Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin
Tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin là một thuộc tính căn bản, đồng thời là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động này.
Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin là phương thức quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, bao gồm triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị học Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là một hệ thống lý luận và phương pháp luận khoa học, được kết tinh từ những thành tựu trí tuệ, tinh hoa văn hóa của nhân loại; không chỉ nhận thức thế giới, mà còn cải tạo thế giới phù hợp với những quy luật khách quan. Quá trình hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin luôn gắn với cuộc đấu tranh phản bác các trào lưu tư tưởng phi mác xít, phản mác xít, chủ nghĩa cơ hội – xét lại với những biến dạng tinh vi, khó lường. Đấu tranh, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin là quy luật trong quá trình ra đời và phát triển. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Không có gì là lạ nếu học thuyết của Mác, một học thuyết trực tiếp dùng để giáo dục và tổ chức giai cấp tiên tiến của xã hội hiện đại, đã vạch ra nhiệm vụ của giai cấp ấy và chứng minh rằng, do kinh tế phát triển, những trật tự mới nhất định sẽ thay thế chế độ hiện tại; không có gì là lạ nếu mỗi bước tiến của học thuyết ấy trên con đường sinh tồn đều phải kinh qua chiến đấu”(1).
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô, cũng như tương quan lực lượng dường như có lợi cho chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh lạnh đã được các học giả tư sản, chủ nghĩa chống cộng triệt để lợi dụng, công kích, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, coi đó là “dấu chấm hết”, là “sự cáo chung” và “kết thúc trong thế kỷ XX”. “Bám đuôi”, “ăn theo” với chúng là những phần tử cơ hội, xét lại. Vì thế, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin trở nên khó khăn, nhiều thách thức hơn bao giờ hết.
Hoạt động giảng dạy lý luận Mác – Lênin trong các cơ sở giáo dục, đào tạo ở nước ta có những ưu thế thể hiện tính chiến đấu trong hệ thống lý luận khoa học về những nguyên lý, quy luật chung nhất là cơ sở, phương pháp luận để luận giải sự vận động, biến đổi và phát triển tất yếu của xã hội loài người, được thay thế bởi các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao; là lý luận khoa học và cách mạng xoay quanh tính tất yếu, nội dung, cách thức, biện pháp, phản ánh những quy luật và tính quy luật chính trị – xã hội trên con đường đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Thông qua hoạt động giảng dạy với những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học, một mặt tiếp tục khẳng định giá trị vĩnh hằng của chủ nghĩa Mác – Lênin; mặt khác, định hướng, bồi dưỡng, giác ngộ cho người học về nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách khoa học, bài bản, thực chất, hiệu quả. Với ưu thế về nội dung, phương pháp, đối tượng thể hiện tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải trên cơ sở quán triệt sâu sắc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong thời đại ngày nay”. Từ quán triệt sâu sắc đến vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào thực tiễn là một quá trình chuyển biến nhận thức và hành động. Không thể vận dụng đúng đắn, sáng tạo nếu như nhận thức chưa đầy đủ, thiếu sâu sắc bản chất tinh thần cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thực tiễn giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các học viện, nhà trường lớn đã thể hiện tính chiến đấu ở các mức độ khác nhau tùy theo cấp học, bậc học và đối tượng học tập. Quá trình giảng dạy, người dạy đã lồng ghép giữa truyền thụ tri thức lý luận, thực tiễn về lý luận Mác – Lênin với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Qua đó, giúp người học nâng cao nhận thức lý luận, củng cố lập trường tư tưởng, bồi đắp tình cảm, niềm tin cách mạng; đồng thời từng bước hình thành, hoàn thiện kỹ năng đấu tranh, bảo vệ những giá trị lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Tuy nhiên, tính chiến đấu ở không ít bài giảng còn hạn chế, hoặc chưa thể hiện rõ. Bài giảng còn truyền đạt một cách xuôi chiều, chưa đi sâu làm rõ bản chất và những giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải thiếu tính thuyết phục, khi chưa xác định rõ nội dung (vấn đề) hình thức, phương pháp thể hiện tính chiến đấu. Một số giáo viên, giảng viên trẻ có biểu hiện né tránh việc nhận diện những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó ngại thiết kế vấn đề trao đổi, những tình huống mâu thuẫn giữa các trường phái, quan điểm đối lập để bảo vệ giá trị của lý luận.
