Nâng cao chất lượng giáo dục ở Cao Bằng
Núi tiếp núi. Con đường mòn uốn lượn theo những vách núi chênh vênh khiến không ít người khi đến với các điểm trường vùng cao tỉnh Cao Bằng thấy nản lòng.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, các thầy giáo, cô giáo đã vượt qua khó khăn, mang con chữ đến những bản làng để chất lượng giáo dục vùng cao biên giới Cao Bằng đổi thay từng ngày.
Giờ học của học sinh tại điểm trường Mác Nẻng, Trường tiểu học Khánh Xuân. Ảnh: QUÝ TÙNG
Bám điểm lẻ, lớp ghép
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Cao Bằng Vũ Văn Dương, cái khó đối với giáo dục của tỉnh là mạng lưới trường, lớp còn phân tán, có nhiều điểm trường, lớp lẻ. Thậm chí, một số điểm trường chỉ có năm đến bảy học sinh/lớp, cho nên việc tổ chức hoạt động dạy học khó khăn, dẫn đến chất lượng giáo dục chênh lệch giữa các vùng. Đáng chú ý, toàn tỉnh hiện còn thiếu 360 giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, tin học cũng là rào cản trong nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, khó khăn vất vả không cản được nỗ lực không ngừng nghỉ của các thầy giáo, cô giáo hằng ngày bám trường, bám lớp mang con chữ đến từng thôn bản, từng điểm trường cho nên những hạn chế của giáo dục vùng cao biên giới dần được khắc phục.
Sau hơn một giờ đi bộ theo con đường mòn ngược dốc núi, chúng tôi đến điểm trường biên giới Mác Nẻng (xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc). Giữa điệp trùng núi đá, nếu không có lá quốc kỳ tung bay trước gió thì khó nhận ra đây là điểm trường học. Bởi vì, hai phòng học tiểu học khá đơn sơ, trong khi phòng học mầm non vẫn tuềnh toàng, bằng các mảnh gỗ ghép tạm. Những lời giảng bài của các thầy giáo, tiếng đánh vần ê a của học sinh vừa kịp vang lên lại nhanh chóng hòa vào không gian mênh mông của núi rừng. Do là lớp ghép ba trình độ (lớp 3, 4 và 5) cho nên học sinh được sắp xếp ngồi theo các hướng khác nhau. Thầy giáo Bính Văn Dũng xoay vòng hết giảng phần bài trình độ lớp này lại chuyển sang trình độ lớp khác. Khi hết giờ, học sinh ùa về mới là lúc thầy được dừng tay. Thầy Dũng chia sẻ, đã hơn 10 năm gắn bó với điểm trường Mác Nẻng cho nên thầy hiểu từng nhà, từng học sinh nơi đây. Là bản vùng cao, nơi có cột mốc biên giới 592 khá xa xôi, heo hút vì thế phần lớn người Dao sinh sống ở đây không biết tiếng Việt. Thời gian đầu, các thầy giáo, cô giáo tiếp cận học sinh vô cùng khó khăn do bất đồng ngôn ngữ. Trong khi đó, lớp học lại ghép hai, ba trình độ, nhiều khi dạy lớp này thì lớp kia mất trật tự hoặc giảng lớp này thì các em lớp khác lại ghi chép bài dẫn đến lẫn lộn, không hiểu bài. Cứ như vậy, thầy giáo xoay vòng quanh lớp học như là “đánh võng”.
“Lớp ghép như vậy thì thầy làm sao bảo đảm chất lượng dạy học?” – tôi băn khoăn. “Mưa dầm thấm lâu thôi! Cứ kiên trì với từng học sinh, từng lời nói, từng câu chữ, từng bài học, rồi dần dần học sinh cũng yêu thích trường, lớp; đọc thông viết thạo. Với vùng cao biên giới các em đi học chuyên cần là niềm hạnh phúc với giáo viên cắm bản lắm rồi!” – thầy Dũng chia sẻ.
