Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Vì sự sống còn, phát triển trẻ em và môi trường” do UNICEF viện trợ.
Các học viên thực hành hồi sức cấp cứu sơ sinh trên mô hình tại lớp đào tạo. Ảnh: N.N
Tại lớp đào tạo, học viên được hướng dẫn các nội dung: tổng quan và nguyên lý trong hồi sức; tổng quan chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu sớm (EENC); các bước ban đầu về hồi sức sơ sinh; hỗ trợ thông khí áp lực dương và các dụng cụ trong thông khí áp lực dương; chỉ định kỹ thuật đặt nội khí quản; ấn ngực; kỹ thuật đặt tĩnh mạch rốn; các thuốc và dịch trong cấp cứu; hồi sức sơ sinh trong một số trường hợp đặc biệt; ổn định sau hồi sức và chuyển viện an toàn.
Ngoài lý thuyết, học viên còn thực hành lâm sàng trên các mô hình; thực hành EENC cho trẻ thở được; thực hành EENC sinh thường cho trẻ không thở được; thực hành đặt nội khí quản; phối hợp thông khí ấn ngực; thực hành chọc khí màng phổi. Bên cạnh đó, các học viên có buổi thực hành tại Bệnh viện Nhi tỉnh.
Bác sĩ La Thị Thanh Nhã (Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thông tin: Khoảng 85% trẻ sơ sinh tự khởi phát nhịp thở mà không cần phải can thiệp. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ không khóc dù đã được kích thích. Đây là dấu hiệu trẻ bị ngưng hô hấp và tuần hoàn. Khi đó, bác sĩ phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp cấp cứu cho trẻ.
Hồi sức sơ sinh là các bước hồi sức tim phổi đối với trẻ sơ sinh ngay sau sinh hoặc khi có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở. Đây là kỹ thuật rất quan trọng áp dụng trong các trường hợp ngạt có thể xảy ra cho bé khi người mẹ bị các bệnh lý tim mạch, hô hấp, sinh non, đa thai, chuyển dạ kéo dài, sa dây rốn, nhiễm trùng ối hoặc dịch ối có lẫn phân su…
“Việc nắm vững các kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc trẻ sơ sinh, giảm thiểu các rủi ro và đem lại an toàn cao nhất cho bé. Đồng thời, trẻ khi được chăm sóc thiết yếu sớm, chăm sóc ban đầu ngay từ tuyến y tế cơ sở sẽ góp phần giảm tình trạng chuyển tuyến”-bác sĩ Nhã nhấn mạnh.
Hồi sức sơ sinh là kỹ thuật khó, phức tạp, đội ngũ y-bác sĩ phải có chuyên môn, kinh nghiệm và thực hiện có sự phối hợp nhịp nhàng của cả ê kíp. Theo đó, mục tiêu của lớp đào tạo là giúp học viên nắm vững các kiến thức chuyên môn, nhuần nhuyễn trong thực hành mô hình và trải nghiệm các tình huống thực tế tại bệnh viện.
Trong suốt thời gian diễn ra khóa học, các giảng viên truyền đạt theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, từ đó giúp học viên thực hành hồi sức sơ sinh trên mô hình mô phỏng như thực hành đặt nội khí quản; phối hợp thông khí ấn ngực; thực hành chọc khí màng phổi… một cách cụ thể, thành thục, chính xác trước khi thực hành tại bệnh viện.
Theo bác sĩ Rah Lan Mưng (Khoa Nội Nhi Nhiễm-Y học cổ truyền, Trung tâm Y tế huyện Chư Prông), công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn rất cần thiết cho cán bộ y tế tuyến cơ sở.
“Lớp đào tạo giúp tôi cập nhật và củng cố kiến thức chuyên môn, đặc biệt là thực hành trên mô hình và thực hành thực tế rất hữu ích; từ đó giúp triển khai tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh nói riêng và bệnh nhân nói chung trên địa bàn huyện”-bác sĩ Rah Lan Mưng chia sẻ.
Video đang HOT
Việc cán bộ y tế nắm vững các kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh sẽ góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện
Còn nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thu Hiền (Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện) thì cho biết: “Tôi phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản nên việc được tập huấn, đào tạo về chuyên môn lĩnh vực này là rất thiết thực, hữu ích. Đặc biệt, các kiến thức mới chuyên ngành đòi hỏi cán bộ y tế phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.
Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thành Chung (Khoa Nội Nhi Nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện) cho hay: Qua đào tạo, cán bộ y tế được cập nhật kiến thức chuyên môn để chủ động, tự tin xử lý khi gặp các trường hợp cấp cứu, hồi sức trẻ sơ sinh, góp phần chăm sóc tốt sức khỏe và giảm thiểu tử vong ở trẻ sơ sinh.
“Tôi mong muốn các lớp đào tạo được tổ chức thường xuyên giúp cán bộ y tế tuyến huyện nâng cao trình độ chuyên môn góp phần chăm sóc, điều trị tốt người bệnh tuyến y tế cơ sở”-bác sĩ Chung bày tỏ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đừng bỏ qua những điều này
Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều bỡ ngỡ, thường khó khăn với đa số các bà mẹ trẻ, nhất là người sinh con lần đầu.
Để chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bé, cha mẹ cần chú ý những điều sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Cho trẻ ngủ đúng cách
Trẻ sơ sinh thường xuyên thức dậy vào ban đêm để bú sau mỗi 2 - 3 giờ, sau đây là các lưu ý khi cho trẻ ngủ:
Trẻ nên ngủ trên một bề mặt chắc chắn, bằng phẳng (thường là giường/cũi). Võng, nôi rung, xe đẩy, địu, xích đu không được khuyến nghị cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 4 tháng.
Cha mẹ nên ngủ chung phòng nhưng không ngủ chung giường với trẻ, tốt nhất là trong sáu tháng đầu.
Giữ ấm cho căn phòng, đặc biệt là ở nơi có khí hậu lạnh, đảm bảo bổ sung thêm độ ẩm cho trẻ nếu da trẻ khô hoặc thời tiết hanh khô.
Cha mẹ mặc cho trẻ 1 lớp quần áo hoặc quấn trẻ bằng khăn có độ dày phù hợp với thời tiết. Khi quấn trẻ sơ sinh bằng khăn phải luôn để trẻ nằm ngửa khi được quấn. Khi trẻ biết lẫy/lăn (thường xảy ra khi trẻ được 3 đến 4 tháng, nhưng có thể xảy ra sớm hơn), việc quấn khăn không còn phù hợp nữa, vì có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở nếu trẻ chuyển sang tư thế nằm sấp.
Trẻ có nhiều nguy cơ tăng và hạ thân nhiệt một cách đột ngột do hệ thần kinh trẻ chưa hoàn thiện để tự điều chỉnh thân nhiệt. Nên giữ thân nhiệt trẻ ở nhiệt độ 36.5 - 37.5 độ C bằng cách:
Phòng cần đủ ấm, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp từ 27 - 28 độ C vào ban ngày; 28 - 29 độ C vào ban đêm. Cho trẻ mặc quần áo, mang bao tay, vớ chân, đội mũ và đắp chăn mỏng khi nằm điều hòa.
Ngoài giấc ngủ của trẻ sơ sinh vào ban đêm, không nên cho trẻ nằm điều hòa quá 4 giờ liên tục trong ngày. Sau khoảng 4 giờ nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường trong 10 - 15 phút.
Kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế, nếu thấy trẻ ra mồ hôi thì cần lau khô, đặc biệt là vùng lưng, nếu không trẻ có thể sẽ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, nên mở cửa trước 10 phút để trẻ quen dần với không khí bên ngoài.
Chăm sóc trẻ sơ sinh thường khó khăn với đa số các bà mẹ trẻ.
2. Chăm sóc mắt
Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Lúc này trẻ có thể bị viêm kết mạc, hãy đưa trẻ đến khám để có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ với nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả các loại có lợi cho mắt.
Cho trẻ ăn ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định. Tránh các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính chống bụi, chống nắng, tránh những tổn thương cho mắt trẻ.
3. Chăm sóc cuống rốn
Cuống rốn của trẻ sẽ khô và tự rụng trong khoảng 5 - 21 ngày sau sinh. Cuống rốn nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng.
Nếu thấy trẻ có các triệu chứng sau, hãy đưa trẻ đến bệnh viện: Trẻ bị sốt, cuống rốn có mùi hôi hoặc chân rốn chảy mủ, da xung quanh rốn đỏ và mềm, trẻ khóc khi bạn chạm nhẹ vào rốn, cuống rốn bị sưng và chảy máu.
4. Theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà
Cha mẹ cần chú ý cho trẻ tái khám và tiêm ngừa cho trẻ theo lịch hẹn hoặc cho trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm sau: Co giật; Thở nhanh (nhịp thở> 60 lần/phút), thở rút lõm lồng ngực; Không có các cử động linh hoạt; Sốt/thân nhiệt cao (>38C) hoặc thân nhiệt thấp (