Để nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức về tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin cho đội ngũ giảng viên và học viên.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cả người dạy và người học. Nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa sâu sắc là nhân tố chủ quan của sự hạn chế, thiếu hiệu lực, hiệu quả về tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin. Trước hết, lãnh đạo, chỉ huy các học viện, nhà trường, trực tiếp nhất là các khoa, bộ môn có nội dung giảng dạy lý luận Mác – Lênin, các cơ quan, đơn vị quản lý học viên, sinh viên phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, quán triệt vị trí, vai trò, yêu cầu về tính chiến đấu trong giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên, học viên. Nội dung giáo dục, quán triệt phải tập trung làm rõ mối liên hệ mật thiết giữa truyền thụ lý luận khoa học với đấu tranh xuyên tạc, phủ nhận lý luận ấy trong giảng dạy, vai trò của nó đối với cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hình thức giáo dục, quán triệt phải được thực hiện một cách đa dạng, phong phú như: thông các diễn đàn khoa học về giảng dạy lý luận chính trị nói chung, lý luận Mác – Lênin nói riêng, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, hoạt động phương pháp, thông tin khoa học, dự giảng, kiểm tra bài giảng, ra đề thi, đáp án, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm…
Hai là, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực giảng dạy và nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận Mác – Lênin.
Tính chiến đấu của bài giảng các môn lý luận Mác – Lênin tùy thuộc vào tổng hòa các phẩm chất, năng lực của người giảng viên. Với người giảng viên giảng dạy lý luận Mác – Lênin, bản lĩnh chính trị là “tấm khiên, manh giáp”; còn sự am hiểu tường tận, sâu sắc kiến thức chuyên môn, năng lực phân tích nội dung sâu rộng, kỹ năng nhận diện, đấu tranh phản bác sắc bén chính là “thanh kiếm” của họ.
Bản lĩnh chính trị của giảng viên là sự kết tinh các yếu tố về thể chất và tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, được thể hiện vững vàng trước mọi hoàn cảnh, tình huống chính trị thực tiễn. Bản lĩnh chính trị, trình độ kiến thức, năng lực giảng dạy và nhận diện đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của giảng viên không phải tự nhiên mà có, mà phải được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện ở nhà trường và thực tiễn công tác. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, gắn với quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên.
Đối với giảng viên giảng dạy lý luận Mác – Lênin, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị là yếu tố hàng đầu, là “bệ đỡ” để họ tự tin, vững vàng đấu tranh một cách triệt để, bảo vệ giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nếu không có bản lĩnh chính trị, lập trường kiên định, vững vàng, không có sự tỉnh táo, sáng suốt thì tính chiến đấu của bài giảng không thể đúng hướng.
Không thể nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin, nếu như đội ngũ giảng viên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thấp, trình độ chuyên môn, năng lực hạn chế, nhất là kỹ năng nhận diện, xây dựng tình huống phê phán, phản bác quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ lý luận cách mạng trong bài giảng. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn là quá trình tìm tòi, nghiên cứu để nắm vững, hiểu sâu nguồn gốc, bản chất các nguyên lý, quy luật chính trị – xã hội của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến tất yếu từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời giảng viên phải nắm chắc kiến thức liên ngành như triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà nước và pháp luật, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, xã hội học, dân tộc học, quan hệ quốc tế…
Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trình độ kiến thức chuyên môn chuyên ngành, liên ngành là nền tảng tri thức quan trọng để bồi dưỡng năng lực giảng dạy, tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên. Trong đó, bồi dưỡng các kỹ năng thao tác sư phạm, truyền tải hệ thống tri thức gắn với nhận diện, phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận các môn lý luận Mác – Lênin là nội dung trọng tâm.
Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, phương pháp xây dựng và thực hiện tính chiến đấu trong giảng dạy cho đội ngũ giảng viên và học viên. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin. Từ hoạt động này, cả người dạy và người học từng bước hình thành các kỹ năng nhận diện, phân tích, đối chiếu, nêu luận cứ phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy đòi hỏi các chủ thể phải được bồi dưỡng, rèn luyện từ thực tiễn đấu tranh tư tưởng, lý luận. Quá trình giảng dạy, giảng viên và học viên cùng nhau tương tác, tạo ra các tình huống tư duy đấu tranh lý luận; từ đó hình thành, phát triển kỹ năng nhận diện đấu tranh không khoan nhượng với những trào lưu tư tưởng, lý luận đối lập. Bên cạnh đó, giảng viên cần tích cực tham gia các diễn đàn khoa học, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học thuật, tọa đàm, hội thảo để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình; đồng thời có cơ hội cọ xát, bồi đắp năng lực tư duy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Video đang HOT
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực giảng dạy, kỹ năng thể hiện tính chiến đấu cho đội ngũ giảng viên, đòi hỏi phải phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, ban lãnh đạo, các nhà quản lý các cấp ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, trực tiếp nhất là lãnh đạo, quản lý các khoa giáo viên có nhiệm vụ giảng dạy lý luận Mác – Lênin; đồng thời, nêu cao vai trò, trách nhiệm của học viên – đối tượng tương tác trong hoạt động này.
Ba là, kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu, định hướng đấu tranh cho đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin.
Tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin được nâng cao, thiết thực, hiệu quả nếu luôn kịp thời nắm bắt và đấu tranh kịp thời với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, phản động nảy sinh, những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng mới xuất hiện trong đời sống xã hội. Trong khi đó, không cá nhân giảng viên nào, dù tích cực và nhạy bén nhất, có thể đủ khả năng nắm bắt kịp thời mọi vấn đề, có đủ tư liệu, thông tin để đấu tranh tức thì một cách hiệu quả.
Hiện nay, hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận của Đảng đang được tổ chức chặt chẽ, với các lực lượng chuyên trách hoạt động có tính chuyên nghiệp. Trên cơ sở đó, cần phát huy tốt vai trò của các cơ quan, lực lượng trong nắm bắt thông tin, kịp thời cung cấp cho các “đầu mối” tiến hành hoạt động đấu tranh tư tưởng lý luận, trong đó chú trọng các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thông tin cung cấp cần phải nhanh chóng, cập nhật, tập trung vào những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng, bức xúc; những luận điệu và hoạt động chống phá nguy hiểm; đồng thời phải có định hướng rõ ràng về quan điểm, chủ trương, phương châm đấu tranh. Dưới tác động của công nghệ thông tin hiện đại, dòng thông tin luân chuyển liên tục, thông tin sinh ra thông tin, song thông tin cũng giết chết thông tin; thì việc bảo đảm tính cập nhật, kịp thời thông tin chính thống là dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác giảng dạy chất lượng, hiệu quả.
Bốn là, thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách, cơ chế phù hợp đối với giảng viên giảng dạy lý luận Mác – Lênin.
Để nâng cao chất lượng bài giảng nói chung, tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin nói riêng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lãnh đạo, quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cần quan tâm bảo đảm các điều kiện cần thiết như: cơ sở vật chất nơi làm việc, giảng đường, thư viện, phòng hoạt động phương pháp, cùng với các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho biên soạn bài giảng và thực hành giảng bài. Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học về giảng dạy lý luận chính trị, về đấu tranh tư tưởng, lý luận; tham gia nghiên cứu đề tài các cấp, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học… nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng tư duy lý luận. Trong tập thể các khoa, bộ môn giáo viên, cần tạo dựng được môi trường dân chủ, nhân văn để mọi cán bộ, giảng viên có thể tham gia các hoạt động trao đổi, tọa đàm, nhất là về các vấn đề mới, khó, những quan điểm trái chiều, những luận điệu chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin, qua đó vừa nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, vừa nâng cao trách nhiệm của giảng viên trong thực hành tính chiến đấu của bài giảng.
