Nam sinh Thanh Hóa trúng học bổng 6,8 tỉ của ĐH Mỹ
Ninh Hải Nam (Lơp 12 chuyên Toán, Trương THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã chinh phục thành công học bông toàn phần trị giá 298.000 USD/4 năm của Colorado College (top 25 LAC – Liberal Arts Colleges theo US News).
“Nhân đươc thư thông báo tư Colorado College, cảm giác của em lúc đó vưa mưng vưa lo. Khi xem đên cuôi video hiên lên dòng chư “chúc mưng tân sinh viên khoá 2021 – 2025″, em vơ oà, ôm lây ba mẹ vì ươc mơ đên Mỹ học tâp đã thành hiên thưc”, Hải Nam chia sẻ.
Ninh Hải Nam – Lớp 12 Toán, Trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa. Ảnh: NVCC
Là học sinh chuyên Toán nhưng chàng trai Ninh Hải Nam có niêm yêu thích đăc biêt đôi vơi môn tiêng Anh. Nhân thây Hải Nam năng đông vơi nhiêu thành tích ngoại khoá và học tâp trên lơp, cô giáo chủ nhiêm đã đông viên Nam tìm cơ hôi học tâp ơ nươc ngoài.
“Em nghĩ đên du học tư hôi đâu lơp 10 nhưng dư định sẽ thưc hiên khi tôt nghiêp xong hoăc năm nhât đại học. Nhơ sư đông viên của cô giáo cũng như ba mẹ, em đã tìm hiêu các học bông, trương học phù hơp. Trong khi các bạn dôn hêt tâm sưc ôn các môn tư nhiên đê thi hêt câp và đại học, em là môt trong hai học sinh của trương nôp hô sơ du học Mỹ nên lúc nào em cũng trong tâm thê “khác ngươi”" – Hải Nam nhớ lại.
Cuôi năm lơp 11, Hải Nam băt đâu tâp trung ôn luyên tiêng Anh, hoàn thành các chưng chỉ để làm hô sơ.
Hải Nam đã đạt đươc kêt quả 1500/1600 SAT, SAT 2 môn Toán đạt 800/800.
Nam trong một cuộc thi tranh biện. Ảnh: NVCC
Với môn tiếng Anh, ngoài việc chăm chỉ luyện tập, Nam còn tham gia các hoạt đông ngoại khoá, các cuộc thi tranh biên. Hè lơp 10, em giành danh hiêu ngươi nói 2 xuât săc nhât trong giải vô địch tranh biên toàn quôc tô chưc tại Huê. Lớp 12, Hải Nam đạt giải ba học sinh giỏi tiêng Anh tỉnh Thanh Hóa.
Xuât phát tư nhưng khó khăn khi học tiêng Anh, Nam thực hiện môt dư án trại hè tiêng Anh nhằm tạo ra môi trương giao lưu, giúp các bạn học Ielts theo chiên thuât tôt hơn. Dư án đã mời nhiêu giảng viên nôi tiêng vê Ielts chia sẻ kinh nghiêm, thu hút nhiều học sinh tham gia.
Video đang HOT
Dư án trại hè tiêng Anh của Nam. Ảnh: NVCC
Đăc biêt, Hải Nam cũng dành nhiêu tâm huyêt để giảng bài, ôn thi vào lớp 10 cho các em nhỏ tại làng trẻ SOS gân nhà. Theo Nam, dùng nhưng kiên thưc mình có đê chia sẻ, hô trơ có thể giúp các em có thêm cơ hôi chạm tơi cánh cưa mơi.
Việc làm này của Nam được truyền cảm hứng từ mẹ. Mẹ của Nam đã từng dạy dỗ, giúp đỡ 1 nữ sinh mồ côi đỗ vào trường chuyên Lam Sơn nổi tiếng.
Bài luận “trăn trơ” về phát triên nông nghiêp
Hải Nam cùng bạn bè. Ảnh:NVCC
Tư nhân thây mình không quá nôi trôi vê thành tích, không có giải quôc gia hay quôc tê nên Hải Nam chú trọng đâu tư hơn vào bài luân. Nam lưa chọn môt chủ đê khá thiêt thưc và gân gũi: “Tiêm năng phát triên nông nghiêp ơ Viêt Nam”.
“Trong môt lân vê quê, ông đã giúp em dưng tâm trang trí băng nhưng thanh tre đê tham gia cuôc thi ơ trương. Qua quan sát, em thây ngươi dân quê có thê làm rất nhiều thứ nhưng chât lương cuôc sông chưa cao. Mọi ngươi vân nghĩ chỉ lên thành phô làm, buôn bán hay kinh doanh mơi giàu lên đươc. Tại sao ơ nông thôn có săn nhiêu tiêm lưc nhưng chưa được quan tâm hoăc khai thác hêt đê có cuôc sông tôt hơn? Nên nông nghiêp nươc ta vưa mang ý nghĩa văn hoá, vưa phát triên đươc kinh tê. Nêu mọi ngươi không tân dụng thì nhưng giá trị đó có thê mai môt, bị lãng quên đi”, Nam chia sẻ.
