Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp
Ngày 17.8, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND quận Bình Tân và UBND huyện Nhà Bè về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn.
Với dân số gần 800 nghìn người, báo cáo của UBND quận Bình Tân cho thấy, trong những năm qua, quận luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục, ngân sách chi cho giáo dục đạt khoảng 50% số chi thường xuyên.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc với UBND quận Bình Tân
Trên địa bàn quận hiện có 3 khu công nghiệp với 4 trường mầm non công lập nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất và một trường mầm non tư thục nằm trong Công ty TNHH Pouyuen. Tổng số lượng trẻ là con công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn là 14.550 trẻ. Trong đó, có 1.738 trẻ là con công nhân trong khu công nghiệp đang theo học tại 91 cơ sở giáo dục mầm non.
UBND quận Bình Tân đánh giá, việc thực hiện các chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua việc tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất; hỗ trợ thêm kinh phí giáo viên mầm non cũng như các hoạt động chăm sóc trẻ.
Video đang HOT
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với UBND quận Bình Tân
UBND quận Bình Tân cho biết, hiện nay có nhiều nhà đầu tư có nhà, đất hoặc thuê lại nhà, đất trong khu dân cư vơi diện tích lớn, đủ điều kiện mở trường học. Họ có nhu cầu mở trường học, nhưng hầu hết diện tích đất này đều không thuộc quy hoạch trường học, nên quá trình xã hội hóa giáo dục trên địa bàn rất khó khăn. UBND quận kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh Nghị định số 46/2017/ND-CP để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa giáo dục.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc với UBND huyện Nhà Bè
Theo báo cáo của UBND huyện Nhà Bè, huyện đã quan tâm đầu tư nhiều cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, tuy nhiên do số lượng học sinh hàng năm tiếp tục tăng nhanh (phần lớn do tác động di dân cơ học cục bộ tại một số địa phương) nên mặc dù nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo có nhiều ưu tiên, nhưng công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp học cho ngành học mầm non và phổ thông vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trên địa bàn. Về quy mô giáo dục mầm non tại khu công nghiệp, hiện trên địa bàn có khu công nghiệp Hiệp Phước với 3 trường công lập, 5 trường tư thục và 4 nhóm, lớp độc lập.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với UBND huyện Nhà Bè
Đến cuối năm học 2021-2022, toàn huyện Nhà Bè có 395 giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, tỷ lệ là 1,8 giáo viên/lớp; riêng lớp 5 tuổi bảo đảm 100% đều có 2 giáo viên theo quy định. Số giáo viên có trình độ từ cao đẳng trở lên còn thấp. UBND huyện Nhà Bè cũng cho biết, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn có nhu cầu về vốn để phát triển cơ sở, nhưng hầu hết đều ngại vay, vì e ngại thủ tục hồ sơ không đầy đủ cũng như chưa đủ tự tin về khả năng hoàn vốn theo quy định.
Cử tri huyện Nhà Bè kiến nghị Đoàn giám sát cần tăng số lượng trường mần non công lập tại các khu công nghiệp trên địa bàn
Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của UBND quận Bình Tân và UBND huyện Nhà Bè cũng như các cơ quan cùng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn; chia sẻ với những khó khăn của hai địa phương trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn có đông khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đoàn giám sát trao quà hỗ trợ tới trường mầm non Tân Tại, quận Bình Tân
Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của quận Bình Tân và huyện Nhà Bè, Đoàn giám sát mong muốn, hai địa phương tiếp tục quan tâm tới giáo dục mầm non. Cùng với việc ban hành các văn bản, các địa phương cần rà soát các vấn đề còn tồn đọng, tập trung tháo gỡ ngay từ cơ sở, gắn với trách nhiệm của từng cấp; mở rộng tuyên truyền tới đông đảo công nhân, người lao động để nắm rõ hơn chính sách, pháp luật về giáo dục mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là chuyên đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2016.
Từ kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, mới đây, bộ tiếp tục chỉ đạo các sở GD&ĐT triển khai sâu rộng chuyên đề này, với mục tiêu tạo môi trường giáo dục công bằng, an toàn, thân thiện đối với trẻ em; kích thích tính chủ động và sáng tạo của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).
Một hoạt động ngoài trời của cô, trò Trường Mầm non Đồng Lương (Lang Chánh).
Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Đồng Lương (Lang Chánh) huy động được 320 trẻ ở các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo ra lớp. Thực hiện kế hoạch của ngành, năm học này nhà trường tiếp tục triển khai chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" ở tất cả các nhóm lớp nhằm xây dựng môi trường giáo dục tích cực cả trong và ngoài lớp học, để trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Cô giáo Lê Thị Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Lương, cho hay: Nhận thức tầm quan trọng, nội dung và ý nghĩa của chuyên đề, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hoạt động linh hoạt, sáng tạo phù hợp từng độ tuổi, từng nhóm lớp nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, sáng tạo và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động trong quá trình học... Qua đánh giá, mô hình dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, giáo viên năng động hơn trong đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp tiến hành các hoạt động giáo dục cho trẻ; trẻ tự tin, sáng tạo, thích được đến trường.
Tại Trường Mầm non Quảng Tâm (TP Thanh Hóa), ban giám hiệu nhà trường cũng đã làm tốt công tác định hướng để mỗi giáo viên chủ động, tích cực tham gia xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh hiểu về nội dung, hiệu quả của mô hình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đặc biệt, để tạo cho trẻ một môi trường học tập tích cực, trẻ được tham gia cùng giáo viên trong mọi hoạt động giáo dục dựa trên nhu cầu, sự hứng thú cũng như khả năng của trẻ trong các lớp học nhà trường xây dựng môi trường thân thiện với nhiều màu sắc sinh động, trẻ được tham gia và tự khám phá khi hoạt động ở các góc hoạt động như: Góc phân vai, góc xây dựng, góc sách truyện, góc thiên nhiên... Qua các góc học tập này, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, từ đó tạo hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.
Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, từ khi triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", cả cô và trò đều có những thay đổi tích cực trong môi trường giáo dục mới. Cô Bùi Thị Huyền, giáo viên Trường Mầm non Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy), cho hay: Để thực hiện hiệu quả chuyên đề, tôi luôn cố gắng học tập, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức trang trí lớp học theo hướng mở. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn quan tâm đến từng đối tượng trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ là người thực hiện chính, cô giáo chỉ là người hướng dẫn, gợi mở những hoạt động và giúp trẻ tháo gỡ khó khăn khi gặp phải. Các tiết học cũng có sự thay đổi rất nhiều. Nếu trước kia, việc dạy và học chủ yếu thông qua tranh ảnh thì giờ đây, trẻ đã được trải nghiệm thực tế thông qua các hình ảnh trực quan và tham gia các hoạt động ngoài trời... nên đa số các em đều rất thích đến lớp.
Có thể thấy, sự ưu việt của chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường. Theo bà Trương Thị Hạnh, Trưởng Phòng GDMN, Sở GD&ĐT, từ việc thực hiện chuyên đề, nhiều trường mầm non trong tỉnh đã có sự thay đổi toàn diện về cảnh quan, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học; đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục đối với cơ quan, ban, ngành, các cá nhân và đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh trong nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường. Qua kiểm tra, đánh giá nhiều đơn vị, địa phương đã quan tâm tham mưu và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện tốt chuyên đề như: Huyện Hoằng Hóa, Yên Định, TP Thanh Hóa, Quảng Xương, Thạch Thành...
Cũng thông qua thực hiện chuyên đề, hầu hết các trường đã tạo được không gian thoáng, các phòng học bảo đảm diện tích, đủ ánh sáng, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Trẻ được yêu thương, tôn trọng, được quan tâm đáp ứng nhu cầu chính đáng. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh và những người xung quanh trở nên thân thiện, gần gũi, tạo điều kiện tốt cho sự hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nhiều đơn vị, địa phương đã tổ chức tốt việc xây dựng môi trường giáo dục mang đậm tính địa phương, phù hợp với văn hóa vùng miền như: Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Nông Cống, Thường Xuân, Như Thanh, Lang Chánh... Cũng từ việc thực hiện chuyên đề nhiều đơn vị trường đã phát hiện những cá nhân điển hình trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí nhóm lớp, tạo môi trường thân thiện cho giáo viên và trẻ cùng tham gia các hoạt động giáo dục. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện phong trào xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Lào Cai: Các cấp học tựu trường ngày 29/8 trừ học sinh lớp 1 Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành, các cấp học trên địa bàn sẽ tựu trường vào 29/8 và khai giảng vào 5/9. Riêng học sinh lớp 1 sẽ tựu trường từ ngày 22/8. Học sinh các cấp học ở Lào Cai sẽ tựu trường từ ngày 29/8. Theo đó, đối với...