Cô giáo Đoàn Thị Nguyệt, điểm trường Thôn Lũng, Trường tiểu học Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc) tự làm đồ dùng dạy học. Ảnh: NINH CƠ
Video đang HOT
Rời Mác Nẻng, đến điểm trường Thôn Lũng cũng không kém phần cheo leo dốc núi. Cô giáo Đoàn Thị Nguyệt cho biết, do điểm trường không có điện cho nên phần lớn thầy giáo, cô giáo đều phải tranh thủ cuối giờ chiều, sau tan học hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật về nhà để soạn bài cho cả tuần. Cô giáo Nguyệt gắn bó với điểm trường được gần 10 năm, cứ cuối tuần lại từ bản vượt gần 100 km đường dốc núi về nhà ở thành phố Cao Bằng thăm con, rồi lại ngược hành trình lên điểm trường gắn bó với lớp, với học sinh. Không chỉ dạy học, các thầy giáo, cô giáo điểm trường Thôn Lũng còn tổ chức nấu ăn bán trú chăm lo bữa trưa cho học sinh học cả ngày. Vì vậy, học sinh của điểm trường đi học chuyên cần, đầy đủ. Em Lương Chấn Quy, nhà ở xóm Cốc Lại, học lớp 3 chia sẻ: “Đến trường cháu thấy vui lắm vì nhiều bạn bè và được các thầy cô nấu ăn có thịt và rau ngon hơn ở nhà”.
Theo cô giáo Lưu Hồng Thúy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Khánh Xuân, phần lớn các điểm lẻ của trường đều cheo leo trên đỉnh núi đá vôi, luôn trong tình trạng khô hạn, thiếu nước, sinh hoạt khó khăn. Không những vậy, ở vùng cao biên giới, sự hiểu biết của phụ huynh còn hạn chế, chưa quan tâm việc học cho nên thầy giáo, cô giáo vất vả trong việc huy động học sinh đến trường, lớp. Cô giáo Thúy còn nhớ như in lần đến nhà vận động em Chảo A Tôn, học sinh lớp 3, ở Hò Lù nghỉ học giữa chừng đi học lại nhưng nhiều lần phụ huynh chỉ trả lời: “Ô, nó ở nhà làm việc còn có cái ăn, đi học lấy gì mà ăn, mai này có làm được cán bộ như cô giáo đâu”. Thế nhưng bằng sự kiên trì, khéo léo của các cô giáo, Chảo A Tôn đã được đi học trở lại. Nhiều trường hợp vận động gia đình cho học sinh đi học vài hôm lại nghỉ, thất thường. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà” của các thầy giáo, cô giáo cho nên chuyện học sinh bỏ học gần như không còn. Trường tiểu học Khánh Xuân hiện luôn duy trì đạt 100% trẻ ra lớp đúng độ tuổi.
Không chỉ ở Khánh Xuân, theo thống kê của Sở GD và ĐT Cao Bằng, toàn tỉnh có khoảng 900 điểm lẻ với hàng nghìn giáo viên ở các điểm bản bám trường, bám lớp. Vì vậy, tỷ lệ trẻ vùng cao đi học chuyên cần luôn đạt cao. Số học sinh tiểu học đạt loại tốt môn Toán, tiếng Việt năm học 2018-2019 của toàn tỉnh chiếm 33,1%; đạt phẩm chất, năng lực tốt chiếm 54,77%; học sinh THCS đạt loại giỏi chiếm 10,82%, hạnh kiểm tốt chiếm 80,45%…
Xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn
Không chỉ có sự tâm huyết, sự nỗ lực vượt qua những khó khăn bám trường, bám lớp của mỗi thầy giáo, cô giáo mà các cấp quản lý giáo dục của Cao Bằng cũng đưa ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục. Theo Giám đốc Sở GD và ĐT Cao Bằng Vũ Văn Dương, từ năm 2016, ngành giáo dục tỉnh đã thực hiện dồn dịch trường, điểm lẻ. Vì vậy, trước năm 2016, toàn tỉnh có khoảng 1.200 điểm trường thì đến năm học 2019-2020 giảm được hơn 300 điểm; số trường học từ 658 xuống còn còn 531 trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học. Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt việc dồn dịch điểm trường như tại huyện Bảo Lạc, theo Trưởng phòng GD và ĐT huyện Nông Thị Loan, năm học 2012-2013, toàn huyện có 133 điểm trường lẻ cấp tiểu học với 156 lớp ghép thì hết năm học 2018-2019 chỉ còn 81 điểm lẻ với 77 lớp ghép. “Nhờ dồn dịch, tạo thuận lợi trong dạy và học, cho nên nhiều trường học ở Bảo Lạc có điều kiện tổ chức cho học sinh ăn bán trú tại trường, học sinh đi học chuyên cần là điều đáng mừng”- cô giáo Loan tâm sự.