Bên cạnh đó, tính chiến đấu cần được xác định trong quy chế, quy định về đánh giá chất lượng của bài giảng; ý thức, trách nhiệm, năng lực giảng dạy, cũng như tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của giảng viên.
Năm là, phát huy tính tích cực, tự giác của giảng viên trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin.
Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin sẽ chỉ là khẩu hiệu chung chung, phi hiện thực nếu không phát huy tính tích cực, tự giác của giảng viên. Đòi hỏi mỗi giảng viên cần phát huy tính tích cực chính trị, đề cao lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo đối với nhiệm vụ giảng dạy và đấu tranh bảo vệ, phát triển các môn lý luận Mác – Lênin trong bối cảnh hiện nay. Giảng viên, đồng thời là đảng viên cộng sản, phải coi việc đấu tranh, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin là trách nhiệm vinh quang, là sự cống hiến vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Giảng viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, rèn luyện phẩm chất, năng lực giảng dạy, đấu tranh tư tưởng, lý luận; đồng thời nêu gương “tự soi, tự sửa” để không ngừng hoàn thiện bản thân, xứng đáng là nhà giáo mẫu mực – chiến sĩ tiên phong tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Lãnh đạo, quản lý các cấp cần thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, phân loại, biểu dương, khen thưởng; đồng thời kịp thời rút kinh nghiệm, bồi dưỡng, khắc phục những hạn chế, thiếu sót của giảng viên.
Tóm lại, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, thì nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác – Lênin là một phương thức cần được quan tâm và đầu tư nghiêm túc. Đòi hỏi, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể, trước hết là các cơ sở giáo dục, đào tạo cần được phát huy; trong đó, đội ngũ giảng viên giảng dạy giữ vai trò trực tiếp quyết định./.
Đại tá, PGS. TS. LÊ XUÂN THỦY
Chủ nhiệm khoa, Học viện Chính trị – Bộ Quốc phòng
__________________
(1) V.I.Lênin: Toàn tập,Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2005, t.17, tr.19.
Phó Giáo sư Trần Đăng Sinh: Từ người lính đến người thầy mê Triết học
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1972, Trần Đăng Sinh đã xung phong vào Nam chiến đấu. Đất nước hòa bình, ông xin đi học và trở thành nhà khoa học.
Cách đây 50 năm, vào năm 1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra vô cùng quyết liệt, Trần Đăng Sinh, chàng sinh viên năm nhất khóa K16 khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xếp bút nghiên ra chiến trường.
Trong 10 năm ở quân đội, ông luôn khát khao có ngày trở về đi học, được cầm bút. Nhờ ý chí không ngừng vươn lên học tập và nghiên cứu, từ một người lính ông đã trở thành Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Triết học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Sinh. Ảnh: Ngô Hiển
Xếp bút nghiên ra trận
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Sinh sinh năm 1954 ở xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội trong một gia đình nông dân nghèo.
Sinh ra trong cảnh đất nước chiến tranh, anh đã phải trải qua những năm tháng vừa học tập, lao động và sẵn sàng chiến đấu trước sự phá hoại của không quân Mỹ.
Năm 1971, Trần Đăng Sinh tốt nghiệp trường cấp II-III Tây Mỗ và đăng ký thi vào Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. May mắn, chàng trai Đăng Sinh khi đó đã đỗ vào khoa Lịch sử, nơi có các người thầy nổi tiếng như Giáo sư Trần Văn Giàu, Giáo sư Phan Huy Lê, Giáo sư Trần Quốc Vượng... mà bản thân luôn ngưỡng vọng.
Năm 1972, hưởng ứng lời kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ, Trần Đăng Sinh cùng nhiều sinh viên tạm xếp bút nghiên vào Nam chiến đấu chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, Trần Đăng Sinh hoàn thành nghĩa vụ của một người con với đất nước. Lúc này, khát vọng được trở lại giảng đường đã thôi thúc người lính trẻ. Ông trình bày nguyện vọng được tiếp tục đi học với đơn vị nhưng bị từ chối.
