Nam sinh Sơn La thực hiện ước mơ thành chuyên gia dữ liệu
Mai Trong Nghia (23 tuổi) hoàn thành khóa học Data Science tai FUNiX để thực hiện ước mơ trở thành chuyên gia khoa học dữ liệu.
Từ một người không am hiểu trí tuệ nhân tạo (AI) và các khái niệm như học máy, khoa học dữ liệu…, hiện, Mai Trọng Nghĩa có một nền tảng kiến thức bài bản hơn về ngành này sau khóa học.
Sau khi hoàn thành khóa học Data Science, chàng sinh viên năm cuối ngành An toàn thông tin (Học viện Kỹ thuật Mật mã) vừa gấp rút làm đồ án tốt nghiệp, tham gia nghiên cứu và viết paper cùng giảng viên về áp dụng học máy vào mạng bảo mật và an ninh mạng. Bên cạnh đó, Nghĩa còn thiết kế học liệu cho một chuyên trang công nghệ, làm thêm các dự án về học máy.
Mai Trọng Nghĩa tự tìm tòi kiến thức và quyết tâm trở thành nhà khoa học dữ liệu trong tương lai.
Từng học chuyên Toán, Nghĩa ấp ủ tìm hướng đi có thể kết hợp hai niềm đam mê: toán và lập trình. Chàng trai Sơn La tình cờ biết đến AI thông qua đề tài nghiên cứu khoa học ở trường đại học khi học năm thứ hai: Ứng dụng deep learning vào phát hiện mã độc trên hệ thống Android.
“Lúc đọc đề tài, mình chẳng hiểu gì nên mình đã đăng ký tham gia nghiên cứu đề tài này. Mình không đoạt giải vì chưa đủ kiến thức. Năm sau, mình tiếp tục chọn đề tài này để nghiên cứu và đạt giải Nhì nghiên cứu khoa học cấp học viện”, Trọng Nghĩa nói.
Nam sinh cho biết, dù ít kinh nghiệm về công nghệ, AI, Deep Learning, nhưng vì yêu thích lĩnh vực này nên bản thân vẫn quyết tâm lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
Năm thứ hai, Nghĩa tiếp tục đào sâu, học hỏi, nắm tốt kiến thức hơn. Anh và một người bạn đã cùng xây dựng thành công hệ thống end-to-end triển khai bản thử nghiệm ở môi trường web cho nhận diện mã độc đối với file APK. Trọng nghĩa phát triển nghiên cứu khoa học thành một ứng dụng mang tên Kiuvirus giúp quét virus hoặc mã độc trên điện thoại Android, giúp bảo vệ điện thoại khỏi các tác nhân nguy hiểm. Nam sinh kỳ vọng sẽ sớm ra mắt sản phẩm trên kho ứng dụng để người dùng có thể tải về, bảo vệ điện thoại của mình.
Sau thành công với nghiên cứu khoa học, niềm yêu thích của Nghĩa với AI càng rõ rệt. Anh đi làm thêm ở một công ty công nghệ, tiếp xúc nhiều hơn với những người trong ngành, từ đó, củng cố ý định theo đuổi lĩnh vực này.
Video đang HOT
Tháng 6/2020, biết đến chương trình học bổng khóa học Data Science từ nhà tài trợ Kalapa, dựa vào quyết tâm và sự thành thực của bản thân, chàng sinh viên thuyết phục được nhà tài trợ trao cho mình học bổng toàn phần.
“Đây có thể coi là một bước ngoặt đối với mình. Trước đó, mình chủ yếu học kiến thức về AI qua mạng, đọc sách… Lần đầu tiên mình được tham gia một khóa học bài bản về AI”, Nghĩa nói.
Mai Trọng Nghĩa (hàng dưới, thứ hai từ trái sang) trong lễ trao học bổng khóa Data Science tại FUNiX.
Bảy tháng ở FUNiX, Nghĩa miệt mài học tập, mỗi ngày đều dành khoảng một tiếng để học online và nửa giờ tiếp theo để ghi chép và xem thêm tài liệu. Anh còn dành thời gian viết blog xoay quanh deep learning dựa trên những gì học được, vừa để hệ thống kiến thức, vừa để chia sẻ với những người chưa có điều kiện học tập như chính mình trước đó.