Tư nhưng trăn trơ đó, Hải Nam đã diên đạt nhưng vân đê tôn tại cũng như giải pháp phát triên nên nông nghiêp gói gọn trong 650 chư của bài luân. Giải pháp mà Nam đưa ra là bắt đầu nhưng thay đôi từ giáo dục đên áp dụng biên pháp thưc tê như phát triên doanh nghiêp nông nghiêp, kêt hơp nhiêu mô hình giưa tham quan du lịch và nông nghiêp.
Bên cạnh đó, đê thuyêt phục ban tuyên sinh Colorado College, Nam còn thê hiên sự hiêu biêt vê trương cùng khả năng, đóng góp của bản thân cho trương qua hai bài luân phụ, nêu nhưng trải nghiêm có đươc khi dạy học cho các em nhỏ mô côi.
Hải Nam dư định sẽ theo học chuyên ngành Kinh tê học tại Colorado College sau khi hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT 2021.
Bỏ học kiến trúc để săn học bổng 8 tỷ đồng
Hoàng Mai Uyên bỏ dở năm nhất Đại học Kiến trúc, lên lộ trình săn học bổng du học và đã được 9 trường ở Mỹ đồng ý, trong đó có Cornell.
Đến cuối tháng 4, sau gần nửa năm nộp hồ sơ vào 20 đại học, Uyên được các trường: Cornell, Hobart and William Smith Colleges, Rochester Institute of Technology, Miami University, Drexel University, Augustana College, Depauw University, Miami University, College for Creative Studies cấp học bổng.
Uyên đã chọn ngôi trường mình hằng mơ ước - Cornell (thuộc nhóm tinh hoa Ivy League) với mức học bổng toàn phần hơn 336.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) cho 4 năm học.
Hành trình du học của nữ sinh quê Khánh Hoà không bằng phẳng như nhiều người. Hồi nhỏ, Uyên thích hội họa, có thể vẽ mọi lúc, mọi nơi. Thấy đam mê của mình không được mọi người thấu hiểu, nữ sinh dần khép mình và tìm đến sách như một sự giải tỏa.
Cô học trò dành hết tiền tiêu vặt để mua sách báo. Uyên biết nhiều câu chuyện của du học sinh kể về trải nghiệm học tập và hoạt động nghệ thuật trong môi trường mới. "Tìm cơ hội du học, đó sẽ là cách để mọi người xung quanh thay đổi suy nghĩ về tôi", Uyên kể.
Hoàng Mai Uyên tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM. Ảnh: Diệu Uy.
Bày tỏ ý định du học với gia đình từ lớp 7 nhưng liên tục bị phản đối, Uyên thi vào Đại học Kiến trúc TP HCM theo mong muốn của ba mẹ. Nhưng Uyên nhận ra mình không phù hợp với môi trường ở đây nên muốn thôi học một thời gian để tự do khám phá bản thân. Thấy con kiên quyết, ba mẹ dần chấp nhận, cho cô một cơ hội thử sức.
Khởi đầu cho hành trình tìm suất du học của Uyên là việc tham gia kỳ thi SAT đợt tháng 8/2020. Với kết quả 1350 điểm, Uyên chưa hài lòng nên đăng ký tiếp hai đợt thi tháng 9 và tháng 10 nhưng đều bị hủy do Covid-19. Thay vì điểm số, Uyên chú tâm vào các hoạt động ngoại khóa và bài luận để hồ sơ có điểm sáng.
Trong bài luận văn gửi đến các đại học, Uyên nói về vốn sống quan trọng là những trải nghiệm trong các hoạt động xã hội từ thời học sinh. Hồi là nữ sinh lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu (Khánh Hòa), thấy ở trường ít sự kiện, đội nhóm, Uyên "khăn gói" lên TP HCM để nộp hồ sơ vào nhiều câu lạc bộ với mong muốn được trải nghiệm. Cô từng là thành viên nhỏ tuổi nhất của S.E.P Project - AIESEC HCM tham gia chuyến đi tình nguyện dạy giáo dục giới tính cho các em học sinh tiểu học và THCS tại Bình Phước.
Lên lớp 11 và 12, Uyên cùng các bạn trong lớp thành lập câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức sự kiện Haloween đầu tiên trong trường. Vào Đại học Kiến trúc, Uyên tham gia nhiều tổ chức tình nguyện với các hoạt động giảng dạy, phục hồi chức năng dành cho trẻ khuyết tật. Trong hơn một năm, cô hoạt động dưới nhiều vai trò: trợ giảng tiếng Anh, dạy vẽ, làm truyền thông, hỗ trợ tổ chức các lớp học thể thao, văn nghệ, chụp hình.
Ngoài bài luận chính, các trường đều yêu cầu thêm 1-2 bài luận phụ nên cô mất thời gian suy nghĩ, chỉnh sửa. Nếu không rõ thế mạnh của mình, ứng viên sẽ gặp khó khăn trong lúc chọn chủ đề phù hợp. "Tôi đã dành thời gian trả lời hơn 100 câu hỏi về cuộc đời mình, viết gần 20 trang tóm tắt hành trình trưởng thành, từ mẫu giáo đến hiện tại để biết mình thực sự quan tâm đến vấn đề gì", nữ sinh nói.