Mỗi lần đi qua Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chàng thanh niên ấy lại thoáng buồn vì ước mơ đi học vẫn còn dang dở.
Không lâu sau, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (tháng 12/1978) rồi chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2/1979) nổ ra, Trần Đăng Sinh lại theo đơn vị lên đường chiến đấu.
Đến tháng 7/1981, Trần Đăng Sinh được đơn vị cử đi học lớp huấn luyện sĩ quan ở Đà Lạt. Lần này, ông từ chối và xin ra quân để trở lại học tập dưới mái trường Tổng hợp Hà Nội, tiếp nối ước mơ còn dang dở. May mắn là nguyện vọng của ông được chấp thuận.
Dưới mái trường đại học
Trở về Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trần Đăng Sinh lúc này 28 tuổi vào học khóa K27 khoa Lịch sử do thầy Lương Gia Tĩnh làm chủ nhiệm.
"Lúc đó, trong lớp có cả cán bộ đi học và học sinh thi đỗ đại học nên chênh lệch tuổi tác. Các bạn trẻ khoảng 18, 19 tuổi, học rất giỏi và thông minh, còn tôi thì đã gần 30 tuổi với 10 năm trong quân đội nên kiến thức đã hổng nhiều" - Phó Giáo sư Trần Đăng Sinh tâm sự.
Muốn bắt kịp các bạn càng phải cố gắng ngày đêm học tập bởi ông tự nhận bản thân không phải là người thông minh nhưng được cái chịu khó và rất thích học, học có mục đích.
"Nhờ cần cù bù thông minh" kết thúc năm học đầu tiên, Trần Đăng Sinh là người có thành tích học tập xuất sắc nhất khoa và được cử đi học đại học ở Liên Xô.
Khoảng tháng 9/1982, ông chuyển sang học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ một năm. Bắt đầu học ngoại ngữ là điều không đơn giản, nếu bạn học một thì ông phải phấn đấu gấp hai ba lần. Có những từ mới cần học và dịch thì phải tra từ điển nhiều lần để nhớ. Những năm tháng đất nước đang trong thời bao cấp còn nghèo, ăn cơm trộn hạt bo bo mà đói không có sức để học. Trước khi sang Liên Xô, ông phải nằm viện một thời gian do học hành vất vả và suy nhược cơ thể.
Tháng 7/1984, Trần Đăng Sinh lên đường sang Liên Xô học đại học. "Ở đây, cuộc sống khác hoàn toàn với Việt Nam, mọi thứ đều hiện đại và đầy đủ, cảm xúc đúng là khó mà tưởng tượng được" - Phó Giáo sư Trần Đăng Sinh chia sẻ.
Được sống trong điều kiện đầy đủ ở Liên Xô càng khiến ông nghĩ về quê hương, gia đình vẫn còn nhiều khó khăn. Đó là động lực để ông càng quyết tâm vươn lên trong học tập.
Sau 1 năm học tiếng Nga ở thủ đô Moskva, Trần Đăng Sinh được phân về học ở khoa Triết học, trường Đại học Tổng hợp Kiev trong 5 năm.
Giáo dục của Liên Xô ở bậc đại học là tự đọc, tự tìm hiểu là chính, khác với Việt Nam nặng về cách thầy đọc trò ghi.
Nhờ kiến thức được học ở Liên Xô đã giúp ông có tri thức nền tảng để khi về Việt Nam đi sâu nghiên cứu và giảng dạy triết học, đặc biệt là triết học với tôn giáo.
Mê Triết học bởi sự thông thái
Tháng 11/1990, Trần Đăng Sinh tốt nghiệp đại học và trở về Việt Nam sau 6 năm học tập. Xuống sân bay Nội Bài, hình ảnh đầu tiên ông nhìn thấy là người nông dân vác cày ra ngoài đồng.
Trời đang mùa đông, cánh đồng khô nứt, người dân rất vất vả, lam lũ nhưng trên môi họ cười rất tươi.
Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi người khi đất nước bắt đầu đổi mới, nghiên cứu và giảng dạy Triết học cũng hòa chung vào sự nghiệp đó.