Cùng với việc tạo các điều kiện thuận lợi, ngành giáo dục Cao Bằng cũng đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin. Đáng chú ý, đối với các thầy giáo, cô giáo cắm bản, bám trường, bám lớp phải chịu nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, ngành giáo dục Cao Bằng đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo động lực khuyến khích các thầy giáo, cô giáo nỗ lực vươn lên. Trong đó, Sở GD và ĐT tham mưu UBND tỉnh trong đánh giá xếp hạng thi đua với đội ngũ thầy giáo, cô giáo vùng đặc biệt khó khăn không cần phải có sáng kiến kinh nghiệm như những cán bộ, công chức, viên chức khác. Những thầy giáo, cô giáo dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. “Riêng năm học 2018-2019 vừa qua toàn tỉnh có gần 30 thầy giáo, cô giáo được nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Đó là cách ghi nhận, động viên tinh thần đối với tâm huyết của mỗi thầy giáo, cô giáo với sự nghiệp giáo dục”, Giám đốc Sở GD và ĐT Vũ Văn Dương cho biết.
Với những nỗ lực chăm lo đội ngũ nhà giáo, tính đến tháng 9-2019, toàn tỉnh Cao Bằng có 11.113 cán bộ quản lý và giáo viên bảo đảm số lượng và đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, phù hợp tình hình thực tế của địa phương với 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên. Trong đó 61,3% số giáo viên mầm non, 71,4% số giáo viên tiểu học, 47,4% số giáo viên THCS, 8% số giáo viên THPT có trình độ đào tạo trên chuẩn. Đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới, mang lại kết quả tích cực. Toàn tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, duy trì ở tất cả 13 huyện, thành phố. Đối với giáo dục tiểu học đạt chuẩn phổ cập mức độ 2; giáo dục THCS đạt chuẩn phổ cập mức độ 1. Toàn tỉnh có 129 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó có 36 trường mầm non, 54 trường tiểu học, 34 trường THCS, năm trường THPT.
MẠNH XUÂN VÀ ĐẶNG TUẤN
Theo nhandan
Đắk Nông nâng cao chất lượng học sinh người dân tộc thiểu số
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, năm học 2019-2020, toàn tỉnh có gần 170.000 học sinh, trong đó có hơn 25% là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Tỉnh Đắk Nông đang thực hiện nhiều giải pháp tổng thể, căn cơ để khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo trong bối cảnh số học sinh tăng đều đặn từng năm và nhu cầu học tập của người dân ngày càng tăng.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, năm học 2019-2020, toàn tỉnh có gần 170.000 học sinh, trong đó có hơn 25% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, tổng số học sinh của tỉnh đều tăng mạnh, nhất là các cấp mầm non, tiểu học.
Tại huyện Đắk G'Long, địa phương được coi là điểm nóng nhất cả tỉnh về tình trạng dân di cư không theo quy hoạch, trong 5 năm qua, tổng số học sinh tăng đều đặn khoảng 1.500 em/năm.
Theo ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk G'long, học sinh tăng liên tục và dân cư phân bố rải rác, phân tán đang gây ra rất nhiều khó khăn, áp lực cho ngành giáo dục như tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất, giáo viên đứng lớp (nhất là hai cấp học mầm non, tiểu học) ngày càng gay gắt.
Chỉ tính riêng năm học 2019-2020, các trường học trong huyện Đắk G'Long đã xây dựng, đưa vào sử dụng gần 80 phòng học mới.
Tại nhiều địa phương, ngành giáo dục vẫn phải mượn tạm cơ sở vật chất là hội trường các thôn, nhà văn hóa... để làm điểm trường phục vụ công tác dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của học sinh.
Tháng 6/2019, Đắk Nông được Bộ Nội vụ bổ sung thêm 634 biên chế giáo viên và huyện Đắk G'long được phân bổ 125 biên chế trong số này. Tuy nhiên, theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk G'long, số lượng giáo viên như vậy vẫn chưa đủ và huyện vẫn phải ưu tiên huy động trẻ 5 tuổi đến trường, thay vì toàn bộ trẻ trong độ tuổi mầm non.
Tương tự như Đắk G'long, tại huyện biên giới Tuy Đức, tình trạng học sinh mầm non, tiểu học tăng đều đặn qua các năm và vấn đề dân di cư không theo quy hoạch phân bố phân tán, rải rác cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc bố trí dạy và học. Một số địa phương khác có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa nhanh như thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk R'Lấp... cũng xảy ra nhiều vấn đề tương tự.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có gần 11.200 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên công tác trong ngành giáo dục. Mấy năm gần đây, nhiều huyện, thị trong tỉnh đã tiến hành sắp xếp, tái cơ cấu ngành giáo dục theo hướng tinh giản đội ngũ cán bộ quản lý, biên chế không trực tiếp giảng dạy, đứng lớp để tăng cường đội ngũ giáo viên.
