Nạn nhân vụ nổ tiệm phở bị bỏng nặng
Anh Hoàng Văn Thắng (SN 1977), chủ tiệm phở KCC nơi xảy ra vụ nổ tối 4/6, đang được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia với những vết bỏng khá nặng trên cơ thể.
Vợ anh Thắng, chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1979) và hai con của anh Thắng cũng được điều trị tích cực tại khoa Nhi. Sáng 5/6, anh Thắng vẫn đang hôn mê, gọi hỏi không biết gì.
Anh Thắng đang được điều trị tại bệnh viện.
Các bác sỹ Khoa Cấp cứu cho hay, anh Thắng nhập viện vào lúc 23h ngày 4/6 trong tình trạng trên cơ thể có nhiều vết thương, bị bỏng các vùng đầu, hai tay, hai chân. Bệnh nhân Thắng nhập viện sau khi được sơ cứu, khâu vết thương vùng sau tai trái và chụp cắt lớp.
Hiện vẫn chưa có chẩn đoán chính xác về vết thương nhưng ước chừng anh Thắng bỏng nông 35% cơ thể. Các bác sĩ nghi anh Thắng bị tổn thương vi thể trong mạch máu vì hội chứng sóng nổ. Anh Thắng vẫn đang được theo dõi và điều trị chống sốc tích cực.
Video đang HOT
Bà Mai Thị Hà, mẹ vợ anh Thắng, cho hay, vào tháng 8/2011, cửa hàng anh Thắng cũng từng xảy ra cháy do bếp gas. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, rất may, hỏa hoạn đã được ngăn chặn.
Sáng 5/6, Công an quận Hà Đông cùng Công an phường Mộ Lao đã tiến hành mở niêm phong, khám nghiệm hiện trường điều tra làm rõ sự việc.
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, vào thời điểm gas phát nổ, trên tầng 3 của căn nhà còn có 2 sinh viên thuê trọ. Khi thấy khói bốc lên, cả hai hoảng hốt trèo sang lan can các nhà bên cạnh nên may mắn không bị thương tích.
Về thông tin trước khi sự việc xảy ra, tại quán phở KCC có cãi vã giữa một thanh niên và vợ chồng anh Thắng, mặc dù chưa chính thức xác nhận nhưng cơ quan điều tra hiện cũng đã triệu tập các nhân chứng có liên quan để lấy lời khai.
Đặc biệt, nhân chứng Nguyễn Hà, một trong hai sinh viên thuê trọ tại tầng 3 của căn nhà, kể lại: “Trước khi vụ nổ khoảng 15 phút, em có nghe thấy ở dưới tầng 1 có tiếng bát đĩa ném loảng xoảng. Sau đó một lúc thì tiếng nổ phát ra.”
Một số nguồn tin chưa được kiểm chứng cũng cho hay, nam thanh niên đã cãi vã tại căn nhà trước sự cố là người em vợ của anh Thắng.
Hiện công an quận Hà Đông vẫn tiếp tục khẩn trương thu thập bằng chứng để làm rõ vụ việc.
Tiến Nguyên
Theo dân trí
Ra mắt trung tâm điều trị Liền Vết thương đầu tiên
Chiều 23/5, Viện bỏng Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Khoa Liền vết thương với chức năng điều trị cho các bệnh nhân bị các vết thương khó lành, vết thương mãn tính. Đây là bệnh viện đầu tiên có trung tâm chuyên điều trị vết thương ở Việt Nam.
Thiếu tướng, GS. TS Lê Năm, Giám đốc Viện bỏng Quốc gia cho biết, vết thương khó lành, vết thương mãn tính ngày càng phổ biến trong đời sống với nhiều nguyên nhân: do bệnh tiểu đường, tỳ đè, loét ở người già do liệt não, liệt tủy trong bệnh lý hay chấn thương do ung thư, xạ trị ung thư hoặc do các bệnh lý tim mạch, bệnh lý nội tiết, da liễu, miễn dịch...
Đặc biệt hơn, bệnh nhân bị bỏng nặng, suy kiệt hoặc gặp vết thương do rắn cắn, côn trùng cắn, bị các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động càng trở nên nguy hiểm nếu chăm sóc không đúng cách.
Một bệnh nhân gặp vết thương khó lành do bị tai nạn giao thông đang nằm điều trị tại Khoa Liền vết thương ở Viện bỏng quốc gia
"Tại các nước phát triển, "Liền vết thương" là một chuyên ngành rất được quan tâm, phát triển, đã có nhiều trung tâm "Liền vết thương" ra đời và chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, ở nước ta, không chỉ bệnh nhân và gia đình mà ngay cả các y bác sĩ cũng chưa có biện pháp chữa trị vết thương cho người bệnh đầy đủ nhất. Liền vết thương vẫn còn là chuyên ngành "nằm lẫn" trong các chuyên ngành khác (ngoại khoa, bỏng, chấn thương, hồi sức cấp cứu, tim mạch, nội tiết, da liễu...)", GS. TS Lê Năm chia sẻ.
Đây cũng là lý do mà Viện bỏng Quốc gia quyết định ra đời Khoa Liền vết thương do bệnh viện đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chữa trị cũng như nghiên cứu đối với hàng nghìn bệnh nhân gặp vết thương mãn tính. Hiện tại khoa Liền vết thương của Viện bỏng Quốc gia có 60 giường, và đang chữa trị cho khoảng hơn 50 bệnh nhân.
Việc chính thức ra mắt khoa Liền vết thương đã đánh dấu bước phát triển mới của chuyên ngành Liền vết thương với tư cách là một chuyên ngành độc lập, đồng thời đáp ứng nhu cầu bức thiết về chữa trị vết thương khó lành của nhiều bệnh nhân. Cũng tại buổi lễ, các bác sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh bị vết thương lâu liền, vết thương mãn tính.
Thế Nam
Theo Dân Trí
Loét da ở người già Người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh phải nằm lâu, cùng với tình trạng tiêu tiểu không tự chủ rất dễ gây loét da nhất là vùng xương cụt. Do vậy, sự quan tâm của gia đình giúp người già phòng ngừa loét là rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc ngay từ đầu thì từ một vết loét nhỏ sẽ...