Tháng 1/1991, ông Trần Đăng Sinh được nhận vào giảng dạy ở bộ môn Triết học, khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Càng đi sâu nghiên cứu triết học, ông càng đem lòng đam mê, yêu thích bởi "Triết học là sự thông thái".
Nhờ triết học gắn liền với tư duy lý luận, giúp con người nhận thức những vấn đề chưa biết của thế giới.
Theo Phó Giáo sư Trần Đăng Sinh: "Khác với triết học phương Tây, triết học phương Đông thường gắn với tôn giáo và các học thuyết chính trị đạo đức. Ở Việt Nam cũng như vậy, tư tưởng triết học được ẩn nhiều trong các hình thức khác nhau như: đạo đức, tôn giáo, phong tục, lối sống...".
Từ đó, ông đi sâu vào nghiên cứu triết học với tôn giáo.
Bởi tôn giáo là một thành tố văn hóa, mà văn hóa là nguồn lực đảm bảo đời sống tinh thần, do đó tôn giáo cũng là nguồn lực của xã hội.
Khi đứng trên giảng đường dạy sinh viên về các vấn đề tôn giáo, ông nhận thấy cần phải có giáo trình để cho người học.
Ông tâm sự: "Khi đó cơ sở vật chất giảng dạy của trường còn thiếu thốn, sách tham khảo nghiên cứu hạn chế. Nhưng tình yêu với triết học, bằng sức trẻ và sự nhiệt huyết, tôi vẫn quyết tâm viết cuốn giáo trình Tôn giáo học".
Năm 2001, cuốn sách hoàn thành với 3 nội dung chính: Những vấn đề lý luận chung; Những vấn đề lịch sử tôn giáo; Những vấn đề thực tiễn.
Trong đó, cuốn sách đã nghiên cứu một số khái niệm về tôn giáo, tín ngưỡng, cuồng tín... và làm rõ sự khác biệt của nó.
Ông cho rằng: "Không đồng nhất tôn giáo với các mặt xấu như mê tín, mê tín dị đoan. Từ đó bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp như thờ cúng vua Hùng, ông bà tổ tiên, người có công với Tổ quốc.
Chính nhờ niềm tin tôn giáo, tin vào cái đức, thiện... mà con người đã vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống".
Năm 2011, khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Sinh được bổ nhiệm là Chủ nhiệm khoa.
Bên cạnh công tác quản lý, giảng dạy, ông còn đi sâu vào nghiên cứu khoa học. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo.
Trong đó có các đề tài ông làm chủ nhiệm như: "Đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam - cơ sở triết học và vai trò trong lịch sử dân tộc", Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ, 2012-2016; "Hiện tượng Tôn giáo mới và sự tác động của nó đến đời sống xã hội tại miền Bắc Việt Nam hiện nay", Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017-2019...
Các công trình sách gồm: Nghiên cứu và giảng dạy Triết học trong thời đại ngày nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2012; Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, 2014; Giáo trình triết học Mác - Lênin nâng cao, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2014; Đạo lý uống nước nhớ nguồn - Cơ sở triết học và giá trị lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Giáo dục, 2017...
Hiện nay, dù nghỉ công tác quản lý nhưng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Sinh vẫn tiếp tục gắn bó với sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu.
Mỗi thế hệ sinh viên khoa Triết học ra trường trở thành nhà khoa học, người nghiên cứu giảng dạy hay làm các công việc phục vụ xã hội thì ông đều hạnh phúc bởi nó góp phần lan tỏa tình yêu triết học ra xã hội.
Ông quan niệm rằng: "Triết học không phải cái gì quá cao siêu và trừu tượng. Triết học luôn hiện hữu trong chính những gì đang diễn ra ở cuộc sống này".
Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi tỉnh Hà Nam năm 2022 Mới đây, Tỉnh ủy Hà Nam đã tổ chức Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022. Tới dự và chỉ đạo hội thi có: Bà Lê Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam, Trưởng Ban Tổ chức hội thi; đại diện Thường trực các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; và lãnh đạo, giảng...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Suốt 3 năm, cái chết của sao "Chiếc lá cuốn bay" Tangmo chưa được giải đáp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/suot-3-nam-cai-chet-cua-sao-chiec-la-cuon-bay-tangmo-chua-duoc-giai-dap-600x432-d40-7374974-250x180.webp)
Suốt 3 năm, cái chết của sao "Chiếc lá cuốn bay" Tangmo chưa được giải đáp
Sao châu á
20:58:58 09/02/2025![Phản ứng của NSND Công Lý khi được hỏi "có nhớ vai diễn Bắc Đẩu không"?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phan-ung-cua-nsnd-cong-ly-khi-duoc-hoi-co-nho-vai-dien-bac-dau-khong-600x432-5b0-7374972-250x180.webp)
Phản ứng của NSND Công Lý khi được hỏi "có nhớ vai diễn Bắc Đẩu không"?
Sao việt
20:55:54 09/02/2025![Cáo phó viết tay dành cho chú hà mã Fei Fei qua đời khiến dân mạng xúc động](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cao-pho-viet-tay-danh-cho-chu-ha-ma-fei-fei-qua-doi-khien-dan-mang-xuc-dong-600x432-32b-7374961-250x180.webp)
Cáo phó viết tay dành cho chú hà mã Fei Fei qua đời khiến dân mạng xúc động
Netizen
20:45:57 09/02/2025![Kanye West thừa nhận kiểm soát vợ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/kanye-west-thua-nhan-kiem-soat-vo-600x432-a6f-7374966-250x180.webp)
Kanye West thừa nhận kiểm soát vợ
Sao âu mỹ
20:42:52 09/02/2025![Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tu-vi-12-cung-hoang-dao-1022025-bao-binh-cho-tham-lam-600x432-296-7374960-250x180.webp)
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi
Trắc nghiệm
20:32:52 09/02/2025![Khởi tố vụ dàn cảnh cướp trước cổng chùa ở An Giang](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khoi-to-vu-dan-canh-cuop-truoc-cong-chua-o-an-giang-600x432-31d-7374959-250x180.webp)
Khởi tố vụ dàn cảnh cướp trước cổng chùa ở An Giang
Pháp luật
20:32:21 09/02/2025![Pha nghỉ hưu chóng vánh nhất lịch sử Kpop: Mới debut được 12 ngày, vừa nhận cúp là giải nghệ luôn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/pha-nghi-huu-chong-vanh-nhat-lich-su-kpop-moi-debut-duoc-12-ngay-vua-nhan-cup-la-giai-nghe-luon-600x432-f8e-7374958-250x180.webp)
Pha nghỉ hưu chóng vánh nhất lịch sử Kpop: Mới debut được 12 ngày, vừa nhận cúp là giải nghệ luôn
Nhạc quốc tế
20:31:46 09/02/2025![Tỷ phú Musk không quan tâm đến việc mua lại TikTok](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ty-phu-musk-khong-quan-tam-den-viec-mua-lai-tiktok-600x432-6fa-7374945-250x180.webp)
Tỷ phú Musk không quan tâm đến việc mua lại TikTok
Thế giới
20:14:19 09/02/2025![Sốc: Ngôi sao Vinicius từ chối Real Madrid, nhận lời mời 1 tỷ euro từ Saudi Arabia](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/mot-tua-game-kiem-duoc-500-trieu-usd-chi-trong-3-thang-suyt-pha-ky-luc-cua-pokemon-go-600x432-10f-7374903-250x180.webp)
Sốc: Ngôi sao Vinicius từ chối Real Madrid, nhận lời mời 1 tỷ euro từ Saudi Arabia
Sao thể thao
19:10:57 09/02/2025![Xác minh clip cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCM](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tuong-burhan-cam-ket-som-thanh-lap-chinh-phu-chuyen-tiep-o-sudan-600x432-f73-7374863-250x180.webp)
Xác minh clip cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCM
Tin nổi bật
17:33:41 09/02/2025![Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bang-chung-soc-sao-hoa-tung-de-song-hon-trai-dat-ngay-nay-600x432-83c-7374858-250x180.webp)