Trước năm học 2019-2020, vào trước mỗi đợt khai giảng năm học mới, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông đều cho các địa phương chủ trương hợp đồng thêm khoảng 600 giáo viên (chủ yếu là bậc học mầm non) để phục vụ công tác dạy và học, trong bối cảnh biên chế giáo viên nhiều năm liền không được điều chỉnh.
Tháng 6/2019, Bộ Nội vụ quyết định bổ sung thêm cho Đắk Nông 634 biên chế giáo viên, giúp tỉnh giải quyết cơ bản tình trạng thiếu hụt giáo viên cho công tác dạy và học, đồng thời giúp các giáo viên yên tâm hơn trong công tác.
Hiện nay, các huyện, thị trong tỉnh Đắk Nông đang tiến hành các thủ tục để tuyển dụng, đặc cách đối với các giáo viên (đang thuộc diện hợp đồng này).
Theo ông Trần Sỹ Thành, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp để tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng giáo dục. Song song với đó, Đắk Nông cũng thực hiện một số đề án để nâng cao chất lượng học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục mầm non... đáp ứng kịp thời hơn việc gia tăng dân số cũng như nhu cầu của xã hội hiện đại.
Nhìn chung, đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục Đắk Nông trong năm học 2019-2020 cơ bản đáp ứng nhiệm vụ dạy và học.
Cũng theo ông Trần Sỹ Thành, Đắk Nông đang tiếp tục thực hiện việc điều chuyển, sắp xếp để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số địa phương.
Liên tục trong các năm qua, ngành giáo dục và chính quyền các địa phương đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách ưu đãi để khắc phục phần nào các khó khăn cho các giáo viên công tác tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới đi lại khó khăn. Những chính sách, chương trình này đã động viên kịp thời, giúp các thầy cô giáo yên tâm gắn bó với nghề, cống hiến cho ngành giáo dục.
Cũng theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, hệ thống trường lớp, trang thiết bị phục vụ học tập hiện nay cơ bản đáp ứng như cầu dạy và học. Mỗi năm, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Đắk Nông đều huy động, phân bổ hàng trăm tỷ đồng để xây dựng, mở rộng, sửa chữa hệ thống trường lớp và các công trình liên quan, trong đó năm học 2019-2020 gần 250 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hệ thống các công trình phụ trợ của trường lớp học như nhà vệ sinh, công trình nước sạch... vẫn chưa đảm bảo và Đắk Nông đang cần một đề án tổng thể để đầu tư xây mới hoặc sửa chữa./.
Hưng Thịnh
Theo TTXVN/Vietnamplus
Trường THCS Thiện Kế: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Xác định chất lượng giáo dục là mục tiêu quan trọng tạo nên sự tin tưởng của phụ huynh học sinh và thương hiệu của nhà trường. Vì vậy, những năm qua, trường THCS Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh; đổi...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể tin điều vừa xảy đến với Lee Min Ho
Hậu trường phim
23:41:34 25/02/2025
Mỹ nam bị ghét nhất phim Hoa ngữ hiện tại: Đẹp trai mà vô duyên cùng cực, kẻ thù của người hướng nội là đây
Phim châu á
23:38:47 25/02/2025
Sao nữ phim Việt giờ vàng nói đúng 1 từ mà hút 2 triệu view, diễn xuất đẳng cấp khen bao nhiêu cũng không đủ
Phim việt
23:33:00 25/02/2025
Bảo Quốc cùng vợ đến ủng hộ Ngọc Huyền, tiết lộ niềm vui ở tuổi 76
Sao việt
23:24:55 25/02/2025
Ca sĩ 3 con bị người tình sát hại thương tâm
Sao châu á
23:11:00 25/02/2025
"Công chúa Disney" cất giọng khiến ai nấy cũng "nổi da gà", gây xúc động mạnh vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
23:02:01 25/02/2025
Bản nhạc phim Việt xứng đáng nổi tiếng hơn: MV đẹp như bức họa tình biển khơi, âm thanh lẫn hình ảnh mang đậm phong vị thanh xuân
Nhạc việt
22:55:08 25/02/2025
Malouda - từ huyền thoại Chelsea đến sĩ quan quân đội Pháp
Sao thể thao
22:39:53 25/02/2025
Tranh cãi dàn sao Running Man mùa 3: Đến lượt Võ Tấn Phát lên tiếng, chi tiết liên quan BB Trần gây chú ý
Tv show
22:22:45 25/02/2025
Cậu bé "lực sĩ" 2 tháng biết lẫy, 7 tuổi sở hữu cơ bụng 8 múi, hé lộ hình ảnh hiếm hiện tại
Netizen
21:56:04 25/02/2025