Bệnh viện Nhi đầu tiên của Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh
Từ đầu tháng 10/2024, Bệnh viện Nhi Hà Nội đóng trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông sẽ đi vào hoạt động với mục tiêu khám chữa bệnh các chuyên ngành nhi khoa, giảm tải cho Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đây là công trình trọng điểm của thành phố sẽ gắn biển chào mừng kỷ niệm giải phóng Thủ đô 10/10.
Qua hơn 2 năm, dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 trên diện tích 67.000 m2 với một khối nhà cao 6 tầng 2 đơn nguyên đã hoàn thành, sẵn sàng đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên ngành Nhi. Đến nay, Bệnh viện đã hoàn tất các hạng mục và đưa vào hoạt động 23 khoa, phòng. Đặc biệt, khối chuyên môn gồm 16 khoa, trong đó có 11 khoa lâm sàng và 5 khoa cận lâm sàng.
Bệnh viện Nhi đầu tiên của Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh
Chị Nguyễn Lan Hương, người dân ở phường La Khê, quận Hà Đông cho biết, khi nghe tin BV Nhi Hà Nội sắp đi vào hoạt động, rất nhiều phụ huynh như chị cảm thấy vui mừng: “Trước đây có con nhỏ tôi đi vào nội thành, các bệnh viện lớn trung ương thì rất là đông, khám cho các cháu rất lâu, chúng tôi mong mỏi và khi nghe có BV này mở chúng tôi rất phấn khởi”.
Ông Dương Ngọc Thỏa, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông cho biết: “Đây là cơ hội rất tốt cho người dân phường Yên Nghĩa nó riêng, các phường lân cận khác nói riêng, Thời gian tới các hạng mục còn lại giai đoạn 2 chính quyền phường và lãnh đạo BV và các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho BV đi vào hoạt động hiệu quả”.
Video đang HOT
Dự kiến, khi đi vào hoạt động từ tháng 10/2024, mỗi ngày, BV Nhi Hà Nội sẽ khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 1.000 bệnh nhân và điều trị nội trú cho 200 trẻ. Trước mắt, nhân lực sẽ được huy động từ các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô, như: BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Đông, Đức Giang, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc BV Nhi Hà Nội khẳng định, khi đi vào hoạt động, BV Nhi Hà Nội triển khai đầy đủ các kỹ thuật để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhi khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
“Từ trẻ sơ sinh đến nhóm trẻ nhỏ chúng tôi đều thực hiện được đầy đủ kỹ thuật trong hồi sức hô hấp như thở máy thường, thở máy tần số cao, các kỹ thuật hồi sức chống sốc, rồi lọc má.u. Khu vực phòng mổ với 11 phòng mổ hiện đai, chúng tôi rất quan tâm đến các kỹ thuật gây mê, giảm đau đa mô thức giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, an toàn. Các kỹ thuật về phẫu thuật được triển khai đầy đủ từ phẫu thuật tiêu hóa, thận tiết niệu, các phẫu thuật chỉnh hình, các phẫu thuật liên quan đến tai mũi họng, răng hàm mặt”, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga.
3 kiểu sốt cảnh báo nguy hiểm ở trẻ
Sốt là biểu hiện thường gặp ở tr.ẻ e.m, nhưng nếu nhiệt độ quá cao, kéo dài hơn 5 ngày hoặc kèm theo cứng cổ, cha mẹ nên đưa con đến viện.
Sốt ở trẻ là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể gây nguy hiểm với nhiều triệu chứng bất thường. Ảnh minh họa: Parents.
Sốt là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ và cha mẹ không nên hoảng sợ, nhưng vẫn phải thận trọng và kiên nhẫn khi xử trí.
Bất cứ nhiệt độ nào trên 37,5 độ C đều được coi là sốt. Một số biểu hiện khi sốt ở trẻ cha mẹ cần chú ý và nên đưa con đi viện ngay.
Sốt quá cao
Sốt được xem là quá cao khi nhiệt độ từ 38 độ C trở lên ở trẻ dưới 3 tháng tuổ.i; cao hơn 38,3 độ C ở trẻ 3-6 tháng; hoặc cao hơn 39,4 ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổ.i.
Chia sẻ trên tạp chí Parents, tiến sĩ Anita Chandra-Puri, Học viện Nhi khoa Mỹ, cho biết khi cơn sốt xuất hiện, con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng tình trạng của con bạn.
Nhiệt độ của trẻ khi bị sốt có thể thay đổi từ 38 độ C đến hơn 41 độ C. Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn sốt tại nhà, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để đán.h giá nguyên nhân có thể gây sốt.
Nói chung, nhiệt độ có thể tăng giảm, lên tới 39 độ C và cao hơn. Nếu nhiệt độ vượt quá 40 độ C, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ và nếu vượt quá 41 độ C, con bạn thậm chí có thể phải đến bệnh viện.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổ.i, bất kỳ cơn sốt nào, thậm chí trên 38 độ C, đều cần đến bệnh viện để được kiểm tra xem có bị nhiễ.m trùn.g phổi, nhiễ.m trùn.g nước tiểu hoặc nhiễ.m trùn.g màng não hay không.
Sốt kéo dài
Sốt kéo dài xảy ra khi tình trạng bệnh không giảm hoặc kéo dài hơn 5 ngày.
Nếu bạn cho con uống thuố.c hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen và con số trên nhiệt kế không thay đổi trong vòng 4-6 giờ, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễ.m trùn.g có thể quá mạnh khiến cơ thể không thể chống chọi được và cần kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.
Cơn sốt do một loại virus thông thường như cảm lạnh hoặc cúm gây ra thường hết trong vòng 5 ngày. Bệnh tồn tại lâu hơn - ngay cả khi ở mức độ thấp - có thể do nhiễ.m trùn.g như viêm phổi do vi khuẩn, cần điều trị bằng kháng sinh.
Sốt kèm theo đau đầu, cứng cổ
Sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban như vết bầm tím hoặc trông giống những chấm đỏ nhỏ.
Tiến sĩ Alanna Levine, bác sĩ nhi khoa tại Orangetown Pediatrics, ở Tappan, New York (Mỹ), khuyến cáo cha mẹ hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, cần được chăm sóc y tế.
Cấp phát thuố.c thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ Bác sĩ hai miền Nam - Bắc đã khám bệnh, cấp thuố.c miễn phí cho 1.200 người dân để phòng và chữa bệnh sau mưa lũ Bộ Y tế và Hội Thầy thuố.c trẻ Việt Nam vừa đưa hơn 100 bác sĩ của nhiều bệnh viện lớn đến khám bệnh và cấp thuố.c miễn phí cho trên 1.200 người dân xã Mường Chiềng...