Trong hai tháng, cô hoàn thành bài luận chính với chủ đề bình đẳng giới, sức mạnh của người phụ nữ thông qua câu chuyện về cuộc đời của bà nội. Thời đó nhà nghèo, một mình bà phải làm 10 công việc một lúc để nuôi bốn người con, từ làm mắm, bán nước mía, bán chè, phục vụ... Ai thuê gì, dù vất vả cỡ nào bà cũng nhận. "Nghị lực của bà nội đã nuôi sống cả gia đình, đó là điều phi thường mà bà đã làm được. Em sẽ đưa giá trị của bà lên cho mọi người thấy chứ không chỉ chôn vùi trong hai chữ phụ nữ", Uyên nói.
Ngoài ra, nữ sinh gửi cho trường bài luận phụ lấy cảm hứng từ mái tóc. Từ hồi học phổ thông, Uyên gặp áp lực nên tóc rụng nhiều. Cô biết tóc rụng thường là biểu hiện của lo âu, áp lực nhưng thay vì lo sợ và trốn tránh, Uyên biến nó thành cảm hứng và động lực sáng tạo. Mỗi lần gội đầu, cô không vứt đi mà dính chúng lên tường, sáng tạo những bức tranh bằng đường nét của tóc.
Cô cũng gửi cho các trường 30 tranh vẽ và thiết kế trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh chì, tranh sơn dầu, thiết kế đồ họa. Mỗi tác phẩm, Uyên lại đính kèm một bài luận nhỏ về ý nghĩa nó đem lại cho bản thân.
Mai Uyên (ngoài cùng bên phải) trong một hoạt động xã hội tháng 12/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Uyên nộp hồ sơ vào 6 trường ngay đợt xét sớm (tháng 11/2020) và trúng tuyển 5 trường với mức học bổng khá cao. Duy nhất Cornell có kết quả không như mong đợi, hồ sơ của Uyên bị đưa vào danh sách chờ để xét đợt sau. "Kỳ vọng nhất vào trường này nên lúc đó tôi rất hụt hẫng, cho đây là lời từ chối nhẹ nhàng của họ", Uyên nói.
Trong thời gian đợi, Uyên thấy cần thành lập và quản lý một tổ chức riêng để tự tin hơn vào bản thân. Được sự ủng hộ của bạn bè, nữ sinh sáng lập The Cardboard House - dự án thu gom bìa carton để dựng lên những mô hình nhà, đồ chơi dành tặng cho các em ở trại trẻ mồ côi và lớp học tình thương. Uyên cập nhật hoạt động này vào hồ sơ gửi trường Cornell kèm một bức thư bày tỏ niềm yêu thích với trường.
Trong đợt xét hồ sơ tháng 1 năm nay, Uyên nộp thêm 14 trường. Trong hai tuần, cô nhận liên tiếp 7 lá thư từ chối, đa số từ những trường mơ ước. Thấy con không đạt được kết quả như ý, ba mẹ khuyên cô học tiếp ở Việt Nam, từ bỏ ý định ra nước ngoài.
"Đó là khoảng thời gian áp lực nhất. Tôi đăng ký nhiều lớp học và làm thêm, khiến mình bận rộn nhất có thể nên không để ý ngày trả kết quả của trường Cornell", Uyên cho biết.
Một ngày đầu tháng 4, cô đi dạy thêm như thường lệ, khi về kiểm tra email mới biết mình nhận được thư chúc mừng từ ngôi trường danh giá. Nữ sinh bất ngờ đến mức chỉ ngồi nhìn máy tính cả chiều, không có tâm trí làm việc. Cô báo tin cho ba mẹ mà không biết nói gì ngoài câu: "Con đậu rồi".
Các trường đại học bên Mỹ không bắt sinh viên chọn chuyên ngành từ năm đầu, nên Uyên mong muốn được trải nghiệm nhiều nhất có thể, chẳng hạn như Kinh tế học, Truyền thông, Khoa học môi trường.
Cố vấn cho Uyên trong quá trình làm hồ sơ du học, chị Nguyễn Thủy Tiên nhận xét cựu nữ sinh Kiến trúc rất chăm chỉ, khiêm tốn, không bao giờ viện cớ cho những điều mình làm chưa tốt. "Tôi yêu cầu Uyên sửa tới 40 lần phần hồ sơ nghệ thuật nhưng em luôn hoàn thành đúng hạn, không chán nản. Dù đôi lúc rụt rè, tự ti nhưng chính tinh thần cầu tiến đã giúp em đạt được ước mơ du học", chị Tiên cho biết.
Nữ kiểm lâm giành học bổng du học sau hàng chục lần trượt "Tạch, tạch, tạch", Thanh Tâm tổng kết bốn năm với hàng chục lần trượt học bổng du học thạc sĩ cho đến khi được Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức chấp nhận. Nửa đêm một ngày tháng 3, đang say giấc sau cả ngày dài rong ruổi đi tuần trong khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa...