khai xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong nhà trường.
Đồng thời Cục trưởng đề nghị các giảng viên tiếp tục trau dồi, cập nhật các kiến thức, đầy đủ lý luận về bảo đảm chất lượng GDNN, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Về phía Cục Kiểm định chất lượng GDNN sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức hội thảo, tập huấn cho các giảng viên để không ngừng nâng cao chất lượng các khóa tập huấn về bảo đảm chất lượng GDNN.
Học sinh, sinh viên học trực tuyến không quá 5 giờ/ngày
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa có công văn gửi tới các trường trung cấp, cao đẳng nhằm hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các trường cao đẳng, trung cấp đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas.
Với các trường chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, Vụ Giáo dục Chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đề nghị khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet.
Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến nêu trên, Vụ Giáo dục Chính quy đề nghị các trường: Thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường; Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như:
Đồng thời, các trường cần tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học trực tuyến, máy tính có trang bị camera, microphone; máy chụp ảnh, quay phim...) cho các khoa chuyên môn và giáo viên giảng dạy trực tiếp (nếu có); xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến, quy định rõ quyền và trách nhiệm của giáo viên, học sinh sinh viên trong đào tạo trực tuyến để bảo đảm tiến độ, chất lượng đào tạo theo yêu cầu;
Về thời gian giảng dạy trực tuyến, Vụ Giáo dục Chính quy quy định, gồm: Thời gian giảng dạy trực tiếp (có thể thực hiện trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet) và thời gian giảng dạy gián tiếp bằng việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và giao bài tập cho học sinh sinh viên (có thể thực hiện trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và được tính khối lượng giảng dạy như lớp học truyền thống.
Một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ (45 phút/giờ), trong đó mỗi giờ học có tối thiểu từ 20 - 30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet), thời gian còn lại để trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho học sinh, sinh viên (trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và nghỉ giải lao.
Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do hiệu trưởng quyết định.
Trường hợp việc truy cập internet của học sinh, sinh viên không ổn định thì không thực hiện giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet).
Giáo viên thực hiện giảng dạy trực tuyến gián tiếp bằng việc tải dữ liệu bài giảng (video, tài liệu giảng dạy, học tập, tham khảo...) lên các lớp học trực tuyến (Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và giao nhiệm vụ cho học sinh, sinh viên thực hiện...
Theo anninhthudo.vn
Giáo dục nghề nghiệp năm 2019: Chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực nâng cao Giáo dục nghề nghiệp năm 2019 đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được nâng cao; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng Cục Thống kê...