Nâng cao hiệu quả sử dụng sách trong thư viện trường học
‘Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học’ sẽ giúp cán bộ thư viện chọn sách hay, phù hợp chương trình dạy, học của giáo viên, học sinh.
“Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học” do Hội Xuất bản Việt Nam, Công ty Đường sách TP.HCM cùng các nhà xuất bản, công ty sách thực hiện. Hơn 600 cuốn sách trong danh mục theo sát từng chủ đề, chủ điểm của chương trình giáo dục hiện hành, thuận tiện cho giáo viên, học sinh sử dụng.
Bà Nguyễn Thị Kim Nhung – nguyên cán bộ thư viện thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo quận 11, TP.HCM – đánh giá về vai trò, ý nghĩa của danh mục sách này với công tác đọc sách, dạy và học trong nhà trường.
Bà Nguyễn Thị Kim Nhung – người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thư viện trường học. Ảnh: Y Nguyên.
Nên giới thiệu, tập huấn cán bộ thư viện sử dụng danh mục sách
- Điều gì khiến bà tham gia thực hiện “Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học”?
- Tôi nhận thấy trong quá trình bổ sung sách tham khảo cho thư viện, cán bộ thư viện thường làm theo quán tính, chưa sâu sát được chương trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Do chưa nắm được chương trình khung, sách nhập về nhiều mà hiệu quả sử dụng chưa cao.
Tôi được biết ông Lê Hoàng – Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam – đang muốn lập danh mục sách ý nghĩa, chúng tôi đề xuất làm danh mục sách cho giáo viên và học sinh.
Khi ông Lê Hoàng gặp một số anh chị hoạt động phát triển văn hóa đọc, ông được biết hiện nay Bộ GD&ĐT có chương trình khung dạy học với nội dung chi tiết. Chúng tôi đã tải chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 về tìm hiểu để có hướng chọn sách phù hợp với học sinh.
- Quá trình lập danh mục đã diễn ra như thế nào?
- Năm 2020, chúng tôi lập danh mục cho học sinh tiểu học với các môn Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Khoa học, Toán, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử – Địa lý. Chúng tôi gửi nội dung chương trình tới các nhà xuất bản, công ty để họ chọn sách phù hợp.
Các đơn vị lựa chọn được khoảng 4.000 cuốn sách. Chúng tôi cùng cán bộ Hội Xuất bản Việt Nam, công ty Đường sách TP.HCM… nhận sách đọc, chọn lọc và phân loại. Ví dụ, chủ đề “Yêu thương gia đình” trong môn Đạo đức lớp 1, các nhà xuất bản và công ty sách đưa ra gần trăm quyển, chúng tôi chọn lại những sách phù hợp với yêu cầu của chương trình học của học sinh nhất.
Có được danh mục sơ bộ, chúng tôi gửi sách tới các thầy cô đang dạy tiểu học đọc thẩm định. Khoảng 50 giáo viên các trường tiểu học Chính Nghĩa, Minh Đạo, Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) đã giúp chúng tôi đọc thẩm định, góp ý. Họ đọc nội dung, xem kỹ hình ảnh, câu từ, độ phù hợp với học sinh theo từng lớp, nhận xét chi tiết và chọn lọc lại sách cho sát nội dung chương trình dạy và học trong nhà trường.
Đến nay, danh mục có khoảng 650 cuốn. Số sách này được sắp xếp theo từng chủ đề cụ thể của mỗi môn học, của từng lớp theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018.
Dự kiến mùa hè này, ông Lê Hoàng và những người thực hiện đã có thể họp với các nhà xuất bản, công ty sách, các đơn vị phát hành, các phòng giáo dục và đào tạo để giới thiệu “Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học”. Chúng tôi cũng mong muốn được tập huấn cho cán bộ thư viện để họ sử dụng danh mục có hiệu quả… Dịch bùng phát nên các hoạt động phải gác lại.
Video đang HOT
Học sinh hào hứng với cuốn Lịch sử Việt Nam bằng tranh trong chương trình Sách hay cho học sinh tiểu học năm 2019. Ảnh: Thu Thủy.
Nhiều học sinh ham thích đọc sách
- Là người làm công tác thư viện lâu năm, bà đánh giá như thế nào về ý nghĩa của danh mục sách này?
- Theo tôi, danh mục sách này giúp giáo viên có thêm tư liệu giảng dạy theo từng chủ đề của mỗi môn học; giáo viên giới thiệu cho học sinh tìm đọc những sách liên quan để tìm hiểu thêm về bài đã học hoặc chuẩn bị cho bài học mới.
Còn đối với học sinh, ngoài sách đọc giải trí, các em cũng cần những cuốn sách có nội dung liên quan trực tiếp đến bài học, thông qua các câu chuyện, tranh ảnh, hình vẽ trong sách giúp các em hiểu rõ hơn về bài học, tự tin hơn và có thể áp dụng những kiến thức đã đọc, đã học vào cuộc sống.
Với học sinh, ngoài sách đọc giải trí, các em cũng cần những cuốn sách có nội dung liên quan trực tiếp bài học.
Bà Nguyễn Thị Kim Nhung.
Danh mục sách này sẽ giúp cán bộ thư viện trong việc bổ sung, giới thiệu sách phù hợp từng chủ đề của môn học, lớp học để sử dụng phục vụ cho việc giảng dạy.
Ngoài việc xử lý tài liệu (danh mục sách) theo nghiệp vụ thư viện, cán bộ thư viện có thể sắp xếp những tài liệu này theo môn học, trong từng môn học sắp xếp theo lớp; hoặc sắp xếp những tài liệu này theo lớp, trong từng lớp xếp theo môn học; đặt trong tủ hoặc giá (kệ) riêng để tiện cho việc tra tìm và sử dụng của giáo viên và học sinh.
- Trẻ em ngày nay có nhiều phương tiện để học tập, giải trí ngoài sách. Bà đánh giá thế nào về văn hóa đọc trong nhà trường hiện nay?
- Tôi thấy nhiều học sinh rất thích đọc, giờ ra chơi, các em thường xuống thư viện đọc sách. Các cán bộ thư viện đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm thu hút các em vào việc đọc, ví dụ thực hiện các tiểu phẩm để giới thiệu sách, trưng bày sách, tổ chức ngày hội đọc sách, tổ chức bữa tiệc sách…
Tuy nhiên, nếu các em chỉ đọc sách trong giờ ra chơi thì thời gian đọc sẽ rất ít. Công văn số 5750/BGDĐT-GDTH về việc tổ chức hoạt động thư viện trong trường tiểu học từ năm học 2020-2021, trong đó có quy định “sắp xếp tiết đọc tại thư viện linh hoạt trong thời khóa biểu hoặc trong các hoạt động giáo dục khác từ 2-4 tiết/tháng”, tôi hy vọng học sinh sẽ có nhiều thời gian để đọc sách hơn.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Min h – giảng viên khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Sáng lập dự án phát triển văn hóa đọc “Sách ơi mở ra”: Tôi đã đọc kỹ từng cuốn sách được tuyển lựa cho danh mục và cảm tưởng chung là khâm phục tâm huyết, sự tỉ mỉ và cẩn trọng của những người đã góp sức làm ra danh mục này. Đó là những cuốn sách hay, mới mẻ, đặt ra những vấn đề hiện đại, của những nhà xuất bản rất đáng tin cậy.
Cô Nguyễn Thị Hải Duyên – giáo viên Khối trưởng khối 3, Tiểu học Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM: Danh mục giúp giáo viên có thêm nhiều tư liệu hơn trong giảng dạy, làm cho bài giảng của mình trở nên sinh động hơn, cuốn hút hơn, học sinh được học hỏi nhiều hơn và mở mang thêm nhiều kiến thức thú vị liên quan đến nội dung bài học.
Tổng chủ biên nói không có sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, sao Bộ ban hành
Lãng phí trong đầu tư giáo dục là lãng phí gây tác hại lớn nhất cho xã hội, phụ huynh cần cân nhắc khi mua sắm sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm cho con mình.
Trước dư luận xã hội cho rằng, học sinh không cần phải mua bộ sách Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1, lớp 2 và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6, người viết đã trực tiếp phỏng vấn giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1, năm học 2020-2021.
Cô giáo L. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: "Thật ra Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1 chương trình mới, em thấy nó có nhiều điểm giống môn Đạo đức và Tự nhiên xã hội.
Nói là Hoạt động trải nghiệm, thế nhưng học sinh không được hoạt động trải nghiệm thực tế mà chủ yếu hoạt động trải nghiệm trên... giấy, trên sách giáo khoa, có sách giáo khoa cũng giúp giáo viên có tài liệu, học liệu để dạy Hoạt động trải nghiệm.
Nếu Hoạt động trải nghiệm cần phải có hoạt động thật, thì không cần trang bị sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, mà chỉ là tài liệu tham khảo cho giáo viên tổ chức các hoạt động".
(Ảnh minh họa: Camnangdayhoc.com)
Chương trình Hoạt động trải nghiệm viết gì, Tổng chủ biên nói gì?
Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã chia sẻ: "Hoạt động trải nghiệm không phải là môn học mà là một hoạt động giáo dục. Do đó, sẽ không có sách giáo khoa (dành cho học sinh) mà chỉ có tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động này.
Tôi nghĩ rằng, các bộ sách lấy tên Hoạt động trải nghiệm chỉ là tài liệu tham khảo" . [1]
Trong bài viết "Tìm hiểu Giờ học tổng hợp trong chương trình giáo dục Nhật Bản và một số đề xuất cho Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục tiểu học Việt Nam" của tác giả Nguyễn Vinh Hiển đăng tải trên Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 41, tháng 5/2021 có viết:
Chương trình "mở" nhưng chỉ đạo thực hiện lại "đóng": Chương trình Hoạt động trải nghiệm ghi rõ "Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học" .
Điều này được ghi tại trang 4, khoản 3, mục II (Quan điểm xây dựng chương trình), chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [2].
Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã phát biểu "Hoạt động trải nghiệm không phải là môn học mà là một hoạt động giáo dục. Do đó, sẽ không có sách giáo khoa (dành cho học sinh) mà chỉ có tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động này" .
Ý kiến này của Giáo sư Thuyết được nhiều giáo viên đồng tình.
Ngày 09/02/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định 709/QĐ-BGDĐT phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 và Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó Hoạt động trải nghiệm lớp 2 có 3 sách giáo khoa được phê duyệt, Hoạt động trải nghiệm và Hướng nghiệp có 3 sách giáo khoa lớp 6 được phê duyệt [3].
Bộ trưởng ký 2 quyết định này theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học.
Thế nhưng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; theo chúng tôi, việc này vô tình làm cho nhà trường và giáo viên ỷ lại vào sách giáo khoa, bỏ mất cơ hội chủ động, tự chủ của nhà trường, của giáo viên và học sinh; ngược với tính "mở" của chương trình.
Điều đó cũng làm cho Hoạt động trải nghiệm bị hạn chế tính trải nghiệm, tính thực tế địa phương, làm cho Hoạt động trải nghiệm gần giống với hoạt động dạy học, khó phát huy được tác dụng ưu thế và không đạt được mục đích riêng của Hoạt động trải nghiệm.
Tại một hội thảo, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) chia sẻ: "Dạy trải nghiệm và thể dục khó hơn dạy toán và tiếng Việt. Nhưng Trường không tổ chức mua sách giáo khoa thể dục, còn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm chỉ để tham khảo"; cô Phương, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: thực tế, nội dung sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm chỉ dùng được 20%.
Cô Hà, phó hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kinh Đô (Hà Nội) cũng cho rằng không nên có sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm.
Theo Chương trình phổ thông mới, Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học phải lồng ghép nội dung giáo dục địa phương, nhưng hiện nay chưa có một hướng dẫn cụ thể nào cho vấn đề này; (ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nội dung giáo dục địa phương được tách riêng và nằm trong hoạt động dạy học).
Có nhiều mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm trùng lặp với môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội, thể hiện ra rõ nhất ở việc viết sách giáo khoa và dạy học các nội dung về hoạt động chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường, xây dựng cộng đồng, tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Từ những điểm nêu trên có thể thấy Hoạt động trải nghiệm của giáo dục tiểu học Việt Nam còn rất nhiều hạn chế từ khâu chỉ đạo đến thực hiện". [4]
Bạn đọc có thể theo dõi bài viết "Tìm hiểu Giờ học tổng hợp trong chương trình giáo dục Nhật Bản và một số đề xuất cho Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục tiểu học Việt Nam" của tác giả Nguyễn Vinh Hiển đăng tải trên Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 41, tháng 5/2021, tại đây. [5]
Giá sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm khoảng 20.000 đồng/cuốn, học sinh khối 1,2, 6 trên cả nước khoảng 6 triệu, năm học 2021-2022, cả nước phải chi khoảng 120 tỷ đồng để mua sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, một sự lãng phí không nhỏ.
Từ thực tế, thực tiễn, nên chăng Bộ Giáo dục cần lắng nghe ý kiến của giáo viên, chuyên gia, cân nhắc, chỉ đạo các cơ sở giáo dục không yêu cầu học sinh mua sắm sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trung học.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư hiệu quả nhất, nhanh nhất để phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước, của một gia đình.
Lãng phí trong đầu tư giáo dục là lãng phí gây tác hại lớn nhất cho xã hội, phụ huynh cần cân nhắc khi mua sắm sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trung học, cho con mình.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tong-chu-bien-khang-dinh-khong-co-sach-giao-khoa-hoat-dong-trai-nghiem-post179188.gd
[2] http://rgep.moet.gov.vn/chuong-trinh-gdpt-moi/Pages/chuong-trinh-duoc-phe-duyet.aspx?ItemID=4754
[3] https://moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2886
[4] https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/Pages/Default.aspx?ItemID=7219
[5] http://www.vnies.edu.vn/tin-tuc/tap-chi-khoa-hoc/18034/muc-luc-va-tom-tat-tap-chi-khoa-hoc-giao-duc-viet-nam-so-41-thang-05-nam-2021
Thầy trò cùng hạnh phúc để yêu thương được trân trọng Những năm qua, thầy và trò trường Tiểu học Mường Than, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã cùng nhau nỗ lực thay đổi để xây dựng một mái trường hạnh phúc. Trường Tiểu học Mường Than. Thầy trò cùng thay đổi Năm học này, Trường Tiểu học Mường Than có 961 học sinh theo học ở 32 lớp. Với tinh thần "mỗi ngày...