Nghĩa cho biết, FUNiX cung cấp cho mình tư duy rõ ràng về Data Science. Trong chương trình, học viên được tiếp nhận kiến thức về học máy, học sâu và thực hành rất nhiều với một số thư viện học máy. Nhờ FUNiX, kiến thức của anh hoàn thiện rất nhiều, thành thạo hơn khi thao tác với các thuật toán và thư viện học máy.
“Điều mình tâm đắc nhất là được hỏi đáp và gặp gỡ nhiều mentor giỏi và tâm huyết chỉ ra thiếu sót, giải thích những vấn đề đó cho mình – điều mà tự học một mình khó có được”, anh nói thêm.
Trọng Nghĩa cũng ấn tượng với cách truyền đạt kiến thức dễ hiểu của mentor Nguyễn Quý và nhận được nhiều bài học từ lối tư duy chủ động của mentor Nguyễn Hải Nam. Từ hai mentor này, anh cũng nhận thức được phương châm làm việc là đào sâu và hiểu rõ vấn đề, khi gặp khó, mạnh dạn trao đổi để giải quyết thay vì lảng tránh.
Ngoài mentor, Hannah FUNiX cũng hỗ trợ anh rất nhiều trong suốt quá trình học.
Anh chia sẻ, Hannah giống như một người chị. Có lần tài khoản học của anh bị lỗi, Hannah Vân đã sốt sắng kêu cứu và trao đổi liên tục để khắc phục nhanh chóng nhất, kịp tiến độ học. Còn Hannah Quỳnh Mai thường xuyên trò chuyện, hỗ trợ cho anh bất cứ lúc nào.
Theo Mai Trọng Nghĩa, học online nói chung và ở FUNiX nói riêng, người học cần tinh thần tự học và tính kỷ luật rất cao, bởi chỉ cần xao nhãng, bỏ học khoảng hai – ba ngày cũng rất mất thời gian để lấy lại động lực học.
Hoàn thành khóa học Data Science tại FUNiX, chàng trai Sơn La đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để ứng tuyển vào công việc trong lĩnh vực khoa học dữ liệu. Trọng Nghĩa kỳ vọng sẽ thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra và chinh phục giấc mơ của mình.
Chàng trai 30 tuổi lập nghiệp lại từ đầu với IT
Anh Lê Quang Đức (1991) từ bỏ công việc quản trị bán hàng (sale manager) với mức lương cao để theo đuổi đam mê với công nghệ thông tin.
Anh Lê Quang Đức thích lập trình từ khi học cấp 2, nhưng vì nhiều lý do nên đã theo học ngành Kinh tế. Sau khi tốt nghiệp, anh bước vào mảng kinh doanh, bán hàng (sale) với công việc tốt và lương ổn định.
"Công việc thuận lợi nhưng tôi vẫn thấy trong người rất bức bối, luôn suy nghĩ về việc chuyển nghề. Không chỉ vì yêu thích, tôi thấy công nghệ đang tác động đến mọi ngành nghề. Tôi muốn thay đổi trước khi công nghệ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình", anh nói.
Anh Lê Quang Đức từ bỏ nghề sale để theo đuổi đúng đam mê, chuyển việc thành công sau khi học tại FUNiX. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Anh quyết định chuyển nghề vào năm 2018. Theo anh, công việc sẽ song hành cùng mình cả đời nên nếu không chuyển đổi sớm, anh sẽ không nắm bắt được cơ hội. Quang Đức chia sẻ: "Dù có thể thất bại nhưng ít nhất bản thân phải cố gắng, dám thử, để không cảm thấy hối tiếc ở tuổi 40, 50".
Ban đầu, anh chọn học công nghệ thông tin văn bằng 2 tại một trường đại học. Nhưng vì vẫn đi làm, anh hay lỡ buổi học dẫn đến kiến thức tồn đọng, dần dần không theo được chương trình.
Đầu năm 2019, anh tìm đến FUNiX để học lập trình, do mô hình đào tạo online cho phép chủ động hoàn toàn với việc học. Yêu thích lĩnh vực khoa học dữ liệu, anh Đức vừa học chương trình Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering - SE), vừa đăng ký thêm khóa Data Science tại FUNiX.
Dễ dàng vượt qua chứng chỉ 1 chương trình SE, đến chứng chỉ 2, anh Đức vấp ở môn Lập trình di động. "Thời điểm đó, tôi vừa sợ không qua được môn, vừa lo lắng về các học kỳ kế tiếp nên có ý định bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự động viên của Hannah Kim Nhung và sự cố gắng tập trung của bản thân, tôi qua được môn khó và có thể đi tiếp", anh chia sẻ.
Theo anh Đức, chương trình học ở FUNiX bám sát thực tế, nhưng khá nặng, đòi hỏi học viên phải dành nhiều thời gian mới kịp tiến độ. Khi thấy cách sắp xếp môn học có một số thiếu sót, anh đã gửi góp ý và được phòng phát triển chương trình tiếp thu chỉnh sửa trong khung chương trình mới.
Anh nói thêm: "Sự ghi nhận của nhà trường với các đóng góp của học viên cũng là một lý do khiến mình yên tâm gắn bó với FUNiX".
Sự hỗ trợ của mentor, hannah cùng chương trình kết nối việc làm tại FUNiX giúp anh Đức ứng tuyển thành công vào một công ty IT Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Khi theo học tới chứng chỉ 3 vào tháng 1, anh Đức thông qua xJobs, chương trình hỗ trợ sinh viên kết nối việc làm của FUNiX, ứng tuyển vào công ty Takeuchi Nhật Bản. Sau ba vòng phỏng vấn, anh được nhận vào vị trí kỹ sư IT với mức lương khá tốt.
Anh Đức chia sẻ: "Tôi rất ấn tượng với quá trình hỗ trợ việc làm cho học viên của FUNiX. Tôi được hỗ trợ từ khâu soạn CV, chuẩn bị phỏng vấn đến định hướng từ mentor Nguyễn Hải Nam. Do mình không có thế mạnh về chuyên môn nhưng lại có chút kinh nghiệm quản lý, mentor đã gợi ý và dành nhiều thời gian hướng dẫn để mình thể hiện được thế mạnh này trong các buổi thuyết trình với nhà tuyển dụng".
Anh Đức cũng cho biết mức lương hiện tại khi vào ngành IT chưa bằng với thu nhập khi anh còn làm nghề cũ, nhưng anh thực sự hài lòng vì được làm đúng nghề, đam mê và tin tưởng vào tiềm năng lâu dài của ngành IT.
Mentor Hải Nam nhận xét anh Lê Quang Đức có tư duy tốt và quyết tâm rất lớn. Anh ứng tuyển thành công vì đã thể hiện được tầm nhìn và tư duy của mình - điều mà Takeuchi đang tìm kiếm.
Hiện tại, anh Đức tập trung học để hoàn thành chứng chỉ 3 trước khi bắt đầu công việc mới vào đầu tháng 4. Anh dự định sau khi công việc ổn định sẽ quay lại với khóa Data Science tại FUNiX với hy vọng đón đầu tiềm năng của ngành.
Anh khẳng định: "Lúc bỏ việc, dù gia đình ủng hộ nhưng vẫn hoài nghi, lo lắng. Giờ đây, mình đã có thể chứng minh được lựa chọn của bản thân, sống với sở thích đam mê, đó là cái được lớn nhất từ quyết định chuyển nghề".
Bí kíp chọn ngành học trong công cuộc chuyển đổi số Mùa tuyển sinh 2021 đang đến gần, học sinh lớp 12 ngoài việc gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi còn đặc biệt quan tâm tới chọn ngành, chọn nghề. Trong đó, câu chuyện chuyển đổi số đang được nhắc đến nhiều ở tất cả lĩnh vực đã tác động trực tiếp đến sự lựa chọn này. Học sinh cần...