Nâng cao năng lực nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên
Các chuyên gia khẳng định, Đề án 33 góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo GVMN.
Các học viên tham gia Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non.
“Trưởng thành” hơn trong nghề nghiệp
Theo TS Trịnh Thị Xim – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương – cán bộ, giảng viên của trường rất hào hứng và luôn có tâm thế sẵn sàng đón nhận Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (CBQL GDMN) giai đoạn 2018 – 2025″ (Đề án 33).
Họ thấy mình “trưởng thành” hơn trong nghề nghiệp sau mỗi lần được tham gia vào các hoạt động của Đề án. Rất nhiều câu chuyện hay và những bài học quý đã được chia sẻ lẫn nhau, tạo thành sợi dây kết nối trong học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Từ đó cùng nhau phát triển năng lực nghề nghiệp.
Những lời yêu thương được gửi gắm và lan tỏa trong Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non
Video đang HOT
Nhấn mạnh, một trong những đối tượng được thụ hưởng từ Đề 33 là giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non; TS Hồ Lam Hồng – nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) – cho rằng, giảng viên được nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học (tiêu chuẩn 3 trong 5 tiêu chuẩn đối với giảng viên sư phạm).
Điều này được thể hiện như: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên, giảng viên sư phạm được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, với các đề tài gắn với thực tiễn của công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Bên cạnh đó, giảng viên sư phạm được tham gia và tham dự các hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thảo quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, hoặc các tổ chức quốc tế phối hợp tổ chức.
Ngoài ra, giảng viên sư phạm được tham gia vào các hoạt động chuyên môn của Bộ GD&ĐT như là các thành viên trong ban soạn thảo chương trình giáo dục mầm non.
Họ tham gia xây dựng chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, viết tài liệu và là báo cáo viên của nhiều lớp tập huấn dành cho đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.
TS Hồ Lam Hồng khẳng định, khi tham gia các hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học, giảng viên trưởng thành hơn và trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
Từ những kinh nghiệm nghề nghiệp, giảng viên sư phạm hướng dẫn giáo sinh của mình tình yêu khoa học, ham muốn tìm hiểu những điều mới và truyền cảm hứng nghề cho sinh viên.
Cùng với đó là những kĩ năng thực hiện nghiên cứu đề tài, dự án hoặc sáng kiến kinh nghiệm; truyền đạt những kiến thức và hiểu biết mới trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non có nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực.
Cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm
Tuy nhiên, theo TS Hồ Lam Hồng, hiện nay các đề tài, dự án nghiên cứu thường có nguồn kinh phí hạn hẹp nên khó lôi cuốn nguồn lực từ người học cùng tham gia nghiên cứu học thuật; nhất là sự tham gia của nghiên cứu sinh, học viên cao học hoặc sinh viên nghiên cứu khoa học.
“Hiện, các trường sư phạm cũng có nhiều hội thảo, sinh hoạt học thuật, với sự tham gia hoặc tham dự của sinh viên, học viên sau đại học. Đây là bước khởi đầu nhằm thu hút nguồn lực vào hoạt động nghiên cứu khoa học cùng giảng viên sư phạm” – TS Hồ Lam Hồng nhìn nhận.
Nhấn mạnh, kể từ khi có Đề án 33, cán bộ quản lý, giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn của chuyên gia trong và ngoài nước; TS Đặng Lan Phương – Phó trưởng Khoa Sư phạm, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội – khẳng định, thông qua các chuyên đề, xu thế giáo giáo dục mầm non hiện đại đã giúp giảng viên được nâng cao năng lực chuyên môn và các kĩ năng sư phạm. Đồng thời, có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp trong nước và quốc tế.
Các báo cáo viên luôn nhiệt tình, “truyền lửa” nhiệt huyết, yêu nghề cho học viên.
Cũng theo TS Đặng Lan Phương, thông qua những hoạt động của Đề án 33, năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học của giảng viên được nâng cao. Điều đó tác động tích cực đến chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thông qua việc đổi mới, cải tiến phương pháp, hình thức giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.
TS Hồ Lam Hồng nhìn nhận, có những vấn đề của thực tiễn cần nghiên cứu; song chưa có sự “chào mời” hay liên kết giữa cơ sở giáo dục mầm non với các nhà khoa học và giảng viên sư phạm cùng nghiên cứu, giải quyết vấn đề mà thực tế đặt ra.
Người giảng viên đam mê nghiên cứu khoa học
Không chỉ có nhiều đóng góp trong hoạt động chuyên môn của Trường Sĩ quan Không quân, Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ - Chủ nhiệm bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện thuộc Khoa Kỹ thuật cơ sở còn có nhiều đề tài, sáng kiến khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy ở trường.Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ sinh năm 1985, tại thị trấn Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Tháng 9-2004, anh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào Học viện Phòng không - Không quân học chuyên ngành Thiết bị hàng không. Năm 2010, anh tốt nghiệp ra trường, được phong quân hàm Trung úy và phân công về công tác tại Trung đoàn 910, Trường Sĩ quan Không quân. Tháng 11-2013, anh được điều động về làm giảng viên của Khoa Thiết bị hàng không, Trường Sĩ quan Không quân. Tháng 9-2016, anh tiếp tục theo học cao học hệ 2 tại Học viện Phòng không - Không quân. Năm 2018, tốt nghiệp và trở lại trường, anh được điều về công tác tại Khoa Kỹ thuật cơ sở từ đó cho đến nay.
Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ trong giờ lên lớp.
Là người đam mê nghiên cứu khoa học, do vậy đi đến đâu, anh cũng đều mày mò tìm tòi, nghiên cứu. Bằng sự đam mê, nhiệt huyết của mình, sau 2 năm làm giảng viên ở Khoa Kỹ thuật cơ sở, anh bắt đầu tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Năm 2021, anh chủ trì sáng kiến đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ FPGA thiết kế mô hình hệ thống khởi động động cơ trên máy bay L-39" ở cấp Bộ Tổng Tham mưu và được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt xuất sắc. Năm 2022, anh tiếp tục chủ trì sáng kiến: "Thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống dẫn đường quán tính không giá" cấp trường, đồng thời ấp ủ nhiều đề tài, sáng kiến có giá trị để thực hiện trong năm 2023. "Ngay từ khi về trường, tôi đã ý thức được rằng, là giảng viên mình cần phải tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học sao cho học viên dễ hiểu bài và tạo được niềm đam mê cho học viên. Do vậy, ngoài sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo chỉ huy khoa và các đồng nghiệp, tôi luôn tìm tòi khai thác những đề tài mới", anh chia sẻ.
Không chỉ đam mê nghiên cứu khoa học, Thiếu tá Ngyễn Chí Vĩ còn tích cực tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu. Chỉ tính riêng năm 2022, anh đã tham gia biên soạn hơn 600 trang bài giảng, kế hoạch giảng bài cho nhiều đối tượng học viên; chất lượng giảng dạy luôn đạt mục tiêu, yêu cầu của môn học. Bên cạnh đó, anh còn biên soạn một số nội dung mở rộng về liên hệ thực tế của môn học Cơ sở tự động hàng không nhằm phục vụ cho quá trình học tập, thực hành, ôn tập của học viên cao đẳng chuyên ngành thiết bị hàng không được thuận lợi. Với những kết quả đạt được trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hai năm liên tục 2021, 2022, Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ đều đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được nhà trường công nhận là giảng viên giỏi cấp cơ sở. Năm 2022, anh nhận bằng khen của Quân chủng Phòng không - Không quân về thành tích đạt giải nhì sáng tạo trẻ Quân chủng và được Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tặng bằng khen vì đạt thành tích giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Thiếu tá, Tiến sĩ Mai Đức Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật cơ sở, Trường Sĩ quan Không quân đánh giá: "Là Chủ nhiệm bộ môn cơ sở kỹ thuật điện, Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ luôn phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, duy trì và điều hành bộ phận hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bản thân anh luôn gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Anh còn tích cực nghiên cứu khoa học và có nhiều phương pháp giảng dạy tốt, được cấp trên đánh giá cao".
Bí quyết lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực bản thân Nếu còn băn khoăn không biết chọn ngành học, đừng bỏ qua những điểm mấu chốt sau đây. Hiểu được thế mạnh của bản thân Thế mạnh là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn định hướng ngành học cũng như nghề nghiệp sau này. Trước hết việc việc yêu thích, học tốt ở môn học nào đó có thể quyết định...