Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ vào giảng dạy cho giáo viên
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mạng lưới Olympia Global Network và ĐH Kỹ thuật Swinburne Australia đã tổ chức khóa tập huấn với nội dung ‘Ứng…
Chuỗi tập huấn “Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy” diễn ra trong hai ngày (3 và 4-10-2022), dưới sự hướng dẫn trực tiếp của hai chuyên gia giáo dục: TS Sarika Kewalramani, giảng viên giáo dục cao cấp, chuyên gia ngành STEM và nghiên cứu thực hành ứng dụng công nghệ, ĐH Kỹ thuật Swinburne Australia, và Huỳnh Anh Vũ, Giảng viên ngành Kinh doanh, ĐH Kỹ thuật Swinburne Australia, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2008.
Nâng cao năng lực cho giáo viên
Mở đầu chương trình tập huấn, hai chuyên gia đã giới thiệu, đào sâu, phân tích, bóc tách những bộ khung tiên tiến nhất hiện tại trên thế giới về ứng dụng STEM trong dạy và học.
Các giáo viên tham gia tập huấn dành phần lớn thời gian tham gia vào những hoạt động, thí nghiệm trực quan như: Chế tạo mô hình cánh tay robot dùng trong y tế từ những vật liệu tái chế, Sử dụng công nghệ “thực tế tăng cường” để minh họa cấu trúc tế bào trong không gian 3 chiều,…
Chương trình nhắm tới nâng cao năng lực, phương pháp sư phạm cho giáo viên, đồng thời hướng dẫn các thầy cô xây dựng một chuỗi bài giảng với STEM là trọng tâm. Sau 2 ngày tập huấn, các giáo viên có thể bắt tay vào phát triển một giáo trình STEM tiêu chuẩn. Giáo trình này thúc đẩy học sinh tổng hợp kiến thức, kỹ năng từ những bộ môn khác nhau và vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đây chính là khái niệm “dạy và học liên môn” – “interdisciplinary/transdisciplinary learning”.
Chung tay cho sự phát triển giáo dục tại Việt Nam
Trở về từ Australia và dẫn dắt buổi tập huấn, anh Huỳnh Anh Vũ chia sẻ đây là niềm tự hào và hạnh phúc khi được đóng góp vào một hoạt động nhiều ý nghĩa trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. “Với vai trò giảng viên ĐH Kỹ thuật Swinburne Australia, đồng thời là thành viên Mạng lưới Olympia Global Network, em rất vui khi được trao cơ hội tuyệt vời này. Tham gia vào chương trình, em hy vọng sẽ lan tỏa được tinh thần của Mạng lưới Olympia Global Network, đó là ‘Give back – Đền đáp’” – Anh Vũ cho biết thêm.
Video đang HOT
Mạng lưới Olympia Global Network luôn nhận được rất nhiều sự yêu thương, ủng hộ, cổ vũ ở Việt Nam. Vì vậy, các thành viên của mạng lưới luôn mong mỏi được đền đáp những tình cảm đáng quý đó bằng việc được đóng góp khả năng và hiểu biết (có thể rất nhỏ) cho sự phát triển giáo dục và xã hội tại Việt Nam.
Người sáng lập Mạng lưới Olympia Global Network, bà Tạ Bích Loan – Trưởng ban Sản xuất các chương trình giải trí VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam nhận định ứng dụng công nghệ trong giảng dạy chính là “chìa khóa” của chuyển đổi số trong giáo dục.
Chính vì vậy, tiếp nối sự thành công của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Mạng lưới Olympia Global Network và ĐH Kỹ thuật Swinburne Australia hy vọng có thể đóng góp cho sự phát triển giáo dục tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới, thông qua việc thực hiện tập huấn “Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy” cho 37 giáo viên đến từ các trường THPT của TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình.
Chuỗi tập huấn đã một lần nữa khẳng định sự cam kết cũng như mong muốn đóng góp vào sự phát triển của giáo dục tại Việt Nam của ĐH Kỹ thuật Swinburne Australia.
Phát biểu tại buổi tập huấn, TS Đỗ Đức Quế, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định ngành giáo dục đang bước vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện. Trong đó, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Chính vì vậy, buổi tập huấn “Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy” là cần thiết, quan trọng, giúp giáo viên trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm, từ đó ứng dụng công nghệ vào quá trình dạy và học, hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Sau hai ngày trực tiếp tham gia, 37 giáo viên tại TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận và đánh giá những hiệu quả chương trình đem lại.
“Dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia giáo dục, cùng với sự chia sẻ từ các thầy cô đồng nghiệp, chúng tôi được mở rộng kiến thức về ứng dụng công nghệ, STEM vào giảng dạy. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều buổi tập huấn bổ ích hơn nữa”, thầy Trần Xuân Thịnh, giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi (Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ.
Rào cản ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
Đâu là rào cản ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học?
Cô Vũ Hải Lý, giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn (Quảng Yên) hướng dẫn học sinh tìm thông tin qua máy tính bảng.
Đó là câu hỏi được đặt ra cho những người tham dự Diễn đàn giáo dục sáng tạo trên nền tảng CNTT Việt Nam.
Thông qua câu trả lời từ những người tham gia khảo sát, chúng tôi tổng hợp lại ở đây:
1. Khó khăn
- Để có một bài dạy/ dự án giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin thành công, người giáo viên thật sự cực khổ. Thời gian lúc nào cũng thiếu; muốn thành thạo công nghệ phải luyện tập, khổ luyện, phải thuyết phục học sinh, phụ huynh ủng hộ để cùng thực hiện...
- Vì có rất nhiều cản trở về mặt tâm lí, chẳng hạn: Đồng nghiệp không ủng hộ, Ban giám hiệu không tạo điều kiện, ...
2. Thiếu đồng bộ
- Mục tiêu giáo dục vẫn còn nặng về thành tích quá. Mà công nghệ thông tin tạo ra thành tích thế nào được (ngoài thành tích tích cực ứng dụng). Công nghệ thông tin chưa trở thành công cụ hữu dụng trong quản lí, trong tổ chức dạy học, trong tạo ra môi trường tương tác ngoài lớp học giữa thầy và trò.
- Thiếu cơ sở hạ tầng. Nghe nói phần lớn giáo viên Việt Nam đều có chứng chỉ tin học, ứng dụng công nghệ thông tin tốt. Nhưng có nhiều trường có hàng trăm giáo viên nhưng chỉ có vài ba cái máy chiếu, Internet thì tậm tịt. Nhiều khi chỉ 1/4 giáo viên của trường đăng nhập thì mạng đã rớt lâu rồi (chưa kể đến học sinh)...
Tiết học tiếng Anh ứng dụng CNTT tại Trường THCS Lê Hồng Phong, TX Đông Triều (Quảng Ninh).
Quyết tâm là làm được
Công nghệ thông tin trở nên bình dân, dễ dùng hơn nữa trong môi trường giáo dục. Thực ra những năm gần đây, công nghệ thông tin đã rất dễ dùng. Bằng chứng là có những công cụ hỗ trợ khiến nhiều giáo viên không cảm thấy vất vả như trước nữa.
Lại thêm, có tin đồn rằng sắp tới nhiều hãng công nghệ sẽ "tặng không" những trường nào cam kết ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện. Như một lần tôi chia sẻ, nghiên cứu của tôi cho thấy, bất kì trường nào ứng dụng công nghệ thông tin thật sự thì trường đó sẽ thay da đổi thịt cả chất lượng lẫn văn hóa nhà trường: Họ sẽ tích cực và sáng tạo hơn.
Giáo dục không thay đổi thì ra sao? Thầy cô không ứng dụng công nghệ thông tin thì thế nào?
Tôi có một yên tâm: Hầu hết giáo viên chúng ta có smartphone, lướt web ầm ầm. Nghĩa là công nghệ thông tin đã trở thành một phần cuộc sống. Giờ đây chỉ còn suy nghĩ là dùng "một phần cuộc sống" đó ra sao mà thôi.
Một nghiên cứu không chính thức của tôi cho thấy: Gần 20 năm chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa khiến chúng ta có nhiều thay đổi. Một bằng chứng là rất nhiều giáo viên Toán không có ứng dụng phần mềm toán nào trong công việc, việc khai thác các nền tảng, công nghệ trong dạy học chỉ diễn ra khi có kì cuộc, nhiều trường bỏ không các bảng tương tác...
Những trường học ứng dụng công nghệ thông tin có môi trường năng động, tạo ra nhiều giá trị, phát triển năng lực phi nhận thức cho người học.
Những giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin cũng năng động, biết tạo ra động lực và bầu không khí tích cực cho việc học tập.
Giáo viên mầm non và xu hướng dạy trẻ tại nhà qua ứng dụng công nghệ Kinhtedothi- Sau đại dịch Covid- 19, nhiều giáo viên mầm non chối từ môi trường cố định là các trường mầm non hay nhóm lớp độc lập để chuyển sang làm giáo viên tự do. Công việc của các cô là tìm - nhận ca dạy phù hợp, sau đó đến tận nhà để dạy trẻ. Bớt mặn mà với